Thoái hóa chất trắng não gây rối chức năng tư duy, vận động, trí nhớ… và làm ảnh hưởng đến các hoạt động của não bộ. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thoái hóa chất trắng não là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao ở bài viết sau đây.
Tìm hiểu toàn bộ thông tin về bệnh thoái hóa chất trắng não
Chất trắng là gì? Thoái hóa chất trắng là gì?
Chất trắng là những phần có màu nhạt ở não và tủy sống, chiếm 60% của não bộ. Nó chủ yếu được cấu tạo từ những sợi trục có bao myelin của tế bào thần kinh. Thành phần lipid của myelin tạo màu cho chất trắng.
Thoái hóa chất trắng não (bệnh leukoaraiosis) là sự lão hóa của chất trắng ở não bộ. Khi đó, những bao myelin quanh sợi trục của tế bào thần kinh bị tổn thương. Điều này khiến những tín hiệu thần kinh không truyền đi một cách chính xác.
Thoái hóa chất trắng não xảy ra khi bao myelin của sợi trục thần kinh bị tổn thương
Bệnh thoái hóa chất trắng có nguy hiểm không?
Thoái hóa chất trắng là một căn bệnh nguy hiểm. Theo thống kê của Hiệp hội Tâm lý Anh, bệnh chất trắng là nguyên nhân gây ra khoảng 1/5 tổng số ca đột quỵ trên toàn thế giới, làm tăng hơn gấp đôi nguy cơ đột quỵ trong tương lai và là một yếu tố góp phần gây ra 45% trường hợp sa sút trí tuệ.
Các triệu chứng nhận biết thoái hóa chất trắng ở não
Chất trắng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết tâm trạng, bước đi, khả năng giữ cân bằng, suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Vì vậy, khi chất trắng bị thoái hóa, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
-
Mất nhiều thời gian để xử lý thông tin.
-
Khó tiếp thu, ghi nhớ thông tin mới.
-
Sa sút trí tuệ, lú lẫn, trầm cảm.
-
Vận động khó khăn,
run tay chân
-
Thay đổi dáng đi và khó giữ thăng bằng…
-
Đau đớn, mất cảm giác ở các chi, tê bì,…
-
Suy nhược cơ thể có thể gây ra chứng trầm cảm về sau.
-
Nhìn mờ hoặc mất khả năng kiểm soát các chuyển động, phối hợp của mắt.
Bệnh thoái hóa chất trắng não có thể gây triệu chứng giảm thị lực
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa chất trắng trong não
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh thoái hóa chất trắng là xuất phát từ di truyền hoặc lão hóa, chấn thương não. Ở người trẻ tuổi, căn bệnh này xảy ra do tình trạng loạn dưỡng tăng bạch cầu (cerebral adrenoleukodystrophy) hoặc đa xơ cứng.
Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh thoái hóa chất trắng tăng lên theo tuổi tác và có mắc kèm bệnh tim mạch. Một số yếu tố khác khiến bạn dễ mắc căn bệnh này hơn bao gồm:
-
Tăng huyết áp mạn tính
-
Bệnh tiểu đường
-
Cholesterol cao
-
Tiền sử đột quỵ (kể các các cơn đột quỵ nhỏ âm thầm lặp đi lặp lại)
-
Viêm mạch máu
-
Bệnh Parkinson
-
Hút thuốc lá
Chấn thương não, vỏ não
Một số chấn thương, thiếu máu, thiếu oxy lên não, tai biến mạch máu cũng dẫn đến bệnh thoái hóa chất trắng não. Khi đó, các dây thần kinh không còn khả năng hoạt động hiệu quả như lúc trước. Myelin bị thiếu hụt hay rối loạn làm thoái hóa não.
Chấn thương não là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa chất trắng
Các nguyên nhân khác khác
Lạm dụng chất gây nghiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa chất trắng. Đặc biệt, ở những người nghiện rượu bia, bao myelin có thể tự biến mất do tổn thương viêm phù nề quanh mạch máu.
Ngoai ra, một số bệnh như: tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer… cũng có thể gây khiến chất trắng bị lão hóa.
Thoái hóa chất trắng não sống được bao lâu?
Rất khó có thể biết được một người bệnh thoái hóa chất trắng não sống được bao lâu. Tuổi thọ của người mắc sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm: Dạng bệnh, tốc độ tiến triển của bệnh và các biến chứng mà nó gây ra.
Tuy nhiên các chuyên gia đều đồng thuận rằng, nếu điều trị tốt, người bệnh thoái hóa chất trắng não vẫn có thể kéo dài tuổi thọ.
Cách điều trị thoái hóa chất trắng não
Hiện nay chưa có thuốc điều trị thoái hóa chất trắng đặc hiệu. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc để kiểm soát đường huyết, huyết áp và kết hợp với các phương pháp thay đổi lối sống để làm chậm tiến triển của bệnh:
-
Tập thể dục:
Bạn chỉ cần bỏ ta 2,5 giờ mỗi tuần để rèn luyện các động tác nhẹ nhàng, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, cơ cũng như xương khớp của bạn được dẻo dai và khỏe mạnh hơn
-
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo
như nội tạng động vật, mỡ, da, thức ăn nhanh, đồ chiên rán…
-
Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe
như rau xanh, hạnh nhân, óc chó, hoa quả, cá,…
-
Duy trì lối sống lành mạnh
, người bệnh nên tham gia vào các câu lạc bộ vui chơi để tinh thần thoải mái hơn.
-
Uống đủ nước
mỗi ngày.
-
Tập thể dục
đều đặn, phù hợp với bản thân như tập dưỡng sinh vào mỗi buổi sáng hay tập yoga 30 phút trên ngày.
Người bệnh thoái hóa chất trắng não cần duy trì lối sống lành mạnh
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên sử dụng thêm bộ đôi thảo dược Thiên ma, Câu đằng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong hai thảo dược này có chứa các hoạt chất tương tự các tiền chất của tế bào thần kinh và chất chống oxy hóa, giúp nuôi dưỡng và phục hồi các bao myelin đã tổn thương, làm ổn định tính dẫn truyền, từ đó giúp làm chậm sự thoái hóa, lão hóa chất trắng mà bạn đang gặp phải.
Làm sao để ngăn ngừa bệnh thoái hóa chất trắng trong não?
Không có cách nào ngăn chặn hoàn toàn được bệnh thoái hóa chất trắng, bởi nó liên quan đến di truyền cũng như lão hóa là quy luật tự nhiên của con người. Chúng ta chỉ có thể phòng ngừa căn bệnh này thông qua kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp. Cụ thể:
-
Duy trì chế độ ăn uống giảm muối và chất béo, đường bột, không hút thuốc lá, tập luyện thể dục đều đặn. Đồng thời, nếu bạn có yếu tố nguy cơ cao mắc các căn bệnh này (béo phì, trên 45 tuổi, gia đình có người mắc… ), bạn nên đi khám sức khỏe ít nhất 2 lần mỗi năm để phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
-
Điều trị tốt bệnh tiểu đường, huyết áp cao (nếu có) bằng cách sử dụng thuốc điều trị đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được nguyên nhân và cách ngăn ngừa và điều trị bệnh thoái hóa chất trắng não. Đừng quên kết nối đến chuyên trang để nhận thêm nhiều tư vấn hữu ích khác.
Xem thêm:
– Ở TP. HCM khám bệnh thoái hóa chất trắng ở bệnh viện nào tốt?
– Hiểu sâu về các nhóm thuốc điều trị run tay chân
Tham khảo: webmd.com, medlineplus.gov, medicalnewstoday.com