Thóp phồng ở trẻ sơ sinh: Những điều cần biết

Thóp sơ sinh phân thành 2 phần là thóp trước và thóp sau. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích nhỏ trên cơ thể nhưng sự thay đổi của thóp lại phản ánh được tình trạng cơ thể của trẻ. Khi sờ trên đầu trẻ vài tháng tuổi, cha mẹ sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ, gọi là thóp phồng.

Thóp hay còn gọi là “cửa đình đầu”, nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước chính là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau chính là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp của trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.

Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín.

Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỷ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỷ lệ này sẽ là 38,8% và đến 24 tháng là 96% trẻ đã đóng thóp.

Rate this post

Viết một bình luận