Thuật ngữ sugar-free là gì? Các sản phẩm “không có đường” có tốt không?
Có thể bạn thường ưa chọn các sản phẩm gắn mác “không có đường”, hoặc “sugar-free”. Vậy thuật ngữ Sugar-free này mang ý nghĩa gì, có đơn giản như chúng ta nghĩ, và dùng các sản phẩm “không có đường” có thực sự tốt? Tham khảo ngay…
Sugar-free hiểu 1 cách đơn giản là không có đường. Tuy nhiên, khi nó được gắn trên nhãn sản phẩm làm cho người tiêu dùng cũng hiểu nó cách đơn giản như thế (nghĩa là sản phẩm này không chứa đường) và vô tình tiêu thụ nó một cách thiếu kiểm soát. Điều này hoàn toàn không đúng, và ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe.
1Thuật ngữ Sugar-free là gì?
Sugar-free hiểu theo nghĩa đơn giản là “không có đường”
Khi thuật ngữ này được gắn trên nhãn sản phẩm, nhiều người tiêu dùng ngầm hiểu rằng đây là những sản phẩm không có đường, và chúng khá lành mạnh để sử dụng.
Tuy nhiên trên thực tế, theo định nghĩa của FDA, các sản phẩm được gắn nhãn “Sugar-free” thực chất vẫn chứa không quá 0.5 gram đường trong mỗi khẩu phần, và đường này bao gồm đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc bất kỳ thành phần đường nào.
Các sản phẩm “sugar-free” chúng ta dùng thường không sử dụng thêm đường bổ sung vào thành phần trong quá trình chế biến (saccarose và glucose), nhưng không chắc nó không chứa các thành phần tạo ngọt nhân tạo với khả năng tạo ngọt không thua kém hoặc thậm chí còn cao hơn đường thật.
Chính vì thế, dù là các sản phẩm “không có đường” nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được vị ngọt trong sản phẩm khi thưởng thức.
2Các sản phẩm “không có đường” có tốt không?
Nếu các sản phẩm gắn nhãn “Sugar-free” thực chất không thêm bất cứ thành phần đường nào, kể cả chất tạo ngọt nhân tạo, và chúng chỉ mang vị ngọt của đường tự nhiên sẵn có trong sản phẩm, chúng sẽ khá lành mạnh cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, ngay cả với những sản phẩm dạng này, các bệnh nhân tiểu đường hay người ăn kiêng cũng cần lưu ý, vì việc kiểm soát lượng đường tự nhiên có trong thực phẩm này cũng có tác động lên đường huyết và lượng calo dung nạp vào cơ thể.
Với các chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng, chúng ta có thể gặp nhiều như: Neotame, Saccharin, Aspartame, Acesulfame, Kali, Sucralose và Eclame. Chúng thực tế bổ sung lượng calo khổng lồ khi tiêu thụ, đồng thời khiến sản phẩm trở nên rất ngọt nếu dùng ở liều lượng cao.
Khi người tiêu dùng thường xuyên sử dụng các sản phẩm với chất tạo ngọt nhân tạo, cơ thể dần có xu hướng chán ghét hoặc không muốn thưởng thức các lựa chọn lành mạnh hơn như các sản phẩm từ trái cây có vị ngọt tự nhiên. Hẳn thói quen này sẽ khiến bạn dung nạp thêm 1 lượng lớn calo vào chế độ ăn uống.
Và nghiên cứu của Đại học Purdue – Mỹ đã khẳng định, nó sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức, mắc hội chứng chuyển hóa, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.
3Vậy nên tiêu dùng thế nào với các sản phẩm “không có đường”
Tốt hơn hết, khi chọn bất kỳ sản phẩm nào gắn nhãn “không đường” bạn cũng nên xem kỹ phần thông tin của sản phẩm, để xem chúng chứa các thành phần tạo ngọt gì, có thực sự chỉ chứa lượng đường tự nhiên hay bao gồm chất tạo ngọt nhân tạo, và chúng cung cấp lượng calo cùng carbohydrate bao nhiêu, có thực sự thấp như bạn nghĩ.
Trên cơ sở thông tin này bạn mới đánh giá được sản phẩm “không đường” đó có an toàn thật sự với sức khỏe hay không.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các sản phẩm có thể chứa các thành phần chiết xuất si rô ngô, si rô cây thích và mật ong, vì chúng cũng chứa lượng đường khá cao.
Nên hướng tới các sản phẩm từ trái cây tự nhiên với lượng đường thấp, giàu chất xơ và dinh dưỡng có lợi.
“Không có đường” không hoàn toàn nghĩa là an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng thông minh nên nhận định chính xác và tiêu dùng có kiến thức với các sản phẩm gắn nhãn “không đường” hay “sugar free”.
Tham khảo các loại nước ép trái cây tại Bách hóa XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH