3
/
5
(
2
bình chọn
)
Có lẽ ít ai sẽ hình dung ra được giọt nước mắm cá cơm mà mình vẫn dùng trong gian bếp mỗi ngày được người ta sản xuất ra sao đâu nhỉ. Nghe thì cũng chỉ biết là được làm từ cá cơm rồi trộn với muối tinh, sau đó ủ trong thùng nhiều ngày mà thành nước mắm. Thế là bạn vẫn chưa được chứng kiến cái công đoạn đầu tiên nhưng cũng không kém phần thú vị của “hành trình nước mắm” rồi. Đó chính là hành trình đánh bắt cá cơm trên biển, đổ biết bao nhiêu là mồ hôi công sức của những người dân làng chài, lênh đênh trên con sóng mà kéo những mẻ cá thật đầy. Vậy thì tại sao không thử đi tìm hiểu xem hành trình đánh bắt cá cơm trên biển nó ra sao để còn biết mà thêm trân trọng những giọt nước mắm quý giá chúng ta ăn mỗi ngày nhé!
Hòa Mình Vào Không Gian Của Biển Cả
Đầu tiên muốn đi theo đoàn thuyền đánh cá ra khơi không hề đơn giản như bạn tưởng tượng đâu nhé, thời tiết chính là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định ngày hôm đó có nên thả lưới hay là ra về trắng tay. Mỗi một đợt đánh bắt như vậy cũng là giờ giấc trái thường, hầu hết đều là vào lúc nửa đêm.
Người ta thường nói những người dân chài là những người mưu sinh vào lúc nửa đêm, bởi vì chỉ có nhân lúc trời tối đen như mực mà cá mới không thấy tàu thuyền để trốn đi mất. Chính vì vậy những đoàn thuyền đều bắt đầu khởi hành từ khoảng 9, 10 giờ tối, để ra được tới vùng có cá mà họ đã phải “thám thính” từ ban ngày thì chắc cũng phải 1, 2 giờ sáng rồi.
Khi ấy những chàng trai trên thuyền mới bắt đầu chuẩn bị hết những dụng cụ cần thiết cho chuyến “đi săn đêm”. Trời xung quanh lúc này tối mịt mù, chỉ có vài ánh đèn hắt ra từ những con thuyền làm báo hiệu, thường thường mỗi đợt đi kéo lưới cũng phải đến hơn chục chiếc tàu đi cùng với nhau. Lúc này có lẽ thị giác đành tạm gác lại nhường cho thính giác lắng nghe hết những tiếng rền vang của động cơ những con tàu thuyền cùng lúc ra khơi.
Thường ngày bạn hay ngắm biển lúc mặt trời lên hay là hoàng hôn xuống, được nhìn thấy làn nước trong xanh bên cạnh chân trời không điểm kết và núi non hùng vĩ kế bên. Thế nhưng nếu bạn được ngồi trên thuyền để đi đánh bắt cá cơm ngay lúc này, bạn chỉ cảm nhận được những con sóng dập dềnh khiến bạn chao đảo, những tiếng người nói trao đổi nhau giữa các thuyền, và cả tiếng động cơ chạy đi đến điểm tập kết có cá. Còn lại chỉ là một màu đen thui huyền bí, cái cảm giác lúc này chắc là sẽ xen lẫn vừa một chút sợ hãi nhưng cũng có chút thích thú, bạn sẽ phải tự hỏi rằng làm sao trong tình huống này mà người ta lại vẫn có thể lái thuyền đi đúng hướng, vẫn chuẩn bị tất bật cho đợt thả lưới đánh cá tiếp theo đây.
Hành Trình Đánh Bắt Cá Cơm Trên Biển
Vậy là hành trình đánh bắt cá cơm mới chính thức bắt đầu, sau khi di chuyển đến khu vực khảo sát trước thì đồng loạt các tàu sẽ tắt động cơ rồi thả trôi. Có người trên thuyền sẽ lấy một cây cột thép dài khoảng 5 mét rồi thả xuống nước, trên đầu dây có gắn một con chíp điện tử để tiện theo dõi cá bên dưới làn nước biển sâu kia. Bên trong thuyền đều có những màn hình hiển thị thiết bị dò cá kia, chỉ cần phát hiện ra có cá thì màn hình sẽ xuất hiện ngay những đốm màu khác nhau, tần số các đốm màu hiện lên mà càng dày đặc thì càng chứng tỏ nơi ấy vô cùng nhiều cá.
Chỉ cần có thể là các thuyền trưởng lập tức hô hào anh em quăng lưới liền, cái cảm giác mọi người khẩn trương làm việc nó khiến cho tinh thần bạn ở ngay tại đó nó tăng cao vô cùng. Người thì đứng trên nóc thuyền chiếu đèn xuống cho người bên dưới thả lưới, các thuyền trưởng thì tập trung điều khiển thuyền làm sao chạy theo hình vòng tròn bao kín khu vực vừa mới thả lưới xong. Mỗi tấm lưới được thả xuống độ sâu chừng đâu 25 mét, được nối những chiếc can nhựa như chiếc phao nhỏ để làm dấu cho mỗi đợt lưới. Cứ thế công việc tất bật hối hả thả lưới diễn ra trong khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ, thường thì công đoạn thả lưới này sẽ kết thúc vào khoảng 4 giờ sáng.
Vẫn chưa xong đâu, nhưng đây chính là giây phút hiếm hoi mà các thành viên trên thuyền có thể nghỉ ngơi một chút, ngồi rít điếu thuốc cho ấm người hay trò chuyện những câu chuyện đời thường. Bởi vì sau khi thả xong lưới không thể kéo lưới lên ngay được mà phải đợi đến đúng giờ “hoàng đạo” cơ, theo như lời của một người lão làng trong việc đánh bắt cá cơm thì lũ cá cơm này trước 5 giờ sáng vẫn còn bơi lơ lửng giữa dòng nước, nếu chúng mà thấy động kiểu gì cũng sẽ rủ nhau bởi ra khỏi lưới mà đi hết.
Phải đợi đúng lúc mặt trời mới nhú lên, khi dòng cá cơm này bơi sát xuống đáy, canh làm sao cho đúng thời điểm chúng gần chạm mặt lưới thì lúc ấy mới là lúc để kéo lưới về. Bởi vậy mới nói việc kéo lưới đúng thời điểm rất quan trọng, sai một ly là đi luôn cả chuyến đánh bắt.
Có thể bạn quan tâm: Nước Mắm Truyền Thống Và Những Câu Chuyện Chưa Kể
Cơ Cực Với Nghề Đánh Bắt Cá Cơm Trong Đêm Của Người Dân Chài
Tuy nhiên ít ai biết nghề đánh bắt cá cơm mưu sinh lúc nửa đêm vô cùng vất vả, để đánh bắt cá cơm ngư dân ở các làng chài thường bắt đầu công việc vào 2 giờ sáng. Tiếng động cơ vang rền cả bến cảng của tàu cá giữa màn đêm tối mịt mù, đây chính là lúc người ngư dân phải vật lộn với biển cả về đêm, để bắt được những mẻ cá cơm than to béo và tươi ngon.
Vào lúc tối khuya, cá cơm mới nổi lên trên mặt biển, các tàu đánh bắt mới có thể thuận lợi khai thác. Theo những ngư dân có kinh nghiệm sống bằng nghề bám biển lâu năm, muốn tìm được luồng cá cơm tươi ngon phải dựa vào hướng gió, kem theo việc quan sát mặt nước biển. Nếu gặp những luồng cá cơm không được dày, các ngư dân chỉ cần dùng vợt sau đó xúc thật nhanh bằng vợt.Nếu gặp được những luồng cá cơm than dày đặc thì ngư dân đi biển đều phấn khởi, những người ngư dân sẽ dùng ngay lưới cào để cào nguyên một mẻ lớn và không con cá nào được thoát khỏi lưới.
Nếu bắt trúng được luồng cá cơm dày đặc sẽ bội thu lắm phải không nào? Trước đây thì đúng là như vậy, trước kia cá cơm rất nhiều, ngư dân có thể đánh bắt vào cả ban ngày. Những năm trở lại đây, nguồn cá cơm cũng không còn dồi dào như trước nên ngư dân phải canh cả đêm để thả lưới. Theo kinh nghiệm đánh bắt cá cơm lâu năm của các ngư dân, cá cơm thường sẽ bơi lơ lửng vào lúc trước 5h sáng ở giữa dòng nước biển chính vì vậy mà không thể kéo được, vì khi cá cơm thấy động, chúng sẽ nhanh chóng bơi khỏi lưới. Vào thời điểm mặt trời vừa lên, cá cơm sẽ bơi thành luồng sát xuống đáy, gần chạm với các mặt lưới, đây là lúc thích hợp để kéo lưới cào cá cơm lên thật nhanh. Chỉ cần kéo chậm hoặc nhanh một chút thôi là sẽ về tay không. Công đoạn này rất quan trọng vì đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và sự cẩn thận.
Khi trời bắt đầu hừng sáng,những chiếc thuyền đã được kéo những lưới cá đầy ắp khoang sẽ được nhổ neo chạy về bến, kết thúc một hành trình biển đêm vất vả. Các ngư dân thường dùng những dụng cụ là thanh gỗ bọc vải hoặc cao su để đập lưới cào cho cá rơi xuống những chiếc sọt to, sau đó cá cơm đánh bắt được sẽ được vận chuyển lên bờ và đưa đến các cơ sở sản xuất nước mắm.
Nghề đánh bắt cá cơm trong đêm vất vả là thế nhưng lại có thu nhập rất bấp bênh, có khi còn chẳng đủ ăn. Có những đêm không bắt được gì “trắng” lưới là chuyện bình thường. Cá cơm là loài động vật biển hoạt động thất thường vì vậy mà nghề đánh bắt cá cơm cũng không mấy thuận lợi, chẳng phải lúc nào cũng được bội thu. Hiện nay, nguồn cá cơm ở các vùng biển của Việt Nam đang dần cạn kiệt. Dẫn tới việc đánh bắt cũng gặp khó khăn hơn, không những vậy, việc tìm được “bạn thuyền” cũng không dễ dàng.
Xem thêm bài viết về nước mắm Tôm Biển tại đây: https://nuocmamtin.com/nuoc-mam-tom-bien-an-gi-ngon/
Vui Mừng Sau Mỗi Chuyến Đánh Cá Trở Về
Chuyến hành trình kết thúc sau tàu kéo lưới đi về, nhìn đám cá cơm dính vào lưới rạng rỡ trước ánh mặt trời sáng sớm nó mới lấp lánh làm sao. Cá sau khi kéo lên sẽ được gỡ rồi bảo quản liền vào thùng trên thuyền. Nếu là những chuyến đi ngắn ngày thì có thể cập bến ngày hôm sau, nhưng với những chuyến săn cá cơm xa thì có khi dễ phải mất đến vài ngày, thậm chí là vài tuần, vì thế việc bảo quản cá cũng rất quan trọng.
Cá cơm đem về sẽ được bán cho các tiểu thương hay bán cho những nhà làm nước mắm. Bởi vì nguyên liệu tốt nhất để làm nước mắm thì chỉ có cá cơm mà thôi, mà nếu đã chọn để làm nước mắm thì cần phải tuyển chọn rất kĩ lưỡng, chỉ những con cá cơm chất lượng nhất, tươi ngon nhất mới được sử dụng.
Cá cơm đạt chuẩn cộng với muối tinh cũng được tuyển lọc kĩ càng, lấy công thức từ làng chài 300 năm theo tỷ lệ để ủ chượp là 3:1 3 cá + 1 muối, đảm bảo sao tỷ lệ muối là khoảng 25 đến 30% để làm ra loại nước mắm nhĩ cá cơm hảo hạng. Bảo sao ai cũng mê đắm loại gia vị mặn mòi đậm đà từ biển cả này cơ chứ.
Đấy, làm ra được nước mắm cá cơm than đâu phải là dễ, mà đó là cả nắng cả mưa, cả nguy hiểm bất chấp sóng gió, là đêm hôm, là cả sự đánh cược cùng những con người chung sức trên chuyến hành trình đánh bắt cá cơm ngoài biển ấy, để rồi cũng phải qua thêm bao nhiêu tháng ấp ủ mới cho ra được những giọt nước mắm nguyên chất thơm ngon đúng điệu, mang đến cho biết bao nhiêu người nội trợ thứ gia vị làm đậm đà cho món chiên xào nấu nướng. Hãy trân trọng công sức của những người dân xứ biển, của người làm ra nước mắm đấy nhé!
Bài viết có thể bạn quan tâm: