Thiết kế nội thất được ứng dụng cho các công trình xây dựng kiến trúc nhà ở, tòa nhà văn phòng, nhà hàng, quán ăn, quán cafe… Vậy thiết kế nội thất là gì? Thiết kế nội thất là việc phân chia các phòng chức năng, sắp xếp phương tiện sinh hoạt, đồng thời phối hợp hài hòa các yếu tố về màu sắc, ánh sáng, kiến trúc và các vật dụng trang trí (đảm bảo yếu tố phong thủy, thẩm mỹ) để tạo nên không gian sống đẹp, thoải mái và tiện nghi cho gia chủ.
1. Bố cục thiết kế nội thất là gì?
Một ngôi nhà tiêu chuẩn cần thiết nhất mà ai cũng cần trang bị cho mái ấm của mình đó là phải hiểu được thiết kế nội thất là gì?. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà kiến trúc sư và những khách hàng của họ cho rằng: “Được đặt quan trọng hàng đầu khi thiết kế là bố cục ngôi nhà”, sau đó mới đến xác định nên trang trí nội ngoại thất như thế nào?
2. Tầm quan trọng của ngành thiết kế nội thất
Thiết kế thi công nội thất là một khâu cực kỳ quan trọng và không thể tách rời trong ngành kiến trúc. Kiến trúc chính là phần xác còn nội thất bên trong chính là phần hồn. Nội thất bao hàm không gian bên trong của công trình kiến trúc phục vụ nhu cầu làm việc, sinh hoạt hay giải trí và thư giãn. Điều này quyết định yếu tố thẩm mỹ và công năng của căn nhà.
Một công trình có kiến trúc bề ngoài hoành tráng, hình dáng độc đáo và hiện đại nhưng bố trí nội thất không hài hòa, không mang đến sự tiện dụng thì nó chỉ là một công trình chưa được hoàn thiện.
>>> Xem ngay: Nguyên lý thiết kế nội thất để áp dụng khi cần thiết!
3. Các loại hình của thiết kế nội thất là gì?
3.1 Thiết kế nhà ở
Đây là loại hình góp phần mang đến một không gian sống đẹp, tiện nghi và thoải mái. Tùy thuộc vào nhu cầu gia chủ về mục đính sử dụng, sở thích riêng, kết cấu, kiến trúc sư tư vấn phong cách phù hợp nhất.
Các loại hình bố trí nội thất nhà ở bao gồm:
- Nội thất chung cư: Gồm 2 loại hình theo diện tích và số phòng ngủ. Theo diện tích, thiết kế chung cư dao động từ 25m2 – 100m2, còn theo số phòng ngủ thì từ 1- 4 phòng ngủ.
- Nội thất biệt thự: Gồm thiết kế biệt thự nhà phố, liền kề, song lập, đơn lập, biệt thự nghỉ dưỡng,…
- Nội thất nhà phố, nhà ống, nhà liền kề: Những kiểu nhà này sở hữu chiều ngang hẹp nhưng lại có chiều sâu lớn. Đây là những kiểu nhà thông dụng tại Việt Nam hiện nay.
>>> Đừng bỏ lỡ: Cách thiết kế nội thất thông minh
3.2 Bố trí các không gian riêng lẻ
Loại hình thiết kế này được áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu cải tạo hoặc thiết kế cho một số không gian nhất định.
Các loại hình thiết kế nội thất không gian riêng lẻ:
- Thiết kế phòng khách: phòng khách không đơn thuần là nơi tiếp khách mà còn là không gian sinh hoạt chung, thể hiện cá tính riêng của gia chủ. Do đó khi thiết kế nội thất phòng khách, phải đáp ứng được yêu cầu về tính hiện đại, sang trọng và tiện nghi.
- Thiết kế phòng bếp: Phòng bếp được thiết kế tùy thuộc vào diện tích và loại hình nhà ở.Nguyên lý thiết kế nội thất cho những căn phố lớn hay căn biệt thự, thì phòng bếp được bố trí độc lập. Với những căn hộ nhỏ hẹp thì phòng bếp liền kề với phòng khách là phương án tối ưu nhất.
- Thiết kế phòng ngủ:
- Thiết kế phòng ngủ cần mang đến sự thoải mái và thư giãn cho người sử dụng. Ngoài ra, nên lưu ý kết hợp hài hòa giữa các yếu tố như màu sắc, đồ nội thất, ánh sáng và phong thủy.
- Các loại phòng ngủ bao gồm thiết kế phòng ngủ master, phòng ngủ cho trẻ em… Những món đồ nội thất sử dụng bao gồm giường ngủ, bàn trang điểm, tủ đựng quần áo,…
- Thiết kế phòng sinh hoạt chung: Với những ngôi nhà có diện tích rộng rãi thì có thể bố trí một phòng sinh hoạt chung tách rời hẳn với không gian phòng khách.
- Thiết kế phòng thờ: Với nhà phố hay biệt thự, phòng thờ thường sẽ được bố trí riêng. Tuy nhiên, với căn hộ chung cư thì phòng thờ được đặt trong phòng khách hoặc sử dụng bàn thờ với thiết kế treo tường.
- Thiết kế phòng karaoke: Đảm bảo cách âm tốt. Bên cạnh đó kiến trúc sư phải phát huy hết được yếu tố về âm thanh và ánh sáng.
- Thiết kế phòng ban công, lô gia: Nhà phố hay biệt thự thường có thiết kế ban công, còn lô gia thường thấy ở những căn hộ chung cư, nhà phố hoặc biệt thự tùy theo yêu cầu của gia chủ.
- Thiết kế nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh thường được bố trí nằm bên trong nhà tắm. Các chất liệu được sử dụng phổ biến bao gồm: gỗ, đá, kính…
>>> Tham khảo: Phong cách thiết kế nội thất chung cư mang những nét đặc biệt
3.3 Không gian nội thất kinh doanh
Trong kinh doanh thiết kế nội thất là gì? Bật mí các hoạt động sau:
- Nội thất cho cửa hàng, quán ăn, quán cafe: Dựa vào từng không gian cụ thể để lên ý tưởng, lựa chọn phong cách, bố trí ánh sáng, màu sắc sao cho phù hợp, giúp khách hàng có được những trải nghiệm tốt nhất.
- Nội thất văn phòng làm việc: Mục đích giúp tăng sự hứng thú của nhân viên, nâng cao hiệu suất. Ngoài ra, một văn phòng làm việc đẹp còn là cách tạo ấn tượng với khách hàng và đối tác.
- Nội thất cho khách sạn: Cần đảm bảo được sự thoải mái và tính tiện nghi trong không gian. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có trở lại khách sạn để nghỉ ngơi nữa hay không.
- Thiết kế nội thất cho cửa hàng kinh doanh bán lẻ: Một cửa hàng có nội thất đẹp giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Do đó, cần phải lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới.
- Thiết kế nội thất trường học: Đây là yếu tố quan trọng tạo dựng nên một môi trường giáo dục tốt nhất.
- Thiết kế nội thất hệ thống spa, thẩm mỹ viện: Đảm bảo mang đến sự thoải mái cho khách hàng.
>>> Mời bạn tham khảo ngay thi công nội thất chung cư đẹp
4. Những thành phần chính trong việc thiết kế nội thất
Ngoài việc tìm hiểu về khái niệm thiết kế nội thất, các yếu tố thiết kế nội thất cũng là điều cần nắm rõ.
4.1 Thành phần bắt buộc
Bao gồm các yếu tố của công trình kiến trúc như tường, trần nhà, sàn, cửa và cửa sổ. Những thành phần này sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ chung của toàn bộ căn nhà và việc lựa chọn tông màu chủ đạo cho các không gian riêng biệt. Cách phối màu trong thiết kế nội thất tốt sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Gia chủ nên đề xuất phong cách thiết kế nội thất mà mình mong muốn. Phong cách hiện đại hay cổ điển? Tân cổ điển hay Scandinavian? Bởi phong cách thiết kế sẽ quyết định đến những yếu tố còn lại.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo ý tưởng phong cách thiết kế nội thất không mâu thuẫn với phong cách kiến trúc của ngôi nhà. Ví như kiến trúc hiện đại mà bài trí nội thất với đường nét uốn lượn, rườm rà thì hoàn toàn không phù hợp.
>>> Xem ngay: Thiết kế phòng bếp đẹp để áp dụng cho tổ ấm nhà bạn nhé!
4.2 Các vật thể trang trí
Các vật thể trang trí thường được sử dụng trong thiết kế nội thất là gì? Để tăng thêm tính thẩm mỹ, sự sinh động cho không gian, kiến trúc sư thường sử dụng tranh treo tường, các bức tượng hay các lọ hoa, chậu cây cảnh,…
4.3 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế nội thất. Khi lên ý tưởng, người thiết kế cần tìm cách phối hợp cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo.
Đối với ánh sáng tự nhiên, bạn cần nghiên cứu qua về hướng đất, hướng gió, hướng ánh sáng để bố trí cửa đón sáng hợp lý, đồng thời đảm bảo về mặt phong thủy.
Còn với ánh sáng nhân tạo thì hiện nay có rất nhiều loại đèn chiếu sáng với các cường độ và kiểu cách khác nhau. Bạn cần căn cứ vào từng không gian và thói quen sinh hoạt (ấm cúng, tập trung cao…). Từ đó đưa ra lựa chọn loại đèn phù hợp nhất.
4.4 Âm thanh
Âm thanh tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, não bộ của con người phát triển và tái tạo. Đồng thời, Nó làm không gian sống thêm phần lãng mạn, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Vì vậy khi thiết kế nội thất, yếu tố âm thanh rất được chú trọng để mang đến cho con người cảm giác thư thái, hạnh phúc.
4.5 Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu nội thất không những đáp ứng yêu cầu về tính thẩm mỹ mà còn phải giải quyết được bài toán về bảo vệ sinh thái, tiết kiệm năng lượng hay sử dụng hiệu quả các vật liệu tái chế.
Sử dụng vật liệu tái chế là xu hướng thiết kế nội thất hiện đại. Vật liệu này không chỉ tăng thêm tính độc đáo, tạo nên phong cách riêng cho căn hộ mà còn giúp làm giảm thiểu được rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.
4.6 Trang thiết bị công năng
Các trang thiết bị công năng trong thiết kế nội thất là gì? Đó là các trang thiết bị sử dụng cho từng phòng chức năng. Chúng vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình vừa góp phần nâng cao hiệu quả thẩm mỹ của không gian.
Ví dụ: Phòng khách không thể thiếu bộ ghế sofa, bàn uống trà, kệ tivi. Phòng ngủ không thể không có giường ngủ, bàn trang điểm, tủ đựng quần áo. Phòng bếp không thể nào thiếu đi kệ bếp, tủ bếp, bàn ăn.
Đối với các thiết kế nội thất kinh doanh, thiết kế sư phải lên kế hoạch bố trí trang thiết bị cho những người khách không thể gặp mặt. Lúc này, kinh nghiệm về xã hội, khả năng phán đoán của người thiết kế trở thành yếu tố quyết định thành công.
5. Công việc của người thiết kế nội thất
5.1 Tìm hiểu đặc điểm của gia chủ
Người thiết kế nội thất cần phải tìm hiểu rõ về các đặc điểm của gia chủ bao gồm nhu cầu, sở thích, phong cách để tạo ra mẫu thiết kế phù hợp nhất dựa theo yêu cầu của khách hàng.
Thiết kế nội thất phòng ngủ cho người lớn từ phong cách cho đến kích thước giường ngủ, màu sắc sử dụng…. sẽ hoàn toàn khác với phòng ngủ dành cho các bé. Phòng ngủ dành cho bé gái năng động cũng sẽ khác với phòng ngủ dành cho bé gái dịu dàng.
Do đó, điều quan trọng nhất khi thiết kế nội thất đó là hãy trao đổi với khách hàng của mình, lấy ý kiến của họ để cùng kiến tạo nên không gian hợp lý nhất. Chính khách hàng sẽ nói cho bạn biết họ muốn đi theo phong cách nào. Việc của bạn là phát triển mong muốn khách hàng trở nên có thẩm mỹ.
5.2 Bố trí khu vực phù hợp
Khi thiết kế nội thất, người chịu trách nhiệm thiết kế sẽ đưa các phương án bố trí nội thất phù hợp nhất với công năng sử dụng của những thiết bị đó. Đồng thời, đảm bảo được sự thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày của gia chủ.
5.3 Chọn màu sắc, vật liệu
Căn cứ vào ý tưởng của bản thân kết hợp với phong cách thiết kế nội thất để chọn lựa tông màu chủ đạo, chất liệu đồ nội thất, ốp lát cho những thành phần bắt buộc.
Nhà thiết kế cũng cần phải nắm rõ về tính năng, giá cả, kỹ thuật thi công của các vật liệu được dùng trong nội thất như sơn, gạch ốp, vải… Qua đó có thể chọn lựa được vật liệu phù hợp nhất với phong cách thiết kế và điều kiện tài chính của gia chủ.
5.4 Chọn trang thiết bị công năng
Lựa chọn trang thiết bị như bàn, tủ, ghế ngồi,… không chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích sử dụng mà còn là yếu tố tạo ra phong cách kiến trúc riêng của từng gia chủ.
Thông thường, những công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp sẽ có hẳn xưởng sản xuất đảm nhiệm việc thi công đồ nội thất. Sau đó, họ sẽ bài trí trong công trình thất, đảm bảo được sự thống nhất về ý tưởng và phong cách thiết kế.
5.5 Giám sát xây dựng
Giám sát xây dựng trong thiết kế là gì? Nhân viên thiết kế nội thất sẽ đảm nhiệm việc giám sát toàn bộ quá trình thi công nội thất. Để làm được việc này, người thiết kế phải có chuyên môn và mắt thẩm mỹ. Triển khai công việc phân loại vật liệu đáp ứng yêu cầu và đảm bảo sự hòa hợp với nhau khi đặt ở một bối cảnh.
Gói gọn lại, để giải quyết vấn đề thiết kế nội thất là gì? Đó là những đồ vật hiện hữu bên trong ngôi nhà. Việc của chúng ta là làm sao để xây dựng một sự thống nhất bằng cách kết hợp hài hòa giữa màu sắc và các đồ vật giúp mái ấm trở nên đẹp và nổi bật hơn.
Qua bài viết, DNU Decor đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về tổng quan ngành thiết kế nội thất và thiết kế nội thất là gì? Nếu bạn cần đến một đơn vị thiết kế nội thất uy tín để thiết kế hay cải tạo không gian sống của gia đình theo xu hướng thiết kế nội thất 2021, hãy liên hệ ngay với đơn vị thiết kế nội thất chuyên nghiệp DNU Decor theo hotline: (+84) 0868.565.778.