Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) là thí nghiệm ngoài trời được thực hiện rất phổ biến hiện nay ở VN và các nước phương Tây. Ưu điểm của SPT là giá thành thấp, thao tác đơn giản và kết quả thí nghiệm phản ánh khá chính xác trạng thái của đất nền. Giá trị N30 thu được từ thí nghiệm SPT thường được sử dụng để tính toán sức chịu tải của móng coc. Người ta cũng sử dụng N30 để đánh giá trạng thái của đất, bên cạnh chỉ tiêu độ sệt được xác định trong phòng thí nghiêm. Nhìn chung thường có độ vênh nhỏ khi đánh giá trạng thái đất theo hai chỉ tiêu này, các kỹ sư khi thiết kế thường có xu hướng tin tưởng hơn vào thí nghiệm SPT do nó được thực hiện trực tiếp tại thực địa, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan.Không thể nói SPT chỉ chính xác khi thí nghiệm trong đất cát mà không chính xác trong đất sét, chỉ đơn giản là trong đất cát không lấy được mẫu nguyên dạng và cũng không thể thí nghiệm được chỉ tiêu độ sệt nên bắt buộc phải lấy giá trị N30 để đánh giá trạng thái của đất. Thậm chí khi thí nghiệm SPT trong lớp cát nằm dưới mực nước ngầm, kết quả thu được sẽ phải hiệu chỉnh do cát dễ thoát nước làm tăng độ chặt cục bộ quanh mũi xuyên.Giá trị sức kháng cắt của đất (Su hay qu) thu được qua thí nghiệm cắt cánh VST hoặc thí nghiệm nén ba trục nhìn chung không được sử dụng để phân trạng thái của đất. Tuy nhiên kỹ sư thiết kế có thể sử dụng Su để đánh giá sơ bộ điều kiện đất nền công trình (cũng giống như với các chỉ tiêu hệ số rỗng, độ bão hòa, hệ số nén lún, mô đun tổng biến dạng,…)
AlbertDOB Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. Luckyman
Thêm 1 nhân vật mới, rất xứng đáng để các nhà khoa học phải học hỏi.Nhanh + hiệu quả + siêu rẻ!!!!!Hình như chạy án để đỡ cái tội khảo sát bố láo thì phải khoan 100 hố đo đỏ như vậy (lấy tiền gửi tiết kiệm phòng xa là vừa).
Theo tôi thì thí nghiệm SPT trong đất sét cũng cho độ tin cậy rất là cao. Tuy nhiên bạn không thể gọi trạng thái của đất theo N30 được giống như trong TCXD 226 : 1999 đề cặp được ?Tôi có câu hỏi đặt ra như thế này nhé : ” Cùng một loại đất là sét, trạng thái thí nghiệm trong phòng là giống nhau nhưng khi thí nghiệm SPT đất đó ở độ sâu khác nhau chẳng hạn như ở 5m và 20m thì số búa N30 có giống nhau không ?”Xin mọi người cho ý kiến về vấn đề này.
Xem thêm: Erc20 Token Là Gì ? Tìm Hiểu Toàn Bộ Ví Erc20
Mạo hiểm là thế nào. May nhờ có SPT mới có cái kết hợp với thí nghiệm cắt phẳng mới có được sức kháng cắt không thoát nước tưong đối tin tưởng một chút khi không có thí nghiệm nén 3 trục. Đã ko có đồ xịn mà bạn cứ lấy sức kháng cắt bằng sigma tang phi + c đi nhé. Tiêu chuẩn Mỹ người ta đã xây dựng ra một loạt các công thức liên hệ giữa thí nghiệm hiện trường với tính chất cơ lý của đất. Bạn không tin cái đó thì định tin vào cái gì?
Wasabi “giá trị N/30cm của cùng loại đất (ko riêng đất sét) ở các độ sâu khác nhau thì sẽ: khác nhau.”Vậy cho tôi hỏi thêm là giá trị N30 được hiệu chỉnh theo tất cả các yếu tố ảnh hưởng rồi mới tra bảng gọi trạng thái của đất, tôi thấy trong Phụ lục G TCXD 226 : 1999, có nói giá trị đối với đất cát tương ứng với giá trị áp lực bản thân là 1,44 kg/cm2, có phải tôi hiệu chỉnh rồi mới có thể gọi trạng thái của đất phải không ?Tuy SPT là thí nghiệm đơn giản, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm, nếu người thiết kế vừa có kinh nghiệm thực tế thì công việc tính toán không còn khó khăn lắm.
về mặt sách vở, đa số các công thức hay bảng tra sử dụng giá trị số đọc hiệu chỉnh N60 hoặc N70 (theo phần trăm của N ban đầu). Tuy nhiên cũng cố một số công thức từ thời kỳ sơ khai (cách đây trên dưới nửa thế kỷ, như của Terzaghi hay Peck… gì gì đó) thì cũng có dùng số đọc N tại hiện trường.về mặt tiêu chuẩn, theo như tôi đọc thì tiêu chuẩn không đề cập gì đến hiệu chỉnh cả, có nghĩa là cứ dùng cái N30 đọc tại hiện trường rồi sử dụng các công thức hay bảng biểu mà tra. Tôi chưa có thời gian xác minh xem các công thức và bảng biểu này người viết tiêu chuẩn lấy reference từ đâu, có chính xác hay không. Có thể tác giả tiêu chuẩn đã hiệu chỉnh công thức hoặc bảng tra để người dùng TC không phải hiệu chỉnh chăng? Chắc phải hỏi cụ nào soạn tiêu chuẩn mới biết được. Mà đã là tiêu chuẩn thì chính xác rồi, confused: hề hề :. Đọc cái tiêu chuẩn TCXD 226 : 1999 này thấy một số chỗ không hiểu nổi. Có lẽ phải lập một topic về các lỗi, à quên các điểm chưa rõ để anh tôi thảo luận nhỉ. Ví dụ, tôi thấy có cái biểu đồ hình D-1 về cái quan hệ giữa tỷ số qc/N30 và thành phần hạt được lập dựa trên ít hơn 10 điểm số liệu, phân bố rải rác trên biểu đồ, chả biết lấy từ đâu, của cụ nào không biết, hệ số tương quan liệu có được tới 0,7 không mà cũng được chèn vào tiêu chuẩn. Hay ngay trong cái tiêu chuẩn này, thứ tự phân chia trạng thái độ chặt của cát cũng không thống nhất giữa bảng G-1 (xốp – chặt – chặt vừa – rất chặt) và hình G-1 (rất xốp – xốp – chặt vừa – chặt – rất chặt), chắc đây là lỗi đánh máy.Tự nhiên đọc cái tiêu chuẩn bạn Namgeo27 đề cập đâm ra tính thêm cáu bẩn nên nói năng hơi dài dòng, mong các bác thông cảm Ôi cái tiêu chuẩn XD Việt Nam.>
Đúng là cái thí nghiệm SPT tưởng chừng như đơn giản nhưng mà làm mệt đầu không biết bao nhiêu kĩ sư rồi không biết. thường thì theo tôi tiêu chuẩn chỉ để tham khảo cho vui mà thôi, nhưng đôi lúc nó lại bó buộc đối với những kĩ sư mới ra trường, nếu tôi hạn chế vào những gì mà người ta đặt ra và cố định cho là đúng, thì bản thân tôi không thể đi tới đâu được, chắc bạn Wasabi có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực địa kĩ thuật lắm, trong quá trình làm và tìm hiểu thí nghiệm SPT cũng gần 2 năm, mà thấy chẳng hiểu được gì hết, lúc đầu thì biết nhưng đâm ra thấy hết biết gì luôn rồi. ở đây bàn về thí nghiệm SPT, tôi cũng đặt ra một câu hỏi cho vui nhé :”Làm sao xác định trạng thái của đất loại “cát mịn lẫn bụi” ở ngoài hiện trường theo SPT và thí nghiệm trong phòng ? “Câu hỏi tưởng chừng như dễ trả lời theo kiến thức học trong trường như theo tôi thì khó trả lời lắm mấy điểm sau :1. Theo SPT N30 số liệu thí nghiệm tra trực tiếp thì không ổn lắm vì N30 ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố lắm.2. Mẫu thí nghiệm mà đẩy ra được đâu còn nguyên dạng đâu.Mong mọi người bàn luận thêm về đề tài này
Dù bàn luận khá nhiều về hạn chế của tn SPT nhưng có 1 thực tế là thí nghiệm này được sử dụng phổ biến đến mức phổ thông trong công tác khảo sát đất hiện nay. Và chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của thí nghiệm này. Chẳng hạn thí nghiệm SPT trong đá Phong hóa cũng là vấn đề thực sự quan tâm hiện nay trong điều kiện máy móc thiết bị dùng cho khảo sát đất còn nhiều hạn chế.Bên cạnh đó tn này cũng bị lạm dụng trên mức cần thiết. ví dụ: Sử dụng N30 tính toán được N60 theo sự hiệu chỉnh năng lượng hữu ích để tính sức chống cắt ko thoát nước trong đất dính là Su. Thực tế tôi lập rất nhiều tương quan của cách tính này đêm so sánh Su từ thí nghiệm 3 trục UU, Su từ cắt cánh hiẹn trường cho cùng 1 dự án, kết quả là quá phân tán. Nếu sử dụng kết quả này để định tính thì may ra..Bạn namgeo27 có thể tham khảo thí nghiệm này của tác giả Vũ Công Ngữ, Nguyễn thái . tôi ko có bản mềm gửi bạn. Hoặc bạn đọc trong các công thức tính của 22TCN272-05.
Tôi có một thắc mắc là khi khảo sát và thí nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM, BS hoặc TCVN 5747-1993 thì độ sệt (tính như bình thường Il = (W-Wl)/(Wl-Wp) ) không dùng để phân loại trạng thái của đất được do cái Wl không TN kiểu xuyên côn thăng bằng mà thí nghiệm theo Casagrande phải không các Bác, nên chỉ có nước sử dụng cái SPT thôi và theo tôi nghĩ cứ dùng cái N30 ở hiện trường tra bảng là ra trạng thái (của đất dính) và kết cấu (của đất rời). Nhân đây cũng xin hỏi Bác nào có tài liệu nói về việc sử dụng độ sệt (theo ASTM hoặc BS hoặc TCVN 5747-1993) thì cho tôi ngó tí, cám ơn nhều.
TCVN 4197:1995 “Đất xây dựng – Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy” thì giới hạn chảy xác định bằng phương pháp quả dọi thăng bằng đấy chứ, đâu phải theo Casagrande. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cũng đưa ra công thức để chuyển đổi giới hạn chảy theo 2 phương pháp trên.Phân loại trạng thái đất theo B (hay Il) chỉ thấy trình bày trong các giáo trình Cơ học đất, còn trong tiêu chuẩn VN thì không thấy đề cập đến.
đính chính: độ sệt (LI) = (W-Wp)/(WL-Wp)vẫn dùng để đánh giá trạng thái như thường, có điều trong các tiêu chuẩn các bạn tây không đả vào thôi bởi tiêu chuẩn không yêu cầu, cả TCVN 4197:1995 cũng vậy (theo bạn dungquat2007), họ còn thông qua su hay qu để đánh giá trạng thái chứ ko riêng gì chỉ số tn SPT. Thực tế họ còn có cả công thức kinh nghiệm giữa cái LI với su cơ. Việc gọi tên trạng thái cũng mang tính mô tả là chính, còn khi thiết kế thì chỉ tiêu cụ thể về cường độ mới quan trọng. Tất nhiên theo tiêu chuẩn thiết kế của của ta, một số thông số tra bảng có phụ thuộc vào trạng thái đất, bởi thế mà sinh ra cứng, mềm, chảy… bạn nào rỗi kiểm tra lại sẽ thấy trong tiêu chuẩn cũ 45-78 vẫn dùng.Cái tiêu chuẩn TCVN 4197:1995 là sự kết hợp linh hoạt và hoàn hảo giữa tây và ta, cách phân loại cũng khác cũ làm cho các bạn thiết kế nhiều khi phải tự phân loại lại theo tc cũ để tra bảng. Riêng cái 2 pp Cassagrande và Vaxiliep về cách tn khác hẳn nhau, nếu có công thức chuyển đổi thì CT phải được cập nhật liên tục dựa trên kinh nghiệm (nó ko chỉ phụ thuộc vào số lần tn mà còn phụ thuộc vào loại đất). Tôi đã từng đọc có một số bài báo viết về so sánh giữa 2 phương pháp này, nhiều người lấy phương pháp Vaxilliep làm chuẩn rồi hiệu chỉnh kết quả của pp Cassagrande, thật chả hiểu nổi. Theo tôi: Thiết bị thí nghiệm – phương pháp thí nghiệm – phương pháp phân loại – tiêu chuẩn thiết kế và cả kiểm tra nghiệm thu là một thể thống nhất, tránh râu ông nọ cắm cằm bà kia.có hơi đụng chạm tí đến chuẩn, mong các bác thông cảm
Vâng đúng là TCVN 4197:1995 nói việc TN giới hạn chảy theo 2 PP Vaxiliep và Casagrande nhưng tôi thấy thắc mắc mấy vấn đề sau:- Thí nghiệm theo Casagrande nhưng lại lấy đất có kích thước hạtkiencangoopt
Đôi lời góp ý với các bạn.- Thí nghiệm SPT chỉ dùng trên đất hạt rời mà thôi. Nó được dùng từ cách đây trăm năm rồi. Khi đó người ta liên hệ các kết quả SPT với trạng thái đất. Những liên hệ này không có ý nghĩa vật lý gì cả. Chúng vẫn được dùng chẳng qua do tiện lợi mà thôi.- Cần chú ý là kết quả SPT không được dùng để phân tích đất dính. SPT đơn thuần chỉ để lấy mẫu đất cho phân loại mà thôi.- Tuy nhiên, thí nghiệm Atterberg limits và thí nghiệm fall cone để xác định Wl, Wp, Ip, Il thì có ý nghĩa vật lý. Thực ra cũng rất đơn giản:Qua rất nhiều thí nghiệm, ta có+ Cu tại liquit limit Il ~2kPa+ Cu tại plastic limit Ip ~ 200kPaNếu vẽ đồ thị Il versus Cu, thì có ngay kết quảCu~2*100^(1-Il)suy ra sigma_v~8*100^(1-Il) Cho đất dính nhưng không senstive:có thể chứng minh được là lamda=Ip*Gs/ln100nếu Gs=2.7, thì lamda=0.6Ip Slope of NCL = Cc = lamda*ln10= 2.3*lamda–Cho đất sensitve (chủ yếu tịa vùng Scandivia, đất của họ là marine clay, bị muối thấm vào nên tính chất bị ảnh hưởng) Gọi hệ số R= Cp/ClTừ đó có lamda=Ip*Gs/LnRCu=Cl*R^(1-Il)Hệ số St=Cu/Cur đóng vai trò chủ chốt trong việc nhận định tính sensitivity của đất dính. Cur là remoulded undrained strength. Hệ số này càng cao thì đất càng senstive
“Nhìn chung sử dụng SPT hiện nay rất phổ biến vì tiện dụng, hiệu quả. SPT có khả năng tiến hành ở độ sâu lớn và lấy được mẫu lên, điều đó không có ở xuyên tĩnh. Tuy nhiên vẫn có mặt hạn chế, thí nghiệm trong đất dính thường chỉ để tham khảo, chớ có sử dụng SPT để xác định trạng thái,… đi tù ngay! “- Thứ nhất thông nhất quan điểm với bác thí nghiệm SPT ở độ sâu lớn còn xuyên tĩnh max cũng được 30m là OK. – Thứ hai Tiêu chuẩn SPT xuất phát từ Hiệp hội cầu đường Mỹ và đã được áp dụng khá phổ biến ở trên thế giới. Trong Tiêu chuẩn xây dựng 226 -1999 cũng đã đưa ra thí nghiệm SPT nhằm đánh giá trạng thái của đất dính và đất rời. Ở đây có hai vấn đề đặt ra:+ Đối với thí nghiệm này yêu cầu khoan đối với thiết bị và phương pháp khoan như thế nào? Điều kiện trước khi tiến hành thí nghiệm như thế nào? Thiết bị thí nghiệm và chiều cao rơi của búa? Tay nghề kíp trưởng…. Vì vậy đối với các công trình hiện nay khoan ở Việt Nam hầu như thí nghiệm SPT chỉ là hình thức bởi vì bị “sai số cộng dồn”. Nên thí nghiệm này vì sao ở nước ta đều khuyến cáo là giá trị tham khảo còn đánh giá trạng thái bắt buộc phải theo thí nghiệm trong phòng. + Vấn đề thứ hai Bác có nói một Chi ở 91 Phùng Hưng mô tả đất ở tầng VĨnh Phúc trạng thái dẻo mềm. Hiiiii nói cho vui Bác nhé có lẽ kinh nghiệm chưa nhiều cứ theo thí nghiệm SPT mà mô tả. Thực tế trạng thái của đất khi lấy mẫu nên chỉ cần nhìn màu sắc của mẫu có thể đánh giá tương đối trạng thái của đất rồi. Vì mầu sắc của đất liên quan đến nguồn gốc thành tạo mà.
nói gì thì nói, cái thí nghiệm SPT này cũng góp phần nuôi khối kỹ sư ĐCCT nhỉ >SPT muôn năm! just CHEERs!
Sao người ta không sử dụng các tham số thí nghiệm trong phòng và các thí nghiệm hiện trường khác để xác định giá trị SPT nhỉ ?
bác Ngọc đặt câu hỏi thế là ý gì nhỉ? bởi người ta vẫn làm, làm nhiều là khác, mà chắc chắn bác biết người ta làm như thế nào . Nhiều cao nhân chỉ cần thông số mô tả để xác định SPT.
Xem thêm: Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến Là Gì, Làm Thế Nào Để Nhận Dạng
Đồng chí GEOTEK nói đúng với quan điểm của đa số dân Địa kỹ thuật Âu Mỹ nhưng không đúng với quan điểm của Nhật và Chủ đầu tư và Nhà thầu khảo sát.Cứ như đồng chí thì chỉ cần làm SPT ở cát thôi à. Nếu thế thì chúng tôi móm nặng. Có thể đồng chí đúng nhưng chớ loan báo rộng rãi cho chúng tôi nhờ. Đề nghị đồng chí cho chúng tôi số tài khaonr của đồng chí để chúng tôi chia.
hoibmtose005
Follow Us
Có gì mới
-
Tư vấn chọn mua máy thái thịt tốt nhất trên thị trường
admin
-
Cách thử vàng trắng
admin
-
Keep là gì
admin
-
Bear out là gì
admin
-
Bình bông mai có tác dụng gì
admin
Trending
-
Số tài khoản momo là gì?
admin
-
Al2o3 là oxit gì
admin
-
Đường trung bình
admin
-
Căn cô chín là gì
admin
-
Điệp cấu trúc là gì
admin
tỷ lệ kèo
ĐK THABET nhận ngay 628K
F8bet