Thiên can là gì? Địa chi là gì? Ý nghĩa của thiên can

Phàm là người thích tìm hiểu và nghiên cứu về phong thủy thường đặc biệt chú trọng đến thiên can địa chi. Nếu bạn là người mới bắt đầu thì hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu ý nghĩa thực sự của thiên can, địa chi là gì trong bài viết sau đây nhé!

Thiên can là gì?

Thiên can được chia làm 10 can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Thiên can - địa chi có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy

Trong đó:

  • Năm can dương bao gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
  • Năm can âm bao gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

Căn cứ theo thiên can ngũ hành:

  • Giáp, Ất thuộc Mộc ở phía Đông
  • Bính, Đinh thuộc hỏa ở phía Nam
  • Canh, Tân thuộc Kim ở phía Tây
  • Nhâm, Quý thuộc Thủy ở phía Bắc
  • Mậu, Kỷ thuộc Thổ ở Trung ương.

Ý nghĩa của 10 Thiên can là gì?

  • Thiên can Giáp thuộc dương Mộc

Giáp thường chỉ các cây to lớn trong rừng sâu. Giáp Mộc có tính cách phong nhã, biết tiến thoái, có chí tiến thủ, có lòng trắc ẩn, có tình có nghĩa, làm việc có trách nhiệm nhưng khả năng thích nghi kém, hay vì những sự việc buồn phiền mà hao tâm khổ tứ khi đi hành sự.

  • Thiên can Ất thuộc âm Mộc

Ất thường chỉ các loài hoa cỏ, cây nhỏ mềm yếu, mong manh. Ất Mộc giàu tình yêu thương, đồng cảm, vị tha, tính tình hiền hòa, vẻ ngoài khiêm tốn nhưng bên trong ham muốn mạnh, có tài năng nhưng hay buồn phiền.

  • Thiên can Bính thuộc dương Hỏa

Bính chỉ Thái dương, có ý nghĩa sáng chiếu muôn nơi. Bính Hỏa là anh em của Lửa, tính cách nhiệt tình, vui vẻ, thích hợp với các hoạt động xã giao nhưng hay bị hiểu nhầm là chỉ thích to lớn, hoành tráng.

Thiên can xung - khắc theo quy luật Ngũ hành

  • Thiên can Đinh thuộc âm Hỏa

Đinh chỉ đèn lửa, lò lửa…, thế lửa không ổn định, nếu được thế thì mạnh, mất thế thì yếu. Đinh Hỏa là chị em của Lửa, tính cách cẩn trọng, bí mật nhưng hay đa nghi, thích mưu tính.

  • Thiên can Mậu thuộc dương Thổ

Mậu dùng để chỉ đất đai rộng lớn, thịnh vượng, đất ở bãi đê bồi, có khả năng phòng chống sự lan tràn của sông suối. Mậu Thổ là người trung hậu, chân thành, thẳng thắn và thật thà.

  • Thiên can Kỷ thuộc âm Thổ

Kỷ đại diện cho đất vườn ruộng, rất thích hợp để trồng trọt. Kỷ Thổ là người hướng nội, đa tài đa nghệ, hành sự theo nguyên tắc nhưng độ lượng có hạn, hay đa nghi.

  • Thiên can Canh thuộc dương Kim

Canh là biểu tượng của sắt, dao, kiếm… cứng chắc. Canh Kim là người hào phóng, cởi mở, nhiệt tình và trọng nghĩa khí, có tính hiếu thắng, phá hoại, nhân duyên tốt nên dễ hòa nhập với mọi người.

  • Thiên can Tân thuộc dương Kim

Tân là biểu tượng của chu bảo, đá quý, diệu kim… Tân Kim có tính cách âm trầm, trọng tình cảm, hư vinh mà lại thích giữ thể diện, có lòng tự tôn cao nhưng thiếu ý chí kiên cường.

  • Thiên can Nhâm thuộc dương Thủy

Nhâm dùng để chỉ nước của biển lớn. Nhâm Thủy là anh em của Nước, có ý chí hùng vĩ lớn mạnh, tràn đầy dũng khí, có thể kiềm chế và bao dung nhưng cũng có tính ỷ lại rất cao, làm việc không tập trung cao độ.

  • Thiên can Quý thuộc âm Thủy

Quý chỉ nước trong mưa sương, có ý nghĩa khép kín và sinh sôi, phát triển bên trong. Quý Thủy là chị em của Nước, là người hướng nội, bình tĩnh, dịu dàng, làm việc cẩn thận, chú trọng nguyên tắc và không theo thực tế. Do đó, nội tâm thường bất ổn, có lúc có tính phá hoại, thích khuynh hướng xuyên thủng như sừng nhọn của sừng bò.

 

 

Địa chi là gì?

Địa chi là một vật trong tứ trụ có hình, xung, khắc, hại, hợp với nhật nguyên, bao gồm 12 địa chi được chia thành âm – dương như sau:

  • 6 Địa chi dương: Tý, Ngọ, Dần, Tuất, Thìn, Thân.
  • 6 Địa chi âm: Sửu, Tỵ, Hợi, Mão, Mùi, Dậu.

12 địa chi tương ứng với 12 con giáp

Theo sách “Quần thư thảo dị”, 12 địa chi được tính theo chu kỳ của mặt trăng có ý nghĩa như sau:

  • Tý: tu bổ và nuôi dưỡng, dương khí giúp vạn vật sinh sôi và phát triển.
  • Sửu: kết lại, mang ý nghĩa mầm non không ngừng lớn lên.
  • Dần: dẫn dắt và đổi dời, mầm mới nhú đã trồi lên mặt đất.
  • Mão: đội, vạn vật muốn sinh sôi, phát triển đều phải đội đất mà lên.
  • Thìn: chấn động, vạn vật muốn lớn lên đều phải trải qua biến cố, thăng trầm.
  • Tị: bắt đầu, vạn vật đều bắt đầu từ đây.
  • Ngọ: bắt đầu tỏa ra, cành lá của vạn vật bắt đầu mọc.
  • Mùi: ám muội, sự bắt đầu của âm khí khiến vạn vật suy giảm.
  • Thân: thân thể, sự trưởng thành của vạn vật.
  • Dậu: già, vạn vật đều trưởng thành, già dặn.
  • Tuất: diệt, vạn vật đều sẽ bị suy diệt.
  • Hợi: hạt, vạn vật đều được thu kết thành hạt cứng.

Thuộc tính của Thiên Can trong phong thủy

Thiên can hợp khắc không nằm ngoài quy luật tương sinh – tương khắc của Ngũ hành. Điều đó có nghĩa là can này có thể bồi đắp, nuôi dưỡng cho can kia lớn mạnh hoặc hai can cùng dựa vào nhau để sinh trưởng. Ngược lại, can này có thể ngăn chặn, kìm hãm sự phát triển của can kia hoặc hai can tự kiềm chế lẫn nhau.

Thiên can gắn liền với quy luật tương sinh, tương khắc của Ngũ hành

Một Thiên can không chỉ có mối quan hệ tương tác duy nhất với Thiên can khác. Nó có thể sinh – hợp, xung – khắc với các Thiên can khác, khi kết hợp với Thiên can này là xấu nhưng với Thiên can khác lại là tốt.

Thiên can tương hợp

Dưới đây là danh sách Thiên can hợp hóa tương ứng theo Ngũ hành:

  • Giáp (dương Mộc), Kỷ (âm Thổ) hợp hóa Thổ
  • Ất (âm Mộc), Canh (dương Kim) hợp hóa Kim
  • Bính (dương Hỏa), Nhâm (dương Thủy) hợp hóa Thủy
  • Mậu (dương Thổ) Quý (âm Thủy) hợp hóa Hỏa.

Thiên can tương khắc

Theo Ngũ hành tương khắc, ta có các cặp can chi xung khắc như sau:

  • Giáp, Ất (Mộc) khắc Mậu, Kỷ (Thổ)
  • Bính, Đinh (Hỏa) khắc Canh, Tân (Kim)
  • Mậu, Kỷ (Thổ) khắc Nhâm, Quý (Thủy)
  • Canh, Tân (Kim) khắc Giáp Ất (Mộc)
  • Nhâm, Quý (Thủy) khắc Bính, Đinh (Hỏa).

Vậy nếu Thiên can xung khắc thì sao? Thiên can xung khắc hoặc Thiên can sát mạng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh, hôn nhân, gia đình và sự nghiệp của mỗi người. Chính vì vậy, tốt nhất nên tránh kết hợp hoặc tìm cách hóa giải xung khắc.

Thiên can dự đoán tính cách, luận giải vận mệnh

Thiên can tương xung

Các cặp Thiên can tương xung bao gồm: Giáp – Canh, Ất – Tân, Nhâm – Bính, Quý – Đinh. Mậu –  Kỷ (Thổ) ở trung tâm nên không xung.

Lý giải: Giáp thuộc dương Mộc, phía Đông, Canh thuộc dương Kim, phía Tây. Dương –  Dương cùng loại đẩy nhau, Kim –  Mộc tương khắc, có phương vị trái ngược nên gọi là tương xung. Các can còn lại có thể diễn giải tương tự.

Thiên can tương sinh

Dương sinh Âm, Âm sinh Dương là Địa ấn:

  • Quý (Thủy) sinh Ất (Mộc), Ất (Mộc) sinh Đinh (Hỏa)
  • Đinh (Hỏa) sinh Kỷ (Thổ), Kỷ (Thổ) sinh Tân (Kim)
  • Tân (Kim) sinh Quý (Thủy), Quý (Thủy) sinh Ất (Mộc)
  • Giáp (Mộc) sinh Bính (Hỏa), Bính (Hỏa) sinh Mậu (Thổ)
  • Mậu (Thổ) sinh Canh (Kim), Canh (Kim) sinh Nhâm (Thủy)
  • Nhâm (Thủy) sinh Giáp (Mộc), Giáp (Mộc) sinh Bính (Hỏa).

Dương sinh Dương,  Âm sinh Âm là Thiên ấn:

  • Đinh (Hỏa) sinh Mậu (Thổ), Mậu (Thổ) sinh Tân (Kim)
  • Tân (Kim) sinh Nhâm (Thủy), Nhâm (Thủy) sinh Ất (Mộc)
  • Ất (Mộc) sinh Bính (Hỏa), Bính (Hỏa) sinh Kỷ (Thổ)
  • Kỷ (Thổ) sinh Canh (Kim), Canh (Kim) sinh Quý (Thủy)
  • Quý (Thủy) sinh Giáp (Mộc), Giáp (Mộc) sinh Đinh (Hỏa).

Ý nghĩa và ứng dụng của Thiên can

Từ xa xưa, khoa học phong thủy và tử vi thường dựa vào Thiên can để tính toán và luận giải vận mệnh, dự đoán tính cách của một người… Ngoài ra, Thiên can hợp với tháng sinh còn ảnh hưởng đến sự hưng vượng, tốt – xấu khác nhau của số mệnh.

  • Đối với hôn nhân

Thiên can là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự hòa hợp và bền vững trong cuộc sống hôn nhân.

Thiên can ảnh hưởng đến hôn nhân và sự nghiệp

Nếu hai vợ chồng thuộc hai Thiên can tương sinh thì gia đình hòa thuận, êm ấm, công việc, sự nghiệp của vợ (chồng) suôn sẻ, thuận lợi, may mắn và dễ đạt được thành công.

  • Đối với công việc

Trong kinh doanh, hợp tác làm ăn trong công việc, cần lựa chọn người hợp tuổi, hợp Thiên can để hỗ trợ, bổ sung, thậm chí kiềm chế nhược điểm của nhau để cùng đạt được mục tiêu chung.

Ngược lại, nếu Thiên can xung khắc, công việc làm ăn khó thuận lợi, thậm chí còn dẫn đến cảnh tán gia bại sản, trắng tay.

 

 

Trên đây là tổng hợp kiến thức về thiên can địa chi ngũ hành, chắc hẳn bạn đã biết rõ thiên can là gì? địa chi là gì rồi phải không? Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp các bạn nhập môn phong thủy dễ dàng hơn!

Rate this post

Viết một bình luận