Thịt vịt là thị trắng hay thịt đỏ? – Bệnh viện Vinmec

Thịt vịt trở thành món ăn quen thuộc ở khắp nơi trên thế giới trong đó đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù là nguồn giàu protein và cung cấp một số vitamin, khoáng chất trong nhiều bữa ăn, nhưng thịt vịt vẫn có một số nhầm lẫn về việc là thịt đỏ hay thịt trắng. Hãy cùng thảo luận về sự khác biệt giữa thịt đỏ, thịt trắng và cách phân loại thịt vịt trong bài viết này.

1. Thịt trắng hay thịt đỏ là gì?

Xét về mặt sinh hóa, các nhà dinh dưỡng thường phân loại thịt trắng hay thịt đỏ dựa trên hàm lượng myoglobin. Myoglobin là một loại protein được tìm thấy trong mô cơ của động vật, có khả năng liên kết với nguyên tử oxy. Khi có sự liên kết với oxy, phức hợp này sẽ trở thành màu đỏ, do đó tạo nên màu đỏ cho thịt. Hàm lượng myoglobin cao hơn trong các loại thịt như thịt bò hoặc thịt cừu. Đây cũng là lý do tại sao chúng được xếp vào nhóm thịt đỏ. Mặt khác, một số loại thịt gia cầm như thịt gà không chứa nhiều myoglobin nên được xếp vào nhóm thịt trắng.

Không những thế, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc của thịt. Thịt từ động vật già hơn, cũng như thịt tiếp xúc với oxy và không được bảo quản trong bao bì chân không, có xu hướng sẫm màu hơn; hay các miếng thịt từ các vùng cơ sử dụng nhiều oxy hơn cũng có thể có màu đỏ hơn. Đây là nguyên nhân lý giải tại sao đùi và chân gà có màu sẫm hơn ức.

2. Thịt vịt thuộc nhóm nào?

Theo thống nhất từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thịt vịt được phân loại là thịt trắng. Gia cầm, bao gồm động vật hai chân như thịt gà, gà tây và thịt vịt, được coi là thịt trắng. Các loại gia súc bốn chân, chẳng hạn như bò, lợn và cừu, được khoa học phân loại là thịt đỏ.

Tuy nhiên, mặc dù thịt vịt được xếp vào cùng nhóm với thịt gà và gà tây, nhưng nó có xu hướng có nhiều myoglobin hơn và có màu sẫm hơn. Điều này là do vịt có thể bay và vận động cơ ức, trong khi gà và gà tây thì không. Thịt vịt có màu sẫm hơn ức và tương đương với màu đùi hoặc chân của gà hoặc gà tây. Tuy nhiên, thịt vịt lại không sẫm màu như thịt bò hoặc thịt cừu.

Thịt vịt là thị trắng hay thịt đỏ?

3. Những nét ẩm thực độc đáo của thịt vịt

Theo truyền thống ẩm thực, thịt vẫn còn thấy sẫm màu khi nấu chín được coi là thịt đỏ. Dựa vào nghĩa này, thịt vịt có thể được coi là thịt đỏ trong nhà bếp. Trên thực tế, tương tự như thịt bò, thịt vịt thường được chế biến ở mức vừa phải và có màu hơi hồng ở bên trong tại các nhà hàng. Ngoài ra, do hàm lượng chất béo cao hơn, thịt vịt thường có hương vị đậm đà hơn gà và gà tây. Mặc dù vậy, đây vẫn là nguồn protein bổ dưỡng có thể được kết hợp vào chế độ ăn uống lành mạnh ở mức độ vừa phải. Một phần ức thịt vịt không da (95gram) cung cấp 22 gram protein, 190 calo, cùng một số vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là USDA khuyến nghị nên nấu vịt đạt nhiệt độ bên trong tương tự như gà là 165 ° F (74 ° C). Khi vịt được nấu chín hoàn toàn thường có màu sáng hơn.

Vì việc phân loại thịt vịt không dựa trên cơ sở khoa học và phụ thuộc vào màu sắc của nó trong quá trình nấu nướng và phục vụ, nên không phải ai cũng có thể xếp nó vào loại thịt đỏ theo nghĩa ẩm thực.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề dinh dưỡng cho cơ thể cần bác sĩ tư vấn, bạn có thể để lại câu hỏi ở mục HỎI BÁC SĨ VINMEC trực tiếp trên website bệnh viện. Câu hỏi của bạn sẽ được gửi đến bác sĩ và bạn sẽ nhận được tư vấn trong thời gian sớm nhất!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

  • Ăn thịt vịt có tốt không?
  • Ăn thịt đỏ có hại cho sức khỏe của bạn không?
  • Ăn lượng thịt đỏ bao nhiêu sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ?

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Rate this post

Viết một bình luận