Thị trường tài chính quốc tế

b. Sự chi phối của các yếu tố chính trị trong lĩnh vực tài chính quốc tế

a. Phạm vi và môi trường hoạt động của các nguồn tài chính trong lĩnh vực tài chính quốc tế

Thị trường tài chính quốc tế là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image 184image 184Thị trường tài chính quốc tế

1. Khái niệm thị trường tài chính quốc tế

1.1 Khái niệm

Tài chính quốc tế trong tiếng Anh là International Finance.

Tài chính quốc tế là sự di chuyển tiền vốn giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao, quân sự giữa các quốc gia… giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quĩ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong các quan hệ quốc tế.

Cũng có thể hiểu rằng:

Tài chính quốc tế bao gồm tài chính đối ngoại của một quốc gia và tài chính quốc tế thuần túy. 

Trong đó hoạt động tài chính quốc tế thuần túy được hiểu là hoạt động tài chính của các tổ chức quốc tế, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ; hoạt động tài chính của các công ty đa quốc gia, hay còn gọi là các công ty quốc tế.

1.2 Bản chất

– Thứ nhất, tài chính quốc tế được hiểu là tất cả các hoạt động tài chính gắn với các chủ thể tham gia vào các quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội; chính trị, quân sự, ngoại giao.

Từ đó chúng hình thành nên một lĩnh vực tài chính tương tự các lĩnh vực tài chính đã có: lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, lĩnh vực tài chính nhà nước, lĩnh vực tài chính trung gian, lĩnh vực tài chính hộ gia đình.

– Thứ hai, phạm vi, môi trường hoạt động của tài chính quốc tế diễn ra trên bình diện quốc tế, tức là không bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia mà là các quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia với nhau.

– Thứ ba, thực chất hay nội hàm cơ bản của hoạt động tài chính quốc tế là sự vận động của các luồng tiền tệ giữa các quốc gia gắn với các quan hệ quốc tế nói trên.

– Thứ tư, sự vận động của các luồng tiền tệ được thực hiện giữa các quốc gia nên thường được biểu hiện thông qua nhiều đồng tiền khác nhau.

Đồng thời cũng dẫn tới việc hình thành các quĩ tiền tệ trực thuộc các chủ thể cụ thể của tài chính quôc tế và để phục vụ thực hiện các quan hệ quốc tế của các chủ thể cụ thể này.

2. Đặc điểm thị trường tài chính quốc tế

a. Phạm vi và môi trường hoạt động của các nguồn tài chính trong lĩnh vực tài chính quốc tế

Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, giữa các quốc gia, có rất nhiều chủ thể tham gia, nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau, bị chi phối trực tiếp bởi các nhân tố như:

– Rủi ro hối đoái

Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền của riêng mình với giá trị khác nhau. Điều đó đòi hỏi để thanh toán trong các giao dịch quốc tế phải xác định tỷ lệ so sánh giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một đồng tiền khác gọi là tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như mức độ lạm phát của các đồng tiền của các quốc gia, quan hệ cung – cầu tiền tệ trên thị trường… Khi tỷ giá thay đổi thí lợi ích của các chủ thể tham gia các quan hệ tài chính quốc tế cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương, đầu tư, tín dụng, thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế…

Vì dụ: Đối với một quốc gia, khi tỷ giá hối đoái tăng cao (đồng nội tệ giảm giá) có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ tăng giá) lại có tác dụng khuyến khích nhập khẩu nhưng lại hạn chế xuất khẩu. Như vậy, trong hoạt động ngoại thương sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp làm tăng hoặc làm giảm giá cả, doanh số và lợi nhuận của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu; đồng thời tỷ giá biến động làm cho hàng hóa của nhà kinh doanh thực sự trở nên đắt hơn hay rẻ đi đối với người mua.

Trong lĩnh vực tài chính quốc tế, các vấn đề về cơ chế xác lập tỷ giá giữa các đồng tiền, những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá và sự tác động trở lại của tỷ giá đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, đến tính hình tài chính của các tổ chức ngoại thương, các nhà đầu tư, các ngân hàng… là những vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu.

– Rủi ro chính trị

Rủi ro này rất đa dạng, bao gồm những sự thay đổi ngoài dự kiến các qui định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch, về chế độ quản lý ngoại hối hoặc là một chính sách trưng thu hay tịch biên các tài sản trong nước do người nước ngoài nắm giữ… Loại rủi ro này bắt nguồn từ những biến động về chính trị – xã hội của các quốc gia như: sự thay đổi về thể chế, những cuộc cải cách…, từ đó Chính phủ các nước có thể thay đổi các chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia mình; hoặc chiến tranh, xung đột sắc tộc… và các chủ thể nước ngoài phải gánh chịu rủi ro bất khả kháng.

b. Sự chi phối của các yếu tố chính trị trong lĩnh vực tài chính quốc tế

Trong phạm vi một quốc gia, tài chính quốc tế là một bộ phận trong tổng thể các hoạt động tài chính của quốc gia. Do đó, các hoạt động tài chính quốc tế phải gắn liền và nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – chính trị – xã hội của quốc gia.

Trên bính diện quốc tế, hoạt động tài chính quốc tế của các chủ thể của một quốc gia được tiến hành trong quan hệ với các chủ thể của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế; do đó, nó cũng chịu sự ràng buộc bởi chính sách của các quốc gia khác, bởi các thông lệ mang tình quốc tế hoặc qui định của các tổ chức quốc tế mà chủ thể đó có quan hệ.

Do vậy, trong hoạt động tài chính quốc tế các chủ thể của một quốc gia không những cần nắm vững các chính sách kinh tế, pháp luật của quốc gia mình mà còn phải thông hiểu chính sách, pháp luật của các quốc gia và các tổ chức quốc tế mà mình có quan hệ.

c. Xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính quốc tế

Nền kinh tế thế giới hiện nay đã mang tình toàn cầu hóa và thống nhất cao độ. Điều này đã trở thành nhân tố chủ yếu quyết định xu hướng phát triển của tài chính quốc tế.

Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các công ty đa quốc gia vừa tạo ra nhu cầu, vừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy các quan hệ tài chính quốc tế phát triển.

Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc tế đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư, các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế huy động vốn và đầu tư vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, trên nhiều nước khác nhau, bằng nhiều đồng tiền khác nhau làm cho các quan hệ tài chính quốc tế vốn đã đa dạng, phức tạp càng đa dạng và phức tạp hơn.

Sự hình thành và hoạt động với phạm vi và qui mô ngày càng mở rộng của các tổ chức kinh tế, tài chính – tín dụng khu vực và quốc tế đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính – tiền tệ của các nước thành viên.

Xu hướng phát triển mạnh mẽ của tài chính quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu đó đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quan hệ tài chính quốc tế phải quan tâm và am hiểu nhiều vấn đề mà tài chính nội địa ìt quan tâm như: Những hình thức đi vay và cho vay vốn trên thị trường vốn quốc tế; Tình toán cơ hội đầu tư và các biện pháp quản lý sử dụng vốn trong đầu tư quốc tế; Nghiên cứu các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa, hạn chế các rủi ro hối đoái có hiệu quả; Nắm vững chức năng, cơ chế hoạt động của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế để có được lợi ích cao nhất trong quan hệ với các tổ chức này…

3. Vai trò và nội dung của tài chính quốc tế

3.1. Vai trò của tài chính quốc tế

a. Khai thác các nguồn lực ngoài nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong nước

Thông qua các hoạt động tài chính quốc tế, các nguồn tài chính, công nghệ, kỹ thuật, lao động… được phân phối lại trên phạm vi thế giới. Mỗi quốc gia phải cân nhắc để có thể khai thác sử dụng nguồn lực của các quốc gia khác và sử dụng hiệu quả. Đặc biệt, đối với các quốc gia nghèo và chậm phát triển thí vấn đề tranh thủ nguồn vốn nước ngoài càng cần phải coi trọng. Bằng việc mở rộng quan hệ tài chính quốc tế thông qua các hình thức vay nợ quốc tế, viện trợ quốc tế, đầu tư quốc tế, tham gia vào thị trường vốn quốc tế… các quốc gia có thể tận dụng tốt nguồn lực tài chính nước ngoài và các tổ chức quốc tế; cùng với nó là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

b. Thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới

Ngày nay, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế đã trở thành xu thế mang tình thời đại. Các quốc gia đang tích cực mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc mở rộng hợp tác quốc tế nhằm mục đích kết hợp các yếu tố trong nước với các yếu tố ngoài nước và khai thác có hiệu quả các nguồn lực ngoài nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

Việc mở rộng các quan hệ tài chính quốc tế thông qua các hình thức như hoạt động tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế trực tiếp, tham gia vào thị trường tiền tệ… góp phần thúc đẩy mở rộng và phát triển các hoạt động kinh tế quốc tế, từ đó góp phần thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

c. Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính

Việc mở rộng và phát triển các hoạt động tài chính quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các nguồn tài chính ra khỏi phạm vi của một quốc gia, với một phạm vi rộng hơn và môi trường khác hơn đó là trên bính diện quốc tế. Trong môi trường đó các nhà đầu tư có thể lựa chọn môi trường và lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có lợi nhuận cao hơn đầu tư ở trong nước. Sự đầu tư có thể dưới hình thức hoạt động xuất khẩu, đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài, tham gia vào thị trường tài chính quốc tế… Bên cạnh đó, các chủ thể kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia bao gồm cả các chính phủ có thể vay vốn của các chủ thể thuộc quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế để trang trải các nhu cầu chi tiêu của mình thông qua các hình thức của quan hệ tài chính quốc tế, đặc biệt là hình thức tín dụng quốc tế… Như vậy với sự mở rộng và phát triển của tài chính quốc tế, các nguồn tài chính có thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể của các quốc gia có nguồn tài chính, để giải quyết những khó khăn tạm thời về nguồn tài chính và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực tài chính được đưa vào sử dụng.

3.2. Nội dung tài chính quốc tế

Tùy theo mục đích nghiên cứu mà nội dung tài chính quốc tế được phân chia theo các tiêu thức sau đây:

a. Theo các quan hệ tiền tệ

– Các quan hệ thanh toán quốc tế

Thanh toán được hiểu là các quan hệ trả tiền đối ứng với các luồng hàng hóa dịch vụ. Thanh toán quốc tế gắn liền với các hoạt động thương mại quốc tế, nước xuất khẩu sẽ có luồng hàng hóa, dịch vụ chảy ra thí có ngoại tệ chảy vào. Ngược lại, đối với nước nhập khẩu thí có luồng hàng hóa đi vào và luồng ngoại tệ chảy ra. Thanh toán quốc tế cũng gắn liền với du lịch quốc tế, hợp tác lao động quốc tế, các quan hệ quốc tế về quân sự, văn hóa, xã hội, chính trị và ngoại giao…

Thanh toán có thể được thực hiện dưới hình thức trực tiếp, có thể thông qua ngân hàng và qua các đối tác khác. Chủ thể tham gia thanh toán là các ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân, chính phủ ở các nước…

– Viện trợ quốc tế không hoàn lại

Viện trợ không hoà n lại bao gồm các hoạt động tài trợ cho các mục đích nhân đạo; phát triển xã hội (giáo dục, y tế , phòng chống dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phòng chống các tệ nạn xã hội , …); phát triển kinh tế (thường đi kè m cá c khoản vay ưa đãi ); bảo vệ môi trường ; trợ giú p khó khăn đột xuất như thiên tai , địch họa, động đất, sóng thần… Chủ thể nhận viện trợ có thể là Chính phủ, tổ chức kinh tế – xã hội hoặc địa phương. Chủ thể viện trợ là chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

– Tín dụng quốc tế

Tín dụng quốc tế là một hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp. Chủ thể có nguồn tài chính đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền vay đã được hai bên thỏa thuận trong các Hiệp định hay khế ước vay vốn. Chủ thể tham gia có thể là tất cả các chủ thể kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và các tổ chức quốc tế, chủ yếu là các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế. Tín dụng nhà nước quốc tế là hình thức mà trong đó Nhà nước là một bên của quan hệ tín dụng.

– Đầu tư chứng khoán quốc tế

Đầu tư chứng khoán quốc tế là một hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp. Các chủ thể có nguồn tài chính đầu tư dưới hình thức mua chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu quốc tế để hưởng lợi tức nhưng không tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Các chủ thể tham gia có thể là mọi chủ thể KT – XH.

– Đầu tư quốc tế trực tiếp

Đầu tư quốc tế trực tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.

Có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp khác nhau như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Chủ thể tham gia có thể là mọi tổ chức kinh tế, cá nhân công dân của các quốc gia.

b. Theo các quỹ tiền tệ

  • Các quỹ tiền tệ trực thuộc các chủ thể của từng quốc gia: là các quỹ tài chính của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, Chính phủ các nước tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế.
  • Các quỹ tiền tệ trực thuộc các chủ thể khu vực: là các quỹ tài chính của các tổ chức kinh tế – tài chính khu vực như Quỹ phát triển châu Á (ADF), Nguồn quỹ của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) …
  • Các quỹ tiền tệ trực thuộc các tổ chức quốc tế toàn cầu: là các quỹ tài chính của các tổ chức quốc tế toàn cầu như liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)…
  • Các quỹ tài chính của các công ty đa quốc gia: là những quỹ được thành lập để phục vụ cho những hoạt động của công ty đa quốc

c. Theo chủ thể tham gia hoạt động tài chính quốc tế

– Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức phi tài chính

Các tổ chức phi tài chính của một quốc gia tham gia hoạt động tài chính quốc tế dưới hình thức đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế. Đầu tư quốc tế của các tổ chức phi tài chính có thể là đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp dưới hình thức tín dụng quốc tế hoặc đầu tư chứng khoán quốc tế.

– Hoạt động tài chính quốc tế của các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại tham gia hoạt động tài chính quốc tế với các nghiệp vụ chủ yếu như:

+ Tín dụng quốc tế: Ngân hàng thương mại chủ yếu đóng vai trò là người cho vay quốc tế, ngoài ra ngân hàng thương mại cũng có thể đóng vai trò là người đi vay quốc tế.

+ Đầu tư quốc tế (trực tiếp và gián tiếp): Ngân hàng thương mại có thể thực hiện đầu tư quốc tế trực tiếp dưới hình thức liên doanh, liên kết với ngân hàng thương mại của các quốc gia khác, có thể thực hiện đầu tư quốc tế gián tiếp dưới hình thức đầu tư chứng khoán quốc tế.

+ Các hoạt động tài chính quốc tế khác như: dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền quốc tế, dịch vụ ủy thác, tư vấn, bảo lãnh…

– Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty kinh doanh bảo hiểm

Các công ty kinh doanh bảo hiểm tham gia hoạt động tài chính quốc tế với các nghiệp vụ chủ yếu như:

+ Thu phì bảo hiểm, chi bồi thường, chi đề phòng tổn thất đối với các nghiệp vụ bảo hiểm quốc tế; bảo hiểm hàng hải quốc tế; bảo hiểm hàng không quốc tế; tái bảo hiểm quốc tế…

+ Đầu tư tài chính quốc tế trực tiếp, gián tiếp và các nghiệp vụ khác…

– Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty chứng khoán

Các các công ty chứng khoán tham gia hoạt động tài chính quốc tế với các nghiệp vụ chủ yếu như: Môi giới chứng khoán quốc tế, mua và bán chứng khoán (đầu tư chứng khoán) trên thị trường tài chính quốc tế, bảo lãnh và phát hành chứng khoán quốc tế, tư vấn đầu tư chứng khoán quốc tế và các nghiệp vụ khác.

– Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế

Các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế là các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế do các nước cùng quan tâm lập ra trên cơ sở các hiệp định được ký kết trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ – tín dụng. Tiêu biểu là IMF, WB, ADB… Chức năng chủ yếu của các tổ chức này là phối hợp hoạt động của các nước thành viên trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ – tín dụng. Đồng thời các tổ chức này cũng sử dụng các nguồn vốn chung để tài trợ cho các nước thành viên, chủ yếu là dưới hình thức cho vay.

– Hoạt động tài chính quốc tế của Nhà nước

Nhà nước tham gia hoạt động tài chính quốc tế với các hoạt động chủ yếu như:

+ Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Trong hoạt động này, Nhà nước có thể là người nhận hoặc cấp viện trợ không hoàn lại với các Nhà nước khác hoặc các tổ chức quốc tế.

+ Tín dụng Nhà nước quốc tế như: vay ODA, phát hành trái phiếu quốc tế, vay thương mại quốc tế hoặc cho vay bằng vốn NSNN.

+ Thu thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới nước chủ nhà.

d. Từ góc độ kinh tế vĩ mô

Nội dung tài chính quốc tế bao gồm:

  • Tỷ giá hối đoái và các vấn đề về các chế độ tỷ giá, cơ chế xác định tỷ giá và các nhân tố quyết định tỷ giá, chính sách tỷ giá của Chính phủ các nước.
  • Cán cân thanh toán quốc tế với các vấn đề về lý thuyết, chính sách, các nhân tố ảnh hưởng, nội dung và vai trò của cán cân thanh toán quốc tế.
  • Hệ thống tiền tệ quốc tế và các thị trường tiền tệ quốc gia chủ yếu.
  • Nợ nước ngoài.

e. Từ góc độ thị trường

Nội dung tài chính quốc tế được nhấn mạnh tới vấn đề quản trị tài chính vi mô, bao gồm:

  • Đánh giá và quản trị rủi ro quốc tế.
  • Các thị trường tài chính cụ thể như: thị trường tiền tệ quốc tế, thị trường trái phiếu quốc tế, thị trường cổ phiếu quốc tế.
  • Hoạt động đầu tư quốc tế, bao gồm đầu tư quốc tế trực tiếp và đầu tư quốc tế gián tiếp.
  • Tài chính của các công ty đa quốc

Mặc dù có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng cách tiếp cận nào cũng chỉ ra các nội dung chủ yếu của hoạt động tài chính quốc tế để tổ chức hoạt động và quản lý tốt các hoạt động đó, nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính quốc tế.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thị trường tài chính quốc tế mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: info@accgroup.vn
Website: accgroup.vn

Đánh giá post

Rate this post

Viết một bình luận