Dưới đây là các trò chơi cho trẻ em tại nhà vừa có tác dụng rèn luyện thể lực, vừa có tác dụng phát triển IQ, EQ cho các bé.
1. Trò chơi phân vai
Hướng dẫn trò chơi phân vai cho trẻ em
Bé và ba mẹ cùng hoá thân thành các nhân vật cụ thể. Khi chơi, bé có thể trở thành nhiều nhân vật mà bé muốn làm, muốn tái hiện hoặc hóa thân (như tái hiện lại những cảnh sinh hoạt trong gia đình, tổ chức đi tham quan, đi siêu thị, hoặc đưa em đi khám bệnh, đi chơi, làm cô giáo,…).
Trò chơi trẻ em này khi hóa thân vào những việc như đi siêu thị, đi tham quan,… sẽ giúp trẻ có thêm kỹ năng sống quan trọng mà bạn không cần phải gò ép mà ngược lại con trẻ cũng sẽ không cảm thấy áp lực và mệt mỏi.
Mục đích rèn luyện phát triển
Trò chơi trẻ em này giúp bé có sáng tạo và tư duy trong việc tổ chức. Đồng thời, đây cũng là trò chơi có khả năng tập cho bé khả năng phối hợp với ba mẹ khi chơi: chia sẻ, lắng nghe, chấp nhận ý tưởng của ba mẹ. Bên cạnh đó, trò chơi phân vai còn kích thích sự phát triển ngôn ngữ, hành động, nét mặt, cũng như cảm xúc tâm lý của bé.
2. Trò chơi trẻ con: chuyền bóng vào rổ
Mục đích trò chơi bóng chuyền:
Lần đầu làm mẹ, bạn sẽ không tránh khỏi việc bỡ ngỡ nên dạy con thế nào. Vì vậy, bạn hãy thử áp dụng trò chơi trẻ em này sẽ giúp rèn cho bé sự khéo léo, kiên nhẫn, tập trung để có thể đưa bóng vào rổ và biết phối hợp tốt với ba mẹ.
Chuẩn bị
-
5 quả bóng nhỏ.
-
Quạt giấy cho đủ số người chơi.
-
2 cái rổ nhỏ chứa bóng.
Hướng dẫn chơi trò chơi bóng chuyền
-
Đặt rổ ở 2 đầu vạch chơi, 1 rổ đầy bóng ở vạch xuất phát, 1 rổ trống ở vạch đích. Ba mẹ và bé xếp thành 1 hàng sao cho bé là người đứng ở vạch đích.
-
Khi bắt đầu ba mẹ lấy bóng bỏ lên quạt, giữ thăng bằng nhẹ nhàng để bóng không rơi ra khỏi quạt, sau đó chuyền cho người bên cạnh, cứ thế cho đến khi bóng được bé chuyền vào rổ.
-
Để tăng thêm phần hấp dẫn thì không được dùng tay vịn bóng, chỉ sử dụng độ khéo léo để bóng không bị lăn ra khỏi quạt.
3. Trò chơi bịt mắt bắt dê
Mục đích trò chơi bịt mắt bắt dê
Đây là trò chơi giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ mọi cơ quan giác quan trên cơ thể, kích thích sự cảm nhận, phán đoán và định hướng ở bé.
Chuẩn bị
-
Khăn bịt mắt
-
Phòng thoáng mát an toàn hoặc vòng tròn (nếu có diện tích sân vườn tại nhà)
Hướng dẫn chơi bịt mắt bắt dê
-
Đầu tiên gia đình “oẳn tù tì” với nhau, người thắng làm dê và người thua sẽ bị bịt mắt đi tìm dê. Lưu ý: ba mẹ nên chọn không gian trong phòng có diện tích vừa đủ nhằm bảo đảm an toàn cho bé khi tham gia trò chơi trẻ em này.
-
Người thua sẽ được bịt mắt bằng khăn, sau đó đi bắt các chú dê của mình.
-
Người làm dê phải liên tục tạo ra tiếng động để người bắt dê xác định phương hướng và vị trí đứng của “chú dê”.
-
Đến khi bắt được dê thì ba mẹ và bé đổi vị trí cho nhau.
4. Trò chơi thêm, bớt vật gì
Mục đích trò chơi thêm bớt vật
-
Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ của bé.
-
Tăng khả năng tư duy và tập trẻ suy nghĩ vấn đề
Chuẩn bị
-
Đồ dùng, đồ chơi có sẵn tại nhà
-
Tranh ảnh, chữ số, chữ cái,… theo chủ đề mà ba mẹ muốn con ghi nhớ
Hướng dẫn chơi trò chơi thêm bớt vật
-
Ba mẹ đưa từng đồ dùng, đồ chơi trong nhà cho bé quan sát và gọi tên. Sau đó cho tất cả vào túi.
-
Khi bắt đầu chơi, ba mẹ sẽ yêu cầu bé nhắm mắt lại, đồng thời đưa các đồ vật sau khi đã thêm hoặc bớt ra bày trước mặt bé.
-
Cho bé mở mắt và nhận xét có đồ dùng đồ chơi nào được thêm hoặc bớt đi. Nếu bé trả lời đúng thì ba mẹ sẽ khen. Còn nếu chưa đúng, ba mẹ hãy khuyến khích động viên để bé tiếp tục hoàn thành trò chơi của mình. Trò chơi này sẽ là một phương pháp nuôi dạy con hiệu quả và nói không với “đòn roi”.
5. Trò chơi lăn bóng vượt chướng ngại vật
Mục đích trò chơi lăn bóng
-
Trò chơi này giúp phát triển sự khéo léo, tự tin của trẻ.
-
Bên cạnh đó, lăn bóng vượt chướng ngại vật còn là trò chơi giúp tập cho trẻ sự phối hợp tay, chân, mắt và định hướng.
Chuẩn bị
-
Bóng
-
Các chướng ngại vật có thể tận dụng tại nhà (lon sữa lớn, cốc nhựa,…)
Hướng dẫn cách chơi
-
Tay cầm bóng đặt xuống đất đứng trước vạch chuẩn bị, người cúi khom, đầu gối hơi khuỵu, dùng tay lăn bóng về phía trước, lăn bóng theo đường zigzag và không chạm vào các chướng ngại vật.
-
Sau đó bỏ bóng vào rổ.
6. Trò chơi hộp cảm hứng
Một trong những món đồ chơi trong nhà dành cho bé mà bạn không nên bỏ qua chính là Hộp cảm ứng. Đây là trò chơi giúp bé tăng cường khả năng của thị giác và cả xúc giác. Từ đó, giúp bé hình thành tư duy phản xạ nhanh và nhận biết tốt các đồ vật thông thường.
Cách chơi cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng trên hộp có một lỗ nhỏ phù hợp với kích thước tay của bé. Sau đó, cho các vật mà bạn muốn bé đoán vào bên trong.
Nhanh trí đưa ra những gợi ý, những câu hỏi liên quan để bé có thể đưa ra các suy luận. Bạn cũng có thể cho bé tự trang trí những chiếc hộp này để chúng trông bắt mắt hơn, khiến bé có cảm giác muốn chơi cùng nhiều hơn.
7. Trò sắp xếp
Sắp xếp cũng là một tựa game hay cho các bé. Trò chơi này sẽ góp phần giúp tăng khả năng phân tích khả năng tập trung và nhận biết ở trẻ. Độ tuổi hợp lý để bắt đầu chơi trò chơi này là trước khi bé đi học mẫu giáo.
Khi tham gia vào game Sắp xếp, trẻ sẽ phải tự mình phân tích, nhận biết, mô tả và so sánh các món đồ khác nhau. Bạn nên cho trẻ chơi từ mức dễ đến khó dần. Ban đầu, nên để các bé phân loại và sắp xếp các màu sắc.
Tiếp đó, hãy thử cho trẻ nhận biết các nguyên vật liệu khác nhau như nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại,… Trong quá trình chơi, bạn nên ở bên cạnh để trông chừng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
8. Trò chơi bong bóng
Bóng bóng thông thường là một trò chơi ở ngoài trời. Nhưng hiện nay, đã có phiên bản trò chơi trong nhà của trò này. Bạn chuẩn bị những chiếc đĩa và ống hút cho trẻ. Sau đó, nhỏ một giọt xà phòng rửa chén lên trên đó.
Tiếp đến, hòa một ít nước và đến khi hỗn hợp tạo bọt. Sau đó, bạn hướng dẫn trẻ dùng một đầu của ống hút chạm vào hỗn hợp và thổi hơi nhẹ sao cho có một lớp xà phòng bong bóng được tạo thành.
9. Trò chơi tôi theo dõi
I Spy là một trò chơi trong nhà phổ biến dành cho bé. Hơn thế nữa, trò chơi còn giúp bé hình thành khả năng phân biệt và làm quen với những đồ vật thông dụng ở xung quanh.
Cách chơi cũng khá đơn giản. Đối với các bé chưa bao giờ chơi trước đó, bạn nên tìm một vật đơn giản và nói “ Tôi đang theo dõi một cái gì đó màu đen” và đợi xem rằng bé có đoán ra được hay không.
Nếu có nhiều thành viên cùng tham gia, bạn có thể cho trẻ thay phiên nhau nhìn xung quanh và đoán. Bạn cũng có thể khiến trò chơi thêm thú vị hơn bằng cách giới hạn số lần đoán của các bé hoặc thay đổi cách mô tả đồ vật.
10. Trò chơi đòn cân
Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi an toàn trong nhà dành cho bé thì đừng bỏ qua đòn cân. Cách thiết lập trò chơi và cách chơi trò này cũng khá đơn giản.
Bạn sử dụng loại băng keo chuyên dụng của thợ sơn dính lên thành một đường thẳng có độ dài mà bạn mong muốn. Sau đó, thách thức các bé đi hết đường băng keo này.
Hãy thử tạo thành các hình dạng khác nhau như đường ziczac hay hình xoắn ốc để khiến trò chơi thêm phần thú vị. Bạn cũng có thể tăng độ khó cho game bằng cách để bé bịt mắt trong lúc di chuyển. Điều này sẽ khiến các bé cảm thấy hào hứng hơn. .
11. Trò chơi Tape Maze
Tape maze là một trò chơi trong nhà tiếp theo được recommend cho các bé. Trong quá trình chơi, bé sẽ có cơ hội để rèn luyện khả năng phân tích và quan sát của mình. Bạn nên bắt đầu với một mê cung đơn giản ở lần đầu chơi.
Tiếp đến, hãy thử thêm vào các ngõ cụt để tạo ra các thử thách cho bé. Bạn cũng có thể thêm vào những quả bóng để thu hút sự chú ý, đánh lạc hướng trẻ.
Việc làm này giúp tăng độ khó và sự thú vị cho trò chơi. Một biến thể khác của trò chơi chính là mê cung số. Trò chơi này sẽ giúp bé nhận biết các con số một cách thành thục hơn.
12. Trò chơi khóa học lái xe
Thiết kế một khóa học lái xe, đây là một ý tưởng rất hay dành cho các em nhỏ. Trò chơi này giúp tăng khả năng sáng tạo cho trẻ khi tạo ra một đường băng chạy, những chiếc xe.
Bạn có thể giúp trẻ, hoặc gợi ý tận dụng những đồ vật không dùng nữa để hoàn thiện bộ trò chơi này. Gợi ý cho bạn có thể lấy những hộp diêm làm bộ sưu tập các siêu xe xịn sò.
Những đường băng tuyệt vời không thể thiếu các chướng ngại vật thêm phần hấp dẫn và hình ảnh nhà cửa, phố xá thêm phần sinh động. Chắc chắn trẻ rất thích thú với trò này, có thể lượn các siêu xe khắp đường phố cả ngày mà không chán.
Bạn có thể kích thích trí tưởng tượng của trẻ bằng cách thay các dạng đường băng khác nhau. Tàu thủy thì chạy bằng đường biển, xe tàu lửa chạy bằng đường ray và kỳ lần thì bay nhảy trên cầu vồng.
13. Trò chơi bóng rổ vui nhộn
Bạn suy nghĩ như thế nào về trò chơi bóng rổ giải trí trong nhà? Bạn cuộn tròn những đôi tất lại với nhau, thế là những quả bóng được sản xuất ngay từ đôi tay của bạn và trẻ. Sử dụng một giỏ giặt hoặc những vật dụng có thể hứng được bóng.
Bạn có thể tạo ra luật chơi giúp trò này tăng thêm phần hấp dẫn và kịch tính. Trẻ em được cộng thêm lượt sau mỗi lần ném trúng. Ngoài ra, mỗi khi ai ném trúng sẽ lùi một bước, kết thúc trò chơi ai ném xa nhất người đó chiến thắng.
14. Trò chơi khúc gôn cầu
Trẻ nhà bạn muốn chơi khúc gôn cầu, nhưng bạn lo lắng trẻ sẽ bị thương trong quá trình tham gia trò chơi tại các khu giải trí. Sân chơi khúc gôn cầu tại nhà là một cách an toàn mà không cần mũ bảo hiểm hay gậy.
Bạn sử dụng một giỏ đựng hoặc bất kỳ vật dụng gì có thể hứng được bóng, và để chúng nghiêng một bên làm mục tiêu. Một người chơi sẽ làm thủ môn và cố gắng ném tất vào khung thành để ghi điểm.
Một sự sáng tạo khác cho trò này là bạn sử dụng những thùng các tông và tái chế chúng. Bạn dùng một chiếc kéo tạo thành các lỗ với những hình dáng và kích thước khác nhau.
Mỗi lỗ như vậy bạn ghi thêm điểm bên cạnh hay những phần quà nếu người chơi ném vào được. Cuộn tròn tất làm bóng ném hoặc những đồ vật có hình tròn nhỏ có thể chơi được. Những ô tròn khó gắn liền với giải thưởng lớn chắc chắn sẽ làm trẻ phấn khích.
15. Trò chơi khoai tây nóng
Cảnh bảo trò khoai tây nóng này mang đến những tiếng cười khúc khích khi tham gia. Đặc biệt, trò này rất tuyệt vời khi phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em mầm non đến người lớn. Bạn lấy bất kỳ chiếc tất mềm cuộn lại hoặc một quả bóng.
Cách chơi thì rất đơn giản, người chơi ngồi thành vòng tròn, và ném quả bóng cho người khác thật nhanh. Kết thúc trò chơi, ai là người giữ quả bóng trong tay sẽ bị loại khỏi vòng.
Người chơi cùng nhau hát một bài hát hoặc nghe một đoạn nhạc, trong khi mọi người đang tích cực ném bóng cho nhau, kết thúc đoạn nhạc, ai còn người nắm quả bóng sẽ bị loại.
Trò chơi cứ tiếp diễn như vậy, đến khi chỉ còn lại một người, đó chính là người chiến thắng.
17. Trò chơi cổ điển
Trò chơi cổ điển là một trò chơi bạn có thể gặp ở các cuộc ngoại khóa hay các game show trên truyền hình. Trò này yêu cầu người chơi diễn đạt một từ hoặc một cụm từ mà không nói ra bất kỳ lời nói nào. Bạn có thể dễ dàng đổi chủ đề để phù hợp với những lứa tuổi khác nhau.
Miêu tả tên động vật. Bạn chọn những loài vật phù hợp với lứa tuổi, trong giới hạn nhận biết của trẻ. Ghi những tên con vật này ra những tờ giấy khác nhau và gấp chúng ta.
Để thực hiện trò này cần hai người chơi, một người bốc ngẫu tờ giấy và miêu tả bằng hành động làm sao cho người còn lại nói ra đúng tên con vật. Tính linh hoạt của trẻ sẽ tăng thêm khi chơi cùng với bạn hoặc người lớn.
Trò chơi sẽ phong phú và hấp dẫn hơn khi thay đổi chủ đề khác hoặc chơi giữa nhiều nhóm khác nhau tăng tính cạnh tranh. Hãy thử ngay với trò chơi cổ điển này.
18. Trò chơi vịt vịt ngỗng
Bạn đang tìm kiếm một trò dễ chơi trong nhà với trẻ em mầm non và mẫu giáo. Vịt, vịt, ngỗng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Số lượng người chơi cần tối thiểu 6 người. Một bé sẽ làm Ngỗng, những bé khác ngồi thành vòng tròn.
Sau đó Ngỗng sẽ đi quanh vòng tròn, vừa đi vừa vỗ vào đầu từng bạn và gọi “Vịt, vịt, vịt, vịt,…” Cuối cùng, Ngỗng sẽ gọi “Goose” chọn một bận bất kỳ thay thế mình làm Ngỗng. Ngỗng già phải chạy nhanh ngồi vào vị trí an toàn thật mau để không bị Ngỗng con bắt được.
Có hai cách để có một Ngỗng con mới. Cách thứ nhất, Ngỗng già sẽ chạy một vòng tròn, ngồi vào vị trí của Ngỗng con trước khi bị Ngỗng con gắn thẻ.
Một vòng chơi mới lại bắt đầu. Cách thứ hai, quy định trước một vị trí an toàn, Ngỗng già chỉ cần chạy nhanh vào vị trí an toàn và không bị Ngỗng con gắn được thẻ. Trò chơi này thật thú vị phải không nào, nhanh tay mua: Khu trò chơi Duck Duck Goose.
19. Trò chơi cho trẻ em: bowling trong nhà
Để chơi được trò Bowling trong nhà bạn cần một khoảng trống lớn để tạo “làn đường”. Thu thập các chai nhựa hay cốc nhựa làm vật cản.
Đặc biệt, bạn cần chuẩn bị thêm một quả bóng nhỏ vẫn còn hoạt động tốt để tham gia trò chơi. Nếu có nhiều trẻ tham gia, hãy tạo thành những đội nhỏ, giúp các bé cạnh tranh với nhau, trò chơi thêm phần hấp dẫn.
Trò chơi này có thể biến tấu thành một cấp độ khác khó hơn. Hãy tạo các mắt bò trên nền nhà từ băng che hoặc một mắt trên mảnh giấy. Mỗi điểm ứng với giá trị nhận được khác nhau, trẻ sẽ đạt được các mục tiêu của mình.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé chơi trò chơi online hoặc các đồ chơi để bé phát triển toàn diện hơn.
Trên đây là các trò chơi trẻ em đơn giản mà cha mẹ có thể chơi cùng con để kích thích phát triển cho bé. Hãy tranh thủ từng phút từng giây để tạo cho con một tương lai tốt đẹp bạn nhé. Chúc bạn thực hiện thành công.
>>> Xem thêm
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.