Thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì để cải thiện sức khỏe

Câu hỏi thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì được rất nhiều người đặt ra khi đối mặt với tình trạng này. Vì dinh dưỡng sẽ góp phần quan trọng trong quá trình khắc phục tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ. Do đó, trong bài viết có chủ đề thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì của GHV KSol sẽ gợi ý cho bạn những lựa chọn phù hợp.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu vài điều về thiếu máu hồng cầu nhỏ

1.1. Tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?

Nói tới thiếu máu hồng cầu nhỏ là nhắc tới tình trạng thiếu máu mà kích thước trung bình của hồng cầu nhỏ hơn so với kích cỡ bình thường. Bình thường, thể tích trung bình hồng cầu (MCV) ở khoảng 80 – 100 fl. Khi thể tích hồng cầu nhỏ hơn khoản này thì được gọi là hồng cầu nhỏ.

Tình trạng này là kết quả của sự khiếm khuyết hoặc thiếu hụt quá trình tổng hợp hemoglobin.

Có thể nói một cách dễ hiểu hơn về tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ đó là không chỉ số lượng của các tế bào hồng cầu ít hơn kích thước của chúng cũng nhỏ hơn so với bình thường.

Khi mắc tình trạng thiếu máu này, khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu sẽ bị giảm đi và dẫn đến tình trạng thiếu oxy đến các cơ quan. Nếu kéo dài sẽ khiến cho sức đề kháng của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng.

thieu-mau-hong-cau-nho-nen-an-giThiếu máu hồng cầu nhỏ là tình trạng suy giảm cả số lượng và kích thước của hồng cầu

1.2. Các triệu chứng của thiếu máu hồng cầu nhỏ

Ở giai đoạn đầu, thiếu máu hồng cầu nhỏ thường khó nhận biết bởi các dấu hiệu không rõ rệt. Chỉ khi có sự ảnh hưởng rõ rệt của sự thiếu hụt tế bào hồng cầu thì mới xuất hiện các triệu chứng có thể nhận biết như:

  • Chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.
  • Thường xuyên có cảm giác khó thở, khó chịu ở vùng ngực.
  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt là ở môi và vùng móng tay.
  • Tâm trạng dễ cáu gắt vô cớ.
  • Cơ thể mệt mỏi, đuối sức mặc dù không lao động hay tập luyện nặng nhọc.
  • Móng tay dễ gãy hay bị lõm xuống thành hình thìa.
  • Lạnh bàn chân, bàn tay.
  • Mí mắt nhạt màu ở bên trong.

2. Những chất dinh dưỡng giúp làm tăng lượng hồng cầu

  • Sắt: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hemoglobin. Khi bị thiếu sắt đồng nghĩa với việc hồng cầu có thể mất đi khả năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể hoặc bị chết sớm hơn. Do đó, có thể nói bổ sung sắt là việc quan trọng hàng đầu để tăng lượng hồng cầu cũng như nuôi dưỡng tế bào này.
  • Vitamin B12: Không chỉ quan trọng đối với chức năng của não, vitamin B12 còn góp phần tăng sản xuất hồng cầu mới. Do đó, nếu thiếu vitamin B12 sẽ có thể cản trở sự phát triển hoàn thiện của tế bào hồng cầu.
  • Vitamin B9: Hay còn được gọi với tên khác là acid folic hay folate. Vitamin B9 là một chất rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh và tuyến thượng thận. Thiếu máu đôi khi cũng có thể xảy ra do thiếu hụt vitamin B9. 
  • Vitamin C: Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh hồng cầu của cơ thể nhưng vitamin C có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Qua đó mà tạo điều kiện cho quá trình tạo hồng cầu.
  • Đồng: Cơ thể cần khoáng chất đồng để sử dụng được sắt trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Nếu thiếu hụt đồng đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt và nuôi dưỡng hồng cầu.
  • Vitamin A: Hay còn được gọi là retinol có vai trò tương tự như đồng, góp phần gia tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể.

Như vậy, khi bị thiếu máu hồng cầu nhỏ, người bệnh nên tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất đã kể trên để thúc đẩy và tăng chất lượng của quá trình tạo hồng cầu.

3. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì

thieu-mau-hong-cau-nho-nen-an-gi-1-Thiếu máu hồng cầu nhỏ nên gì để cải thiện sức khỏe?

3.1. Cà chua

Hai thành phần chính có trong cà chua là nước và vitamin C, giúp cho việc hấp thu sắt của cơ thể được dễ dàng. Bên cạnh đó, trong cà chua còn chứa lycopen, vitamin E, beta caroten có tác dụng chăm sóc tóc, da và phòng ngừa bệnh ung thư.

3.2. Củ cải trắng

Củ cải trắng có nhiều hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn, kháng khuẩn tốt. Không những thế, lượng sắt cùng các loại vitamin và khoáng chất khác trong củ cải giúp tăng cường hấp thụ và vận chuyển oxy trong máu, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu một cách hiệu quả.

3.3. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì – Mơ khô

Là một trong những thực phẩm được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong thành phần của mơ khô có yếu tố sắt giúp cơ thể tăng cường tổng hợp sắt cùng nhiều chất dinh dưỡng khác, giúp phát triển toàn diện cơ bắp và hệ tim mạch.

3.4. Bí ngô

Bí ngô là nguyên liệu cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Sắt, magie, đồng, kẽm, vitamin A, B, PP, folic… Bí ngô có nhiều nước, vị ngọt, tính hàn và cùng với hàm lượng axit folic dồi dào nên có thể dùng để cải thiện tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ. Bạn có thể dùng bí ngô để nấu canh, nấu cháo hoặc làm nước ép bổ sung mỗi ngày.

3.5. Lựu

Các chuyên gia khuyến cáo người bị thiếu máu nên sử dụng lựu nhiều hơn trong chế độ ăn. Vì trong thành phần của quả lựu có chứa nhiều sắt và acid ascorbic – chất giúp điều hòa và tăng lượng máu trong cơ thể. Do đó, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép lựu uống thường xuyên để cải thiện huyết sắc tố cũng như hồng cầu.

thieu-mau-hong-cau-nho-nen-an-gi-3Lựu là một trong những loại thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu hồng cầu nhỏ

3.6. Cải bó xôi

Cải bó xôi là còn có nhiều cái tên khác nhau như rau bina, rau chân vịt. Không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà cải bó xôi còn bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Nhờ đó, dùng cải bó xôi sẽ hỗ trợ cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ.

3.7. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì – Chuối

Chuối là loại trái cây quen thuộc, có chứa các vi lượng kẽm, sắt, axit folic nên có khả năng đẩy mạnh sản xuất hồng cầu. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 2 – 3 trái chuối sau khi đã ăn no để tránh dư thừa chất và ảnh hưởng xấu đến dạ dày và quá trình trao đổi chất của cơ thể.

3.8. Nho khô

Hàm lượng cao vitamin B, sắt, đồng và nhiều hoạt chất khác trong nho khô có lợi cho quá trình sản xuất hồng cầu. Do đó, khi gặp phải tình trạng thiếu máu thì bạn có thể ăn nho khô hàng ngày với lượng vừa phải để cải thiện.

3.9. Dưa hấu

Dưa hấu là loại quả có chứa hàm lượng vitamin, nước và sắt vô cùng dồi dào. Vậy nên dưa hấu chính là một trong những câu trả lời cho thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì. Loại trái cây này này không chỉ có giá rẻ, dễ kiếm mà còn giúp cải thiện số lượng, chất lượng hồng cầu, lợi tiểu, tốt cho thận và huyết áp.

3.10. Quả mận

Trong thành phần của mận có chứa sắt, vitamin C, magie nên có thể giúp cân bằng quá trình vận chuyển oxy, tăng sản sinh hồng cầu và cải thiện nồng độ huyết sắc tố.

3.11. Quả cam

Sắt sẽ được hấp thụ nhanh hơn nếu có sự có mặt của vitamin C. Mà cam lại đồng thời có chứa cả hai chất này. Vì thế, mỗi ngày bạn có thể bổ sung một quả cam sau khi ăn để cải thiện tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ.

3.12. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì – Ăn táo

Táo còn khả năng bổ máu và tăng cường sản sinh huyết sắc tố, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, nâng cao sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua. Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà táo còn được nhiều chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp dáng, đẹp da.

3.13. Quả đào

Các chất dinh dưỡng có trong thành phần của quả đào sẽ hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào hồng cầu và hạn chế khiếm khuyết trong quá trình này. Nhờ vậy mà cải thiện được các bệnh về máu, bao gồm thiếu máu hồng cầu nhỏ. Bên cạnh đó, quả đào còn có tác dụng tăng cường thị lực, giúp giảm cân.

3.14. Củ dền đỏ

Qua nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh nếu như bạn duy trì đều đặn uống hai cốc nước ép củ dền đỏ mỗi ngày thì lượng hồng cầu trong máu sẽ tăng đáng kể . Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức củ dền đỏ theo cách khác như nấu canh, nấu cháo hay nấu súp để tránh nhàm chán.

thieu-mau-hong-cau-nho-nen-an-gi-2Uống nước ép củ dền đỏ đều đặn sẽ giúp tăng hồng cầu

3.15. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì – Rau má

Trong thành phần của rau má rất giàu chất diệp lục, là chất có cấu trúc phân tử tương tự như hemoglobin trong máu của con người. Vì thế, sử dụng thường xuyên rau má sẽ giúp thúc đẩy sản sinh đồng thời cả về hồng cầu lẫn tiểu cầu cho cơ thể.

Không chỉ vậy, rau má còn rất thanh mát, giúp giải nhiệt, giải độc cho cơ thể. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng máu tốt hơn và tái tạo lại những tế bào hồng cầu bị tổn thương.

3.16. Một số loại hạt

Một số loại hạt như hạt điều, hạt dẻ, hạt hạnh nhân, quả óc chó… có chứa hàm lượng protein và sắt cao. Nhờ đó, thường xuyên sử dụng các loại hạt này góp phần tăng lượng hồng cầu máu đáng kể. Hơn thế nữa, các loại hạt này còn cung cấp nguồn năng lượng lành mạnh cho cơ thể, hạn chế nguy cơ thừa cân, béo phì.

3.17. Một số loại thực phẩm khác

Bên cạnh các thực phẩm kể trên, còn rất nhiều thực phẩm khác mà người bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nên bổ sung đúng cách, đó là:

  • Các loại rau xanh.
  • Các loại nấm.
  • Khoai tây.
  • Các loại thịt đỏ.
  • Các loại hải sản.
  • Đậu xanh, đậu hũ.
  • Gan bò.
  • Các loại quả mọng như dâu tây, phúc bồn tử, việt quất…

4. Người bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nên kiêng ăn gì?

Để không làm cho tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn, người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào.
  • Đồ ăn cay nóng có nhiều các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, hồi…
  • Thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
  • Không uống bia rượu, cafe, nước ngọt có ga, không hút thuốc lá.
  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh quy…

5. Một số biện pháp khác giúp tăng lượng hồng cầu trong cơ thể

Ngoài cách khắc phục tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ bằng chế độ ăn thì bạn có thể áp dụng một số cách giúp tăng cường hồng cầu và lưu thông máu sau đây để cải thiện tình hình:

Lên kế hoạch rèn luyện thể dục thể thao vừa sức

Bạn có thể lựa chọn đi bộ, đạp xe, bơi hay thực hiện bất kỳ động tác nào vừa sức của mình và mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút để thực hiện. Việc tập thể dục vừa sức, đều đặn sẽ giúp việc lưu thông máu, tuần hoàn máu trong cơ thể được hiệu quả. Nhờ đó mà các vấn đề thiếu máu hồng cầu nhỏ sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Uống đủ nước mỗi ngày

Mỗi ngày cơ thể cần tới 2 – 2.5 lít nước để đảm bảo vào quá trình trao đổi chất. Khi cơ thể được bổ sung đủ nước, lượng oxy sẽ kích thích sản sinh nhiều hồng cầu hơn tại tủy xương. Qua đó, các tế bào máu sẽ phát triển toàn diện, không bị thiếu hụt về kích thước hay số lượng nếu được kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Giữ tinh thần lạc quan

Tinh thần thoải mái, tươi vui, yêu đời không chỉ có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh tổng hợp hồng cầu mà còn với cả sức khỏe tổng thể. Vì thế, bạn nên tạo tâm trạng vui vẻ, tránh lo lắng, buồn bã quá nhiều để hạn chế đến mức tối đa thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Qua bài viết này, bạn đã tìm được cho mình câu trả lời cho thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì chưa? GHV KSol rất hy vọng là bạn đọc đã có được cho bản thân câu trả lời đầy đủ nhất rồi nhé!

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu

GHV KSOL de khangGHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Rate this post

Viết một bình luận