Thịt vịt nấu món gì ngon nhất, để được lâu trong ngày tết? | Vatgia Hỏi & Đáp

***Vịt nấu chao: Thành phần nguyên liệu: 1 con vịt tơ (khoảng 1,7kg) được rửa sạch với gừng pha rượu, xả sạch, chặt miếng vừa; 4 viên chao trắng; 3 viên chao đỏ; 500g khoai cao, gọt vỏ, cắt miếng vừa, chiên vàng; 1 bó rau muống nhặt bỏ lá, lấy cọng non; hành, tỏi băm nhỏ; dầu hào, dầu mè; nước dừa tươi, muối, tiêu đường. – Cách chế biến: Ướp thịt vịt với muối, tiêu, đường, hành tỏi băm, dầu hào, dầu mè, chao được tán nhuyễn; để ngấm gia vị khoảng 30 phút. Phi tỏi thơm, cho vịt vào xào cho săn lại. Cho nước dừa tươi, hầm thịt cho mềm. Kế đến, cho khoai cao vào; nêm gia vị vừa miệng. Đun cho đến khi nước trong nồi thịt sánh lại. Sau đó cho thịt vịt ra lẩu hoặc nồi đất, đun lửa riu riu (để giữ nóng). Món này dùng kèm với bún tươi hoặc bánh mì, rau muống và chao. ***Dồi vịt: Vịt bầu chọn con chắc ngon, không nên dùng loại nhỏ quá thịt kém ngon và hay bị nát. Sau khi mổ và làm sạch vịt, lấy đoạn cổ dài độ một gang tay, lột lấy phần da sống cổ, lấy một lạng thịt băm thật nhỏ trộn với một ít tiết, rau mùi, rau răm, hạt dổi, củ sả giã nhỏ, nhồi vào da cổ làm được một khúc dồi, đem luộc chín vớt ra cắt thành miếng vừa phải xếp lên đĩa. Dồi vịt ăn có vị lạ, rất ngon. ***Chả rán: Dùng sống lưng và một đoạn xương cổ vừa bỏ ra băm thật nhỏ, rau răm, hạt dổi và thảo quả giã nhỏ, cho vào trộn đều, ướp một lúc cho ngấm gia vị. Đến khi chuẩn bị ăn, đập trứng vào trộn đều. Dùng lá lốt hoặc lá láp cuốn rán; nếu không cuốn, có thể rán thành từng miếng chả dày rồi cắt ra xếp vào đĩa. ***Thịt nướng: Chặt thịt thành miếng vuông bằng ngón tay, dùng dao đập dập thịt, ướp với muối, mẻ, hạt dổi, củ sả giã nhỏ, độ mười phút sau cho thịt vào gắp tre nướng trên than bếp. Thịt vịt nướng thơm ngon không kém phần thịt gà và cá nướng. ***Thịt luộc: Luộc thịt vịt như thịt gà, nhưng thịt vịt luộc ngon là nhờ vào món chấm. Món chấm được làm như sau: củ sả, hạt dổi, rau răm, lá húng, lá lằm đin (là loại lá giống như lá trầu nhưng trồng bò dưới đất), mùi tàu, tía tô, ớt nướng, lá tỏi, tất cả được giã nhỏ để làm món chấm. Khi chấm thịt chỉ cho vào món chấm ít nước, đưa miếng thịt lên đầu lưỡi đã cảm nhận được đầy đủ hương vị của đồng quê, vườn nhà. ***Lòng xào măng chua: Để mỡ thật già trong chảo, cho lòng vào xào. Măng chua bóp với muối trắng, vắt sạch nước, đổ vào xào cùng cho đến khi măng chín, nêm thêm một ít củ sả thái nhỏ, hạt dổi nướng giã nhỏ, đảo đều. Vị chua của măng hợp với vị thơm hơi hắc của hạt dổi, sả làm cho món lòng xào này thật ngon miệng.

djshg

djshg

Trả lời 11 năm trước

1. Thịt vịt nấu cải xanh

Nguyên liệu:

100g nấm hương, 0,5kg thịt vịt, 1kg cải xanh, 1 quả ớt sừng, 2 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp đường, 2 lít nước, gừng.

Thực hiện:

Thịt vịt làm sạch, nấu với 2 lít nước, vớt ra chặt thành từng miếng mỏng. Cho cải xanh thái nhỏ và nấm hương thái miếng vừa ăn vào nước luộc vịt, đun sôi, nêm gia vị rồi tắt lửa, thả gừng và ớt sừng thái sợi vào. Món này dùng nóng.

Mách bạn

:

Để thịt vịt nhanh chín, bạn dùng dao sắc khứa vài đường lên miếng thịt.

2. Vịt hầm hạt sen


Nguyên liệu: Hạt sen tươi (khô): 50gr, nếu sen khô, ngâm trước trong nước vo gạo nếp vài giờ. Giữ lại nước này để chưng. Vịt ta: 1,5kg, làm sạch ướp ít rượu Dị nhân truyền chủng và tương. Sâm cát lâm: 2-5 lượng. Tương nếp và tương đậu mèo ủ thủ công: 50 -100gr. Nước mía nấu cho chín tới: 1 chén. Cà tím: 2 trái. Hành hương cả rễ, lá, củ: 4 buổi. Đậu hũ: 200 – 300gr. Gừng sẻ đập giập: 1 củ. Tỏi đập giập: 5 củ lớn. Ớt các loại: tùy khẩu vị. Rau cải: 100 – 200gr.

Ngoài ra còn có cá nục, cá trích hoặc cá cơm: 300gr. Khoai mài núi (Hoài sơn) hoặc củ cải trắng: 100gr hoặc 2 củ. Thịt thăn bò: 200gr. Thịt heo: 100gr. Rau câu: 10 – 20gr.

Nấu: Nấu ít nước lạnh cho sôi, kế đến tăng lửa lớn để nước sôi bùng lên cho đến khi nước cạn (tức là nước không sôi trào nữa mà chỉ búng lên từng đợt) thì cho tương vào tiếp tục nấu cho sôi lên. Canh riu riu lửa cho nước mía và thịt bò vào nấu cho sánh lại. Sau đó, thêm nước lạnh vào và tăng lửa lớn nấu cho chín tới mới cho gia vị gừng, hành, tỏi, ớt vào.

Tiếp đến, cho vịt vào nấu cho thơm lừng cả bếp mới cho cá vào, cùng lúc với sâm cát lâm. Chưng cho đến thật chín, càng lâu càng ngon. Khi gần ăn thì cho cà tím, đậu hũ và rau vào. Cây sen có tên khoa học là nelumbo nucifera. Theo đông y, toàn thân cây sen đều có vị thuốc. Cụ thể: Hạt sen vị ngọt bùi, tính mát, không độc; chứa tinh bột, đường raffinose, chất béo, protein, calcium, phosphor, chất sắt.

Hạt sen giúp bổ tì, tâm, an định tâm thần. Từ lâu hạt sen được coi là món ăn ngon, và là vị thuốc quý. Sách “Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hằng ngày” của tác giả Vương Thừa Ân có viết: Tài liệu cổ gọi sen là liên nhục, vị ngọt, sáp, tính bình, cố tinh, cầm tiêu chảy và kiện tỳ. Ứng dụng lâm sàng: chữa di tinh do thận hư…Ngoài ra hạt sen còn có khả năng chữa đầy bụng, kích thích tiêu hóa, chữa khát do sốt và mất tinh dịch. Gần đây, giới sành ăn Sài Gòn rất khoái “le le hầm hạt sen”, món ăn được coi là đại bổ cho nam giới.

3. Vịt nấu dứa


Nguyên liệu:

Thịt vịt (bầu béo): 600 g, dứa chín tới: 150g, hành khô: 100g, tỏi khô: 50g, mỡ nước: 50ml, bột đao: 150g, rượu trắng: một chén, rau thơm: 2 mớ, rau mùi: 2 mớ, rau húng chó: một mớ. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị: Đường, mắm, muối, mì chính, dầu hào, hạt tiêu, dầu ăn.

Cách làm:

– Vịt sơ chế sạch, chặt miếng to ướp với muối, mắm, hạt tiêu, hành tỏi khô để ngấm.

– Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, quả to bổ làm đôi hoặc ba, nếu quả nhỏ để nguyên quả cắt khoanh tròn.

– Đun mỡ nóng già cho thịt vịt vào rán vàng vớt ra cho vào xoong, xào qua dứa rồi trút sang nồi thịt vịt.

– Đổ nước vào nồi vịt xăm xắp cùng rượu, đường, muối, nước mắm, tiêu, mì chính đun cho đến khi vịt mềm thì cho tiếp bột đao (hòa nước) vào đảo đều, bột chín trong và sánh sệt là được.

– Bày thịt vịt vào bát, xung quanh xếp các khoanh dứa, dội nước sốt vịt trùm lên, rắc hạt tiêu, rau mùi, ăn nóng.

Yêu cầu:

Thịt vịt có màu vàng nâu, dứa màu vàng, thơm dậy mùi dứa. Sản phẩm có vị ngon, nổi ngọt, chua nhẹ và béo ngậy. Thịt và dứa mềm nhưng không nát, sốt sánh mượt.

4. Vịt cuốn lá lốt


Nguyên liệu:

1kg thịt vịt (lọc bỏ xương), 50gr, mỡ phần, 1 củ hành khô bằm nhỏ, 2 củ sả bằm nhỏ, 1 muỗng cà phê tỏi bằm, 1/2 muỗng cà phê bột cà – ri, 1 muỗng cà phê dầu hào, lá lốt. Hạt nêm, nước mắm. đường, muối, tiêu.

Nước chấm:

1/2 muỗng cà phê tỏi bằm nhỏ, 1 trái ớt, bằm nhỏ, 1 miếng thơm xắt nhỏ, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm, 1 chén con nước trắng đun sôi để nguội. Pha nước mắm với các loại gia vị sao cho vừa độ mặn, chua, ngọt, cay.

Cách làm:

Thịt vịt sau khi sơ chế sạch, rửa với chút rượu và gừng cho hết hôi, bằm nhỏ. Mỡ phần trụng qua nước sôi, xắt hạt lựu nhỏ. Lá lốt rửa sạch, để ráo.

Trộn đều thịt vịt với mỡ phần, hành khô, tỏi, sả và các gia vị còn lại, để khoảng 10 phút cho ngấm đều. Bày lá lốt ra đĩa, cho nhân thịt vịt vào cuộn tròn lại, xếp vào đĩa.

Cho đĩa vịt cuốn lá lốt vào lò vi sóng, đặt chế độ Grill khoảng 8 phút, được nửa thời gian thì lật mặt. Chấm nước mắm và ăn kèm với bún.


Rate this post

Viết một bình luận