Nấm rơm là loại nấm dễ tìm, thường mọc đơn độc hay thành cụm trên rơm rạ hoặc đất có nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm, nhiều nhất là tháng 7-8. Ngoài nấm nấm mọc tự nhiên, người ta còn trồng quy mô lớn để cung cấp ra thị trường.
Ở Việt Nam ta, nấm rơm được sử dụng phổ biến để chế biến những món ăn ngon chứ ít ai biết rõ công dụng của nó đối với sức khỏe. Đa phần bà nội trợ thích tìm mua loại nấm còn trong bọc, thường gọi là nấm trứng bởi thịt nấm lúc này dai và thơm hơn.
Nấm rơm được sử dụng phổ biến để chế biến những món ăn ngon chứ ít ai biết rõ công dụng của nó đối với sức khỏe. Ảnh minh họa
Nấm rơm có tác dụng kháng ung thư, hạ cholesterol
Nấm rơm có giá thành khá rẻ, chỉ trên dưới 100 nghìn đồng/kg. Nhiều bà nội trợ sành sỏi thường chọn loại nấm còn trong bọc hay còn gọi là nấm trứng, bởi lúc này thịt nấm thơm và dai.
Có thể bạn không tin, nhưng trong nấm rơm có một loại hoạt chất là protid dị chủng. Chính vì thế, nên khi bạn ăn thường xuyên loại nấm này thì sẽ giúp cho cơ thể nâng cao khả năng chống ung thư.
Bản thân nấm rơm có vị ngọt, mang tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, làm hạ cholesterol và tiêu thực. Ở một số nơi người ta còn dùng loại nấm này để bào chế thành thuốc chữa bệnh thiếu máu.
Công dụng chữa bệnh liệt dương
Nấm rơm là loại nấm chứa khá nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Ở Việt Nam, nấm rơm được sử dụng phổ biến trong ẩm thực bởi nó dễ trồng, ăn lại ngon.
Tuy thế, ít ai biết rằng, nam giới bị bệnh liệt dương có thể sử dụng nấm rơm sẽ cải thiện bệnh nhiều. Nếu xào nấm rơm với thịt ếch hoặc thịt chim sẻ, ăn nóng, có tác dụng kích dục.
Xét về thành phần dinh dưỡng có trong nấm rơm thì trong 100 gam nấm rơm có tới 90 gam nước, các chất khác như protid 3,6g, lipid 3,2g, glucid 3,4g, cellulose 1,1g. Ngoài ra còn thành phần nhỏ các hoạt chất các như: Photpho, sắt, vitamin B0, B1, B12, C1, C2.
Nấm rơm khi còn trong bọc, thường được gọi là nấm trứng
Lưu ý khi sử dụng nấm rơm
Tùy vùng miền mà nấm rơm được chế biến và sử dụng trong các món ăn khác nhau. Ví dụ như ở miền Nam người ta hay dùng nấm rơm để xào với thịt bò, thịt lợn, nấu lẩu, thậm chí để kho với thịt gà và thịt heo, để nướng với thịt lươn hoặc kho chay nếu thích.
Mặc dù nấm rơm lành tính, song cũng như các loại rau củ khác, không nên ăn quá nhiều và liên tục trong thời gian dài. Bạn có thể ăn cách nhật hoặc cách tuần, đồng thời theo dõi sự biến chuyển của cơ thể để bổ sung hoặc giảm bớt cho phù hợp.
Cách lựa chọn và chế biến nấm rơm
Dưới đây là những sai lầm phổ biến trong chế biến nấm mà nhiều người thường mắc phải.
Rửa nấm trực tiếp bằng nước
Thân nấm có dạng xốp, sợi nên khi rửa dễ khiến nước đọng lại trong khe kẽ, khiến món ăn không có được độ ngọt đặc trưng.
Thay vào đó, bạn nên dùng một chiếc khăn giấy ẩm, thấm sạch hoặc chải nhẹ theo đường rãnh. Nếu cảm thấy bất tiện, chị em có thể rửa nhanh nấm dưới vòi nước dạng hơi sương, thấm khô rồi mới chế biến.
Chế biến nấm ở nhiệt độ thấp, ninh lâu
Thân nấm chứa lượng nước đáng kể, việc duy trì ngọn lửa nhỏ khiến nấm khó có thể chín đều. Trường hợp này, các bà nội trợ nên sử dụng ngọn lửa lớn để nước nhanh chóng thoát ra ngoài, làm chín nấm mà vẫn giữ được màu đặc trưng đẹp mắt.
Cho quá ít dầu
Do chế biến ở ngọn lửa lớn nên nấm dễ bị cháy sém. Chính vì vậy, cần tính toán lượng dầu phù hợp ngay từ đầu để chảo nấu không bị quá khô.
Chế biến nấm trong chiếc nồi quá nhỏ
Giống như các loại nguyên liệu khác, sử dụng nồi quá nhỏ khiến nấm khó có thể tiếp xúc nhiệt lượng phù hợp. Tốt nhất, hãy lựa chọn một chiếc chảo đủ lớn để món ăn chín tới, màu sắc đẹp mắt.
Cắt nấm thành nhiều mảnh nhỏ
Bản thân nấm khá tươi xốp nên quá trình chế biến có thể bị tách ra từng mảnh. Chính vì vậy, bạn nên để nguyên chúng hoặc thái thành miếng vừa phải phòng trường hợp nấm bị quắt lại hoặc nát khi đảo với thức ăn.
Ngoài ra khi chế biến các loại nấm, nên nhẹ nhàng tránh làm nấm bị dập nát dễ nhiễm khuẩn
Vết cắt ở nấm sẽ chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí. Vì vậy, nếu sử dụng nấm tươi, tốt nhất nên cắt ngay trước khi dùng hoặc dùng nước cốt chanh bôi vào vết cắt.