THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ GIỐNG THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số
15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Luật Thủy sản
năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số
74/2018/CP-NĐ ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số
154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số
quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số
26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Thủy sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản.
Điều
1. Ban hành kèm
theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản gồm:
1. Giống cá nước ngọt.
Phần 2: Cá tra.
Ký hiệu: QCVN 02 – 33
-2: 2021/BNNPTNT.
2. Giống cá nước ngọt –
Phần 3.
Ký hiệu: QCVN 02 – 33
– 3: 2021/BNNPTNT.
3. Giống tôm nước lợ, tôm
biển. Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Ký hiệu: QCVN 02 – 34
– 1: 2021/BNNPTNT.
4. Giống tôm nước lợ, tôm
biển. Phần 2: Tôm hùm.
Ký hiệu: QCVN 02 – 34
– 2: 2021/BNNPTNT.
5. Giống cá mặn, lợ.
Ký hiệu: QCVN 02 – 36:
2021/BNNPTNT.
6. Giống động vật thân mềm.
Ký hiệu: QCVN 02 – 37:
2021/BNNPTNT.
Điều
2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2022.
2. Tổ chức, cá nhân sản
xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu giống thủy sản có tên tại
06 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên phải thực hiện công bố hợp quy sau 06 tháng
kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều
3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ; Vụ
trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc, các tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
QCVN 02 – 33 – 2:
2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT
PHẦN 2: CÁ TRA
National technical regulation
Seed of freshwater fish
Part 2: Striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus)
Lời
nói đầu
QCVN
02 – 33 – 2: 2021/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản biên soạn và trình, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số
14/2021/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 12 năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT
PHẦN 2: CÁ TRA
National technical regulation
Seed of freshwater fish
Part 2: Striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy
chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và
cá giống của loài cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Mã HS chi tiết tại
Phụ lục 1 kèm theo).
1.2.
Đối tượng áp dụng
Quy
chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất,
ương dưỡng và nhập khẩu cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống
nêu tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3.
Giải thích thuật ngữ
Trong
Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.
Cá tra bột là cá được tính từ khi trứng nở đến khi hết noãn hoàng.
1.3.2.
Cá tra hương là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức ăn đặc
trưng của loài, có tuổi tương ứng đến 30 ngày tính từ cá tra bột.
1.3.3.
Cá tra giống cỡ nhỏ là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức
ăn đặc trưng của loài, có tuổi tương ứng từ 31 ngày đến 60 ngày tính từ cá tra
bột.
1.3.4.
Cá tra giống cỡ lớn là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức
ăn đặc trưng của loài, có tuổi tương ứng từ 61 ngày đến 90 ngày tính từ cá tra
bột.
1.3.5.
Dị hình là hiện tượng cá có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của
cá ở cùng nhóm tuổi.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra bố mẹ
Cá
tra bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1:
Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra bố mẹ
2.2.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra bột
Cá tra
bột phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 2:
Bảng 2 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra bột
2.3.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra hương
Cá
tra hương phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 3:
Bảng 3 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra hương
2.4.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra giống
Cá
tra giống phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 4:
Bảng 4 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra giống
2.5.
Tình trạng sức khỏe
Cá tra
bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống không bị nhiễm bệnh đốm trắng nội
tạng (bệnh gan thận mủ) do tác nhân Edwardsiella ictaluri.
3.1.
Thiết bị, dụng cụ
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
Thiết
bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 2.
3.2.
Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1.
Cá tra bố mẹ
Dùng
lưới (3.1.3) kéo cá dồn vào góc ao, dùng vợt (3.1.6) thu ngẫu nhiên 30 cá thể
(với tỷ lệ cá đực và cá cái là 1:1) để kiểm tra. Trường hợp ít hơn 30 cá thể
thì lấy toàn bộ số cá bố mẹ để kiểm tra.
3.2.2.
Cá tra bột
Dùng
vợt (3.1.4) lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể đến 200 cá thể tại 5 vị trí (4 vị
trí xung quanh và giữa) của dụng cụ chứa cá bột, thả vào cốc thuỷ tinh (3.1.7)
chứa sẵn 1/2 nước ngọt.
3.2.3.
Cá tra hương
Dùng
lưới (3.1.1) kéo cá dồn vào góc ao, dùng vợt (3.1.5) lấy ngẫu nhiên khoảng 50
cá thể đến 100 cá thể thả vào chậu hoặc xô (3.1.8) chứa sẵn 1/2 nước ngọt, có sục
khí.
3.2.4.
Cá tra giống
Dùng
lưới (3.1.2) kéo cá dồn vào góc ao, dùng vợt (3.1.5) lấy ngẫu nhiên khoảng 50
cá thể đến 100 cá thể thả vào chậu hoặc xô (3.1.9) chứa sẵn 1/2 nước ngọt, có sục
khí.
3.3.
Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.3.1.
Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 5:
Bảng 5 – Số lượng mẫu lấy
3.3.2.
Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo
QCVN 01- 83: 2011/BNNPTTN, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật – Yêu cầu
chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số
71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
3.4.
Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.4.1.
Cá tra bố mẹ
3.4.1.1.
Tuổi cá, số lần sinh sản và thời hạn sử dụng
Thông
qua hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất.
3.4.1.2.
Khối lượng
Dùng
cân (3.1.12) để xác định khối lượng của từng cá thể.
3.4.2.
Cá tra bột
3.4.2.1.
Tỷ lệ dị hình
Xác định
tỷ lệ dị hình của cá bột bằng cách quan sát từ 50 đến 100 cá thể bằng kính giải
phẫu hoặc kính lúp (3.1.13). Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm được/tổng số
cá trong mẫu) x100.
3.4.2.2.
Trạng thái hoạt động
Quan
sát trực tiếp cá bột trong cốc thuỷ tinh (3.1.7) ở điều kiện ánh sáng tự nhiên
để đánh giá trạng thái hoạt động của cá.
3.4.3.
Cá tra hương, cá tra giống
3.4.3.1.
Chiều dài toàn thân
Dùng
thước (3.1.10) đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến cán đuôi với số
lượng từ 50 đến 100 cá thể. Số cá thể đạt hoặc vượt chiều dài phải lớn hơn 95%.
3.4.3.2.
Khối lượng
Dùng
cân (3.1.11) cân toàn bộ chậu hoặc xô chứa cá. Dùng vợt vớt cá, để róc hết nước.
Sau đó cân xô hoặc chậu để xác định khối lượng bì. Đếm số lượng cá thể trong mẫu
đã cân và tính khối lượng trung bình của cá thể trong mẫu.
3.4.3.3.
Tỷ lệ dị hình
Xác định
tỷ lệ dị hình của cá bằng cách quan sát từ 50 đến 100 cá thể bằng mắt thường
trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm được/tổng
số cá trong mẫu) x100.
3.5.
Kiểm tra tác nhân bệnh
Kiểm tra
bệnh gan thận mủ theo TCVN 8710-16:2016 , Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán
– Phần 16: Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1.
Công bố hợp quy
4.1.1.
Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức,
cá nhân sản xuất, ương dưỡng và nhập khẩu cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra
hương và cá tra giống quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố
hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2.
Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1.
Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống sản xuất, ương
dưỡng trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định
tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày
31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản
xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2.
Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nhập khẩu: Hoạt
động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày
15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư,
kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một
số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
4.2.
Đánh giá sự phù hợp
4.2.1.
Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức,
cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và
cá tra giống theo phương thức:
4.2.1.1.
Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống sản xuất, ương
dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và
đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản
xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội
dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2.
Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nhập khẩu: Thực
hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường
hợp cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nhập khẩu, sử dụng kết
quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2.
Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội
dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo
quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương
thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức,
cá nhân qui định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn
kỹ thuật này.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1.
Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia này theo thẩm quyền.
6.2.
Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có
liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3.
Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự
thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
PHỤ LỤC 1
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI CÁ
TRA
PHỤ LỤC 2 (tham khảo)
THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
3.1.1
Lưới, sợi mềm, không gút, kích thước
mắt lưới từ 3 mm đến 4 mm.
3.1.2
Lưới, sợi mềm, không gút, kích thước
mắt lưới từ 4 mm đến 5 mm.
3.1.3
Lưới, sợi mềm, kích thước mắt lưới từ
30 mm đến 40 mm.
3.1.4
Vợt, đường kính từ 250 mm đến 300
mm, làm bằng vải hoặc lưới phù du No 38.
3.1.5
Vợt, đường kính từ 300 mm đến 350
mm, làm bằng lưới sợi mềm không gút, mắt lưới từ 4 mm đến 6 mm.
3.1.6
Vợt, đường kính từ 350 mm đến 500
mm, làm bằng lưới sợi mềm không gút, mắt lưới từ 8 mm đến10 mm.
3.1.7
Cốc thủy tinh, dung tích từ 250 ml đến
500 ml.
3.1.8
Chậu hoặc xô, sáng màu, dung
tích từ 5 lít đến 10 lít.
3.1.9
Chậu hoặc xô, sáng màu, dung
tích từ 10 lít đến 15 lít.
3.1.10
Thước đo, có vạch chia chính xác đến
1 mm.
3.1.11
Cân đồng hồ hoặc cân treo, có
thể cân đến 2 kg hoặc 5 kg, chính xác đến 10 g.
3.1.12
Cân đồng hồ hoặc cân treo, có
thể cân đến 10 kg hoặc 20 kg, chính xác đến 30 g.
3.1.13
Kính giải phẫu hoặc kính lúp,
có độ phóng đại từ 10 lần đến 30 lần.
QCVN 02 – 33 – 3 :
2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT – PHẦN 3
National technical regulation
Seed of freshwater fish – Part 3
Lời
nói đầu
QCVN
02 – 33 – 3: 2021/BNNPTNT do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 biên soạn, Tổng
cục Thủy sản trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo
Thông tư số 14/2021/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 12 năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT
PHẦN 3: CÁ BỐNG TƯỢNG, CÁ HE VÀNG, CÁ LÓC,
CÁ LÓC BÔNG, CÁ MÈ HOA, CÁ MÈ TRẮNG HOA NAM, CÁ MÈ VINH, CÁ MRIGAL, CÁ RÔ HU,
CÁ RÔ ĐỒNG, CÁ SẶC RẰN, CÁ TRẮM CỎ, CÁ TRẮM ĐEN, CÁ TRÔI VIỆT, CÁ TRÊ PHI, CÁ
TRÊ VÀNG, CÁ TRÊ LAI F1, CÁ LĂNG CHẤM, CÁ NHEO MỸ, LƯƠN, CÁ BỖNG, CÁ CHIM TRẮNG
National technical regulation
Seed of Fresh Water Fish
Part 3: Marble goby (Oxyeleotris marmorata), Red tailed tinfoil
(Barbonymus altus), Striped snakehead (Channa striatus), Indonesian snakehead
(Channa micropeltes), Bighead carp (Hypophthalmichthys nobilis), Silver carp
(Hypophthalmichthys molitrix), Silver barb (Barbnymus gonionotus), Mrigal
(Cirrhinus mrigala), Roho labeo (Labeo rohita), Climbing perch (Anabas
testudineus), Snakeskin gourami (Trichogaster pectoralis), Grass carp
(Ctenopharyngodon idella), Black carp (Mylopharyngodon piceus), Mud carp (Cirhinus
molitorella), North African catfish (Clarias gariepinus), Bighead catfish
(Clarias macrocephalus), Cross catfish, Spotted catfish (Hemibagrus guttatus),
Channel catfish (Ictalurus punctatus), Asian swamp eel (Monopterus
albus), Bong (Spinibarbus denticulatus), Pirapitinga (Piaractus
brachypomum).
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy
chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và
cá giống của 22 loài cá nước ngọt nêu tại Bảng 1 (Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1
kèm theo):
Bảng 1 – Các loài cá nước ngọt
1.2.
Đối tượng áp dụng
Quy
chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản
xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu cá bố mẹ, cá bột, cá hương
và cá giống của 22 loài cá nước ngọt nêu tại Bảng 1 tại Việt Nam.
1.3.
Giải thích thuật ngữ
Trong
Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.
Cá bột là cá được tính từ lúc nở đến khi tiêu hết noãn hoàng, bắt đầu ăn thức
ăn ngoài, ngày tuổi cá bột của từng loài cá quy định tại Phụ lục 2.
1.3.2.
Cá hương là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức ăn đặc trưng
của loài, ngày tuổi của từng loài cá quy định tại Phụ lục 2.
1.3.3.
Cá giống là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức ăn đặc
trưng của loài, ngày tuổi của từng loài cá quy định Phụ lục 2.
1.3.4.
Dị hình là hiện tượng cá có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của
cá ở cùng nhóm tuổi.
1.3.5.
Cá trê lai F1: được tạo ra giữa con đực là cá trê phi (Clarias gariepinus Burchell,
1822) và con cái là cá trê vàng (Clarias macrocephalus Gunther, 1864).
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ
Cá bố
mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 2:
Bảng 2 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ
2.2.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bột
2.2.1.
Yêu cầu chung
Tỷ lệ
dị hình không quá 2%.
2.2.2.
Yêu cầu đối với cá bột mỗi loài
Cá bột
mỗi loài phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 3:
Bảng 3 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bột
2.3.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương
2.3.1.
Yêu cầu chung
Tỷ lệ
dị hình không lớn hơn 1%.
2.3.2
Yêu cầu đối với cá hương mỗi loài
Cá
hương mỗi loài phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 4:
Bảng 4 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương
2.4.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống
2.4.1.
Yêu cầu chung
Tỷ lệ
dị hình không lớn hơn 1 %.
2.4.2.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống mỗi loài
Cá giống
mỗi loài phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 5:
Bảng 5 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống
2.5.
Tình trạng sức khỏe
Cá Trắm
cỏ không mắc bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp).
3.1.
Thiết bị, dụng cụ
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
Thiết
bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 3.
3.2.
Cách tiến hành
3.2.1.
Các chỉ tiêu cá bố mẹ
3.2.1.1.
Lấy mẫu
Dùng
lưới (13, 14) kéo dồn cá vào góc ao, lấy mẫu ngẫu nhiên từ 1 % đến 2 % số cá thể
(số lượng tối thiểu là 30 cá thể, trong trường hợp số lượng cá bố mẹ < 30
con thì lấy mẫu toàn bộ đàn) trong đàn cá bố mẹ theo tỷ lệ đực/cái là 1:1. Giữ
cá trong giai (16) để kiểm tra.
3.2.1.2.
Xác định tuổi cá
Xác định
tuổi cá thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn cá hoặc vảy cá (đối với cá có vảy) hoặc
tia vây cứng (vây ngực, đối với cá da trơn)1.
3.2.1.3.
Xác định khối lượng
Bắt từng
cá thể cho vào băng ca (18) để cân (2) xác định khối lượng của cá.
3.2.1.4.
Xác định số lần sinh sản
Xác định
số lần sinh sản thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn cá, nhật ký sản xuất.
3.3.2.
Các chỉ tiêu cá bột
3.2.2.1.
Lẫy mẫu
Dùng
vợt (4) hoặc ống hút (11) lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ dụng cụ ấp cá bột,
thả vào bát (7) hoặc cốc thủy tinh (10) chứa sẵn 1/3 nước ngọt.
3.2.2.2.
Kiểm tra tỷ lệ dị hình
Quan
sát bằng mắt thường kết hợp kính giải phẫu hoặc kính lúp (3). Vớt những cá thể
dị hình của từng mẫu bằng ống hút (11). Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm
được/tổng số cá trong mẫu) x100.
3.2.2.3.
Xác định chiều dài
Dùng
panh (17) gắp cá bột đặt nhẹ trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ li (12) để đo
chiều dài toàn thân cá. Số lượng đo không ít hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều
dài theo quy định trong Bảng 3 phải lớn hơn 90 % tổng số cá đã kiểm tra.
3.2.3.
Các chỉ tiêu cá hương
3.2.3.1.
Lấy mẫu
Dùng
vợt (5) vớt ngẫu nhiên cá hương theo chiều thẳng đứng từ trên mặt xuống đáy
giai hoặc lưới (15, 13) rồi thả vào chậu (9) chứa sẵn 2 đến 3 lít nước ngọt. Mẫu
phải có khối lượng lớn hơn 500 g.
3.2.3.2.
Kiểm tra tỷ lệ dị hình.
Vớt
những cá thể dị hình của từng mẫu bằng vợt (5) hoặc bằng tay. Tỷ lệ cá dị hình
= (số cá dị hình đếm được/tổng số cá trong mẫu) x100.
3.2.3.3.
Xác định chiều dài
Sử dụng
thước, hoặc giấy kẻ ly (12) đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến
cán đuôi với số lượng không ít hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy
định trong Bảng 4 phải lớn hơn 90 % tổng số cá đã kiểm tra.
3.2.3.4.
Xác định khối lượng
Dùng
cân (1) cân toàn bộ chậu (8) chứa cá hương, dùng vợt (5) vớt cá ra sau đó cân
chậu (8) với nước còn lại để tính khối lượng của bì. Đếm số cá trong mẫu đã cân
và tính khối lượng trung bình khối lượng của cá thể trong mẫu.
3.2.4.
Các chỉ tiêu cá giống
3.2.4.1.
Lấy mẫu
Dùng
vợt (6) lấy ngẫu nhiên cá giống từ giai (15) hoặc lưới (13) rồi thả vào chậu hoặc
xô (9) chứa sẵn 5 lít nước ngọt, mẫu phải có khối lượng lớn hơn 1.000 g.
3.2.4.2.
Kiểm tra tỷ lệ dị hình
Vớt
những cá thể dị hình của từng mẫu bằng vợt (6) hoặc bằng tay. Tỷ lệ cá dị hình
= (số cá dị hình đếm được/tổng số cá trong mẫu) x100.
3.2.4.3.
Xác định chiều dài
Dùng
thước (12) đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến cán đuôi với số lượng
từ 25 đến 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 5 phải lớn
hơn 90 % tổng số cá đã kiểm tra.
3.2.4.4.
Xác định khối lượng
Dùng
cân (2) cân toàn bộ chậu hoặc xô (9) chứa cá giống, vớt cá ra sau đó cân chậu
hoặc xô (9) với nước còn lại để tính khối lượng của bì. Đếm số cá trong mẫu đã
cân và tính khối lượng trung bình khối lượng của cá thể trong mẫu.
3.2.5.
Kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.2.5.1.
Lấy mẫu
Số lượng
mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định tại Bảng 6:
Bảng 6 – Số lượng mẫu lấy
Mẫu
thu được bảo quản trong túi nilon (20) có dán nhãn, bảo quản trong thùng bảo ôn
(19) và vận chuyển đến phòng phân tích trong ngày.
3.2.5.2.
Xác định tác nhân gây bệnh
Xác định
tác nhân gây bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép theo TCVN 8710-7 : 2012 – Bệnh
thủy sản – Quy trình chuẩn đoán – Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1.
Công bố hợp quy
4.1.1.
Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức,
cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu cá bố mẹ, cá bột,
cá hương và cá giống quy định tại khoản 1.1 Mục 1 của Quy chuẩn này thực hiện
công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá
nhân.
4.1.2.
Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1.
Đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống sản xuất, ương dưỡng và khai
thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy
theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN
ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản
xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2.
Đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp
quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày
31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng
sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm
tra chuyên ngành.
4.2.
Đánh giá sự phù hợp
4.2.1.
Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức,
cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống
theo phương thức:
4.2.1.1.
Đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống sản xuất, ương dưỡng trong nước:
Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản
xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường
kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội
dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2.
Đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu:
Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường
hợp cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống loài cá trắm cỏ nhập khẩu, sử dụng kết
quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2.
Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội
dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo
quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương
thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức,
cá nhân qui định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn
kỹ thuật này.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1.
Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia này theo thẩm quyền.
6.2.
Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên
quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3.
Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự
thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
PHỤ LỤC 1
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI GIỐNG
CÁ NƯỚC NGỌT
PHỤ LỤC 2 (tham khảo)
TUỔI CÁ
STT
Tên loài
Yêu cầu
Cá bột:
Tuổi tính từ sau khi trứng nở, (ngày)
Cá hương: Tuổi tính từ kết thúc giai đoạn cá bột
(ngày)
Cá giống: Tuổi tính từ kết thúc giai đoạn cá hương, (ngày)
1
Bống
tượng
Từ 1 đến 3
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 100
2
He
vàng
Từ 1 đến 3
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 50
3
Lóc
Từ 1 đến 4
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 40
4
Lóc
bông
Từ 1 đến 4
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 40
5
Mè
hoa
Từ 1 đến 5
Từ 1 đến 22
Từ 1 đến 80
6
Mè
trắng Hoa Nam
Từ 1 đến 5
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 80
7
Mè
vinh
Từ 1 đến 3
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 50
8
Mrigal
Từ 1 đến 4
Từ 1 đến 22
Từ 1 đến 90
9
Rô
đồng
Từ 1 đến 2
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 30
10
Rôhu
Từ 1 đến 4
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 90
11
Sặc
rằn
Từ 1 đến 3
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 50
12
Trắm
cỏ
Từ 1 đến 5
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 90
13
Trắm
đen
Từ 1 đến 4
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 90
14
Trôi
Việt
Từ 1 đến 4
Từ 1 đến 30
Từ 1 đến 90
15
Trê
lai F1
Từ 1 đến 3
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 30
16
Lăng
chấm
Từ 1 đến 10
Từ 1 đến 30
Từ 1 đến 70
17
Nheo
Mỹ
Từ 1 đến 7
Từ 1 đến 25
Từ 1 đến 60
18
Lươn
Từ 1 đến 10
Từ 1 đến 35
Từ 1 đến 70
19
Bỗng
Từ 1 đến 7
Từ 1 đến 50
Từ 1 đến 50
20
Chim
trắng
Từ 1 đến 5
Từ 1 đến 30
Từ 1 đến 35