Thí Sinh Phải Làm Gì Sau Khi Biết Điểm Sàn?

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa công bố mức điểm sàn xét tuyển đại học vậy sau khi biết mức điểm sàn thì thí sinh phải làm những gì? chúng ta cùng đi tìm hiểu

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa công bố mức điểm sàn xét tuyển đại học vậy sau khi biết mức điểm sàn thì thí sinh phải làm những gì? chúng ta cùng đi tìm hiểu

Sáng ngày 12/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất và đã công bố mức điểm sàn đảm bảo chất lượng đầu vào đại học cho tất cả các khối thi là 15,5 điểm. Như vậy nếu như thí sinh có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học thì ít nhất thí sinh cũng cần đạt được mức điểm bằng mức điểm sàn là 15,5.

Những điều cần làm sau khi biết mức điểm sàn. Thứ nhất phúc khảo kết quả thi nếu có sai sót

Nếu như sau khi Bộ Giáo dục công bố kết quả thi mà thấy kết quả thi mà các em có sự sai lệch điểm thì các em hoàn toàn có thể làm đơn xin phúc khảo bài thi và thời gian nộp đơn được quy định từ ngày 8/7 đến 17/7, các em làm đơn và nộp đơn tại cơ sở đã đăng ký dự thi. Kết quả phúc khảo sẽ được trả chậm nhất là ngày 2/8 và sẽ được cập nhật trên hệ thống dữ liệu điểm của Bộ Giáo dục.

Thứ hai nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp và kết quả thi

Cùng với việc công bố mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào thì Bộ Giáo dục cũng sẽ công bố luôn kết quả xét tốt nghiệp và bắt đầu tiến hành trả giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh. Và chậm nhất là đến ngày 17/7 thí sinh sẽ nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và giấy chứng nhận kết quả thi. Trong trường hợp thất lạc và không nhận được kết quả thi thí sinh cần liên hệ trực tiếp với cán bộ nơi đăng ký dự thi để được giải quyết nhanh chóng vì đây chính là hai giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xác nhận nhập học vào các trường đại học, cao đẳng.

Thứ ba điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển nếu cần

Thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo một trong hai phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng. Với hình thức thay đổi nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến thì thí sinh có thể thay đổi toàn bộ thứ tự nguyện vọng hay trường xét tuyển nhưng cần phải giữ nguyên số lượng nguyện vọng như đăng ký ban đầu và thời gian áp dụng cách thay đổi này là từ ngày 15/7 đến 21/7.

Còn với phương pháp điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng thí sinh được áp dụng trong thời gian dài hơn là từ ngày 15/7 đến 23/7 và với hình thức này thì thí sinh có thể thêm nguyện vọng hay thêm trường so với đăng ký ban đầu. Với hình thức điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng thí sinh xin phiếu và nộp phiếu tại địa điểm đăng ký dự thi.

Thí sinh đăng ký thêm nguyện vọng sẽ phải đóng thêm tiền lệ phí xét tuyển theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Khi thay đổi bằng phiếu thí sinh cần hết sức lưu ý điền đúng và điền đủ tất cả các mục có trên phiếu và trước khi thay đổi nguyện vọng xét tuyển thí sinh cần căn và xem mức điểm đấy có khả năng đỗ không, căn cứ theo chỉ tiêu và mức phổ điểm đã được công bố để đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Thứ tư chờ kết quả xét tuyển đợt 1

Ngày 1/8 các trường sẽ công bố kết quả tuyển sinh đợt 1 và thí sinh trúng tuyển cần xác nhận nhập học trước 17h ngày 7/8. Sau đợt 1 mà thí sinh không trúng tuyển có thể được xét vào các nguyện vọng bổ sung và với trường hợp những thí sinh đỗ tốt nghiệp nhưng không đủ mức điểm sàn để xét vào đại học thì thay bằng sử kết quả đấy thí sinh có thể dùng kết quả học tập trong học bạ THPT quốc gia để xét tuyển nếu như trường đại học thí sinh nộp vào có phương thức xét tuyển đấy.

Nhưng với hình thức này thì thí sinh cũng cần đạt được ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào là điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn trong tổ hợp không nhỏ hơn 6,0 theo thang điểm 10.

Trên đây là các mốc thời gian và những điều mà thí sinh cần phải làm sau khi biết mức điểm sàn đại học. Thí sinh cần chú ý để có được một kết quả như mong muốn của bản thân

Rate this post

Viết một bình luận