Nội dung chính
- Thức ăn xanh
- Thức ăn tinh
- Cách cho dế ăn
- Khẩu phần ăn của dế ra sao?
- Hướng dẫn cách nuôi dế mèn cho hiệu quả cao
- 1. Lựa chọn môi trường nuôi:
- 2. Một số dụng cụ nuôi dế cần có
- 3. Lựa chọn giống nuôi
- 4. Dế mèn ăn gì?
- 5. Phòng bệnh cho dế
- Tác dụng của dế mèn trong Đông Y và cuộc sống hàng ngày
- Video liên quan
Trong đời sống hoang dã bên ngoài, dế cũng giống như nhiều loài động vật khác, biết ăn tạp. Thế nhưng, thức ăn chính nuôi dế trong trại là thức ăn xanh, gồm các thứ rau cỏ, củ quả mọc hoang dại trong thiên nhiên.
Bạn đang xem: Thức ăn cho dế
Thức ăn xanh
Với việc nuôi dế trong trại, ta cũng nên cung cấp đủ khẩu phần thức ăn xanh cho dế, nhờ đó chúng mới sinh nở tốt và sinh sản khoẻ.
Nhờ có đôi ngàm cực khoẻ và sắc bén, dế có thể ăn được nhiều loại rau cỏ dành nuôi thỏ, dê cừu, trâu bò, miễn là nguồn thức ăn xanh đó phải tươi non mới kích thích dế ăn ngon miệng và ăn đến no nê.
Nói chung đó là các loại cỏ đồng, tức cỏ mọc hoang trong tự nhiên theo bờ ruộng, ở ngoài đồng trống và cả các vườn trống, các vườn cây ăn trái quanh nhà. Đã là cỏ hoang thì quanh năm lúc nào cũng có sẵn. Có điều, đến mùa khô hạn đất thiếu nước thì cỏ già cỗi, đắng chát. Ngược lại, trong mùa mưa khí trời mát mẻ thì cỏ tươi tốt, đã ngọt lại mềm.
Cỏ đồng mà dế ăn được có nhiều loại trong đó có cỏ chỉ, cỏ cú (cỏ gấu), cỏ gà, cỏ nhung, cỏ lộng para. Dế cũng ăn được vài giống cỏ cao sản từ nước ngoài nhập về trồng tại nước ta như cỏ Ruzi, cỏ xả lá nhỏ, còn gọi là cỏ Ghinê (Guinée), cỏ Stylo … Những giống cỏ cao sản này có thân và lá mềm nên thích hợp với khẩu vị của dế nuôi.
Thật ra, thân mình con dế mèn chỉ bé tý tẹo nên thức ăn của nó đâu đáng bao nhiêu. Vì vậy, dù ta nuôi với số lượng dế nhiều đến đâu đi nữa thì chắc chắn khâu chạy ăn cho dế nuôi cũng không nên nổi đáng để cho ta phải lo toan.
Hơn nữa, như các bạn đã biết, nước ta là quốc gia chuyên về nông nghiệp, diện tích đất đai dành riêng cho việc trồng trọt cây lương thực như lúa, ngô, khoai, đậu trong cả nước chiếm đến hơn chục triệu héc ta. Đó là chưa nói đến diện tích đất hoang hoá chưa sử dụng đến cũng có.
Người ta chuyên nuôi trâu bò, dê cừu bầy đàn lớn còn không lo thiếu cỏ, còn ta nuôi dế trong trại thì lo gì thiếu thức ăn xanh?
Được biết, ngoài cỏ ra, dế còn thích ăn các loại lá cây có sẵn quanh ta, vì lá cây vừa mềm, lại chứa nhiều nước dễ ăn. Ta có thể cho dế ăn rau lang, rau muống, lá cải ngọt, lá cải bẹ xanh, trà lá to (gigantea), lá vông, lá so đũa, lá chuối, rau sam ….
Dế rất thích ăn rau sam. Rau sam còn gọi là rau “mã xỉ”, vì lá nó có hình dạng giống cái răng con ngựa.
Rau sam có tên khoa học là Portulaca deracea Lour. Đây là giống cây thân thảo, lá và thân cây màu tím, hoa vàng không cuống, quả mang hình cầu bên trong chứa nhiều bột màu đen. rau sam mọc hoang bên đường đi, nơi sân vườn ẩm ướt.
Trong cây rau sam chứa các chất dinh dưỡng như protid, glucid, các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), calci, kali và nhiều loại sinh tốt như B1, B2, C và PP. Loại rau này muốn trồng cũng rất dễ, có thể trồng trên líp, trồng trong chậu, miễn là được tưới bón đầy đủ. Rau sam cũng là thứ rau mà nhân dân ta thường hái về luộc hoặc nấu canh ăn, vì các bộ phận của cây rau này có vị thuốc chủ trị các bệnh như ho, lợi tiêu, tẩy giun kim, chứng chốc đầu, mụn nhọt …
Nuôi dế trong trại còn có thể đa dạng hoá với thức ăn củ quả như khoai mì, khoai lang, cà rốt, bí đỏ … Trong củ khoai lang, khoai mì có chứa nhiều tinh bột và đường. Còn trong củ cà rốt, bí đỏ có chứa hàm lượng caroten cao và khoáng chất …
Các thứ rau cỏ, củ quả nếu tự mình trồng hay cắt hái trong vườn nhà là thứ rau cỏ, củ quả sạch, chỉ cần sơ qua một lần cho sạch bụi đất rồi cho dế ăn. Còn thứ rau cỏ, củ quả cắt hái từ ngoài đồng hoang mang về, nhất là gần nơi có khu công nghiệp hay cạnh khu trồng trọt thâm canh hoa màu và thứ mua tại chợ, dứt khoáng ta không nên cho vào xô thùng cho dế ăn ngay, mà phải rửa đi rửa lại nhiều lần thật kỹ với nước sạch để loại bỏ hết những tạp chất, những dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các hoá chất độc hại khác có thể ít nhiều bám vào …
Xin lưu ý các bạn là con dế rất mẫn cảm và dị ứng với mùi vị lạ có trong thức ăn mà ta cung cấp cho nó. Vì vậy, trước nay nhiều người lần đầu mới bắt tay vào việc nuôi dế đã gặp thảm bại do vô tình cho dế ăn thức ăn có nguồn gốc độc hại này. Một vài xô thùng dế lăn quay ra chết không mấy tiếc, nhưng nếu nhất loạt cả mấy chục xô, thùng có dế chết như vậy thì ai lại không buồn? Và đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến số lượng dế hàng năm ngoài thiên nhiên bị hao hụt khá nhiều, mặc dầu giống nào đẻ cũng rất sai.
Thức ăn tinh
Ngoài thức ăn xanh là thức ăn chính, ta còn cho dế nuôi ăn thêm thức ăn tinh để tạo nguồn dinh dưỡng giúp dế sinh trưởng tốt hơn, phát triển nhanh hơn. Từ dế con cho đến dế trưởng thành đều rất cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng này.
Xem thêm: Em Là Bông Hồng Nhỏ : Bài Hát Dành Tặng Em Ngày 1, Em Là Hoa Hồng Nhỏ
Các thành phần thức ăn tinh được chế biến đầy đủ trong thức ăn viên có bán tại các cửa hàng thức ăn cho gia cầm, gia súc. Nuôi dế ta có thể cho chúng ăn thức ăn viên dành cho nuôi gà con. Tuy dế co ngàm khoẻ, nhưng đôi ngàm đó chỉ đủ sức nghiền nát được những viên cám hỗn hợp nhỏ bằng hột tấm mà thôi. Còn loại cám có viên tròn to quá cứng thì ngàm dế không tài nào cắn bể nên ta phải xay nhỏ ra, hoặc dùng cối giã nát mới giúp dế dể dàng ăn được.
Cám hỗn hợp không nên mua trữ lâu ngày, vì nếu không biết cách bảo quản đúng phương pháp thì cám sẽ bị mốc. Cám đã để ôi mốc thì không những hết chất dinh dưỡng mà còn độc hại. Vì vậy, tốt nhất ta chỉ nên mua cám với số lượng đủ dùng trong một tuần mà thôi. Nhờ đó mà dế nuôi ngày nào cũng được ăn cám mới, còn mùi vị thơm ngon lại bổ dưỡng.
Cách cho dế ăn
Trong đời sống tự nhiên bên ngoài, dế không có thói quen đi tìm mồi ban ngày. Cả ngày dế chỉ biết chui trốn trong những hang ngách tối tăm, đến ban đêm trời mát chúng mới chịu rời khỏi chỗ ẩn nấp để ra ngoài kiếm ăn.
Nhưng, với dế nuôi thì trái lại, một phần vì môi trường sống của nó có khác nên dế nuôi lùng sục thức ăn cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, dù đêm hay ngày, trong các xô thùng nuôi chúng, ta phải cung cấp đầy đủ các thức ăn nước uống để chúng được tự do ăn uống thoải mái và no đủ. Nhiều người tự hỏi có phải môi trường sống nhân tạo đã giúp con dế được sống thoải mái hơn là đời sống bên ngoài của chúng?
Khẩu phần ăn của dế ra sao?
Thật ra, khẩu phần ăn của một con dế non, hay một con dế ở tuổi trưởng thành là bao nhiêu cân lượng mới đủ thì xin thú thực chúng tôi đành chịu, vì rằng chưa có tài liệu nào nói rõ về điều này.
Ai cũng biết rằng con dế ăn không nhiều. Ba bốn trăm con dế (nuôi chung trong thùng) mỗi bữa ăn chỉ ăn hết chừng một nhúm cỏ nhỏ và vài muỗng canh cám hỗn hợp mà thôi.
Thường thì người nuôi dế lâu năm, với kinh nghiệm riêng của mình, họ liệu chừng phân phối một lượng thức ăn xanh và thức ăn tinh sao cho từng xô, từng thùng dế nuôi, chứ không phải cân lường đong đếm cho sát sao gì cả.
Đó là kinh nghiệm do nghề dạy nghề mà có. Lúc đầu, tới bữa, họ cung cấp cho thùng dế (dế con hay dế trưởng thành) một lượng thức ăn có cân lường trước. Tới bữa ăn sau, họ sẽ thấy được thức ăn bữa trước thừa thiếu ra sao, tất sẽ biết ngay “sức ăn” của dế trong thùng đến mức độ nào mà từ đó về sau sẽ cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ cho chúng hơn.
Hình ảnh nuôi dế trong trại dế Thái
Nên cho dế nuôi ăn theo bữa và hằng ngày phải cho ăn đủ bữa. Tuyệt đối không nên cho dế ăn bữa đói, bữa no và cũng không nên cho chúng ăn thất thường bữa ăn, bữa nhịn. Mặt khác, ta còn phải cho dế ăn đúng giờ giấc quy định mới tốt.
Nên chọn rau cỏ tươi non mới cắt về cho dế. Rau quả quá già, quá cứng, nhất là đã tồn trữ lâu ngày héo úa có bỏ vào cho dế ăn cũng không ăn ngon miệng.
Rau cỏ nuôi dế trong trại ăn không nên để nguyên cả cọng dài. Kinh nghiệm cho thấy dế thường thích ăn phần đọt non, ăn trụi hết các lá mềm mại. Phần cọng rau cỏ già cứng dù có đói dế cũng chê không ăn tới.
Ngoài rau cỏ tươi non ra, ta còn cho dế ăn thức ăn củ quả. Các thứ củ như cà rốt, củ đậu (sắn), khoai lang, khoai mì và các thứ trái như dưa hấu, dưa leo, bí đỏ … nên cắt mỏng từng khoanh nhỏ, từng miếng nhỏ cho dế dễ ăn. Nếu ta cứ để nguyên trái vào thùng nuôi dế không những đã phí phạm mà dễ cũng không có khả năng cắn cạp được.
Dế mèn đang ngày càng được nhiều người nuôi tại nhà vì có giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật nuôi dế mèn cũng không quá khó nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Nuôi dế mèn không tốn nhiều diện tích, thức ăn dễ kiếm, không gây ô nhiễm môi trường cũng như đem lại giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường lớn. Sau đây maylamong.com xin chia sẻ trọn bộ cách nuôi dế thương phẩm và thức ăn cho dế mèn của chuyên gia để bà con tham khảo.
Hướng dẫn cách nuôi dế mèn cho hiệu quả cao
1. Lựa chọn môi trường nuôi:
Lựa chọn môi trường nuôi sẽ tác động lớn lên kinh phí đầu tư, sản lượng và độ hao hụt trong chăn nuôi. Một số cách thức nuôi dế như sau:
– Nuôi trong chậu nhựa: sử dụng chậu có đường kính 40 – 50cm, cao từ 35 – 40cm. Ưu điểm: không tốn diện tích, phù hợp với mọi hộ chăn nuôi, chi phí chăn nuôi không cao và tiện lợi.
Nuôi trong thùng nhựa: sử dụng loại thùng có nắp đậy được chọc thủng lỗ tạo độ thoáng, dung tích khoảng 60 lít là phù hợp.
Nuôi trong khay chữ nhật: đây là cách thức nuôi dế mèn có chi phí đầu tư ban đầu lớn nhất. Các khay có thể xếp đè lên nhau để tiết kiệm diện tích, phù hợp với mô hình nuôi dế mèn quy mô lớn.
Nuôi trong thùng xốp, thùng bìa cac-tông: cách thức này có chi phí đầu tư ban đầu rẻ, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là dế có thể xổng ra ngoài hoặc cắn thùng xốp trốn thoát.
Lưu ý trong cách làm chuồng nuôi dế mèn:
Làm chuồng nuôi dế bà con cần đảm bảo chúng yên tĩnh và thoáng mát. Nắp đậy có thể là lồng bát hoặc nắp xõ cũ có đục nhiều lỗ để tạo sự thông thoáng. Cứ ban ngày mở ra, buổi tối thì đóng lại để tránh dế bay đi cũng như mèo hay chuột bắt dế.
Trước khi thả dế thì chuồng cần được rửa sạch và phơi khô để phục vụ việc chăn nuôi. Tùy theo điều kiện và phương tiện nuôi mà bạn bố trí sao cho phù hợp.
2. Một số dụng cụ nuôi dế cần có
Khay đựng thức ăn: có thể dùng nắp nhựa, hoặc vỏ hộp nhựa, vỏ hộp sữa chua … có đường kính khoảng 4 -5 cm, cao khoảng 1cm hoặc tự chế.
Khay đựng nước uống: tương tự như khay đựng thức ăn.
3. Lựa chọn giống nuôi
Cách nuôi dế mèn sao cho hiệu quả nhất thì quan trọng vẫn là được con giống tốt, khỏe mạnh, đạt tỉ lệ sống cao. Dế mèn được chọn nuôi thường là dế mèn đen và dế mèn vàng. Bà con nên chọn nuôi dế mèn có kích thước to, khỏe, đầy đủ râu, cánh, chân. Khi chọn giống thì bạn tiến hành ghép theo tỷ lệ 1 đực với 2 cái. Tùy vào từng mô hình nuôi khác nhau mà bạn chọn giống cho thích hợp.
4. Dế mèn ăn gì?
Thức ăn của dế mèn đa dạng, chúng có thể ăn các loại cỏ (cả cỏ khô và cỏ tươi), lá khoai lang, lá đu đủ, lá sắn, rau muống, dưa chuột, cùi dưa hấu, rễ cây,… Những nguyên liệu này đều phổ biến và sẵn có trong mỗi gia đình nên việc nuôi dế mèn tại nhà khá dễ dàng.
Ngoài ra bạn nên bổ sung các loại cám xay nhỏ cho dế mèn và luôn để ý nước uống sạch cho dế mèn. Dùng bình nước nhỏ xịt vào chuồng để tăng độ ẩm trong những ngày hanh khô. Nên xịt theo dạng sương sẽ tốt nhất.
5. Phòng bệnh cho dế
Khi nuôi bất kỳ loài nào bạn cần chú ý đến việc phòng chống bệnh. Đối với dế mèn, bệnh thường gặp nhất là bệnh đường ruột. Nguyên nhân của bệnh này là do mật độ dế quá nhiều, môi trường quá nóng ẩm, thức ăn và nước uống không được thay thường xuyên nên dính lẫn phân.
Khi bị bệnh đường ruột, điều đầu tiên bạn sẽ thấy là lượng thức ăn lâu hết hơn bình thường. Còn dế đi phân nước, trắng đục, râu bị gãy. Sau khi bị bệnh khoảng 7-10 ngày dế sẽ chết. Vì sống trong chuồng nên rất dễ bị lây và khó trị. Bởi vậy bạn nên giữ vệ sinh môi chuồng đế tránh và phòng bệnh cho dế mèn.
Tác dụng của dế mèn trong Đông Y và cuộc sống hàng ngày
Dế mèn là loài vật có hại cho ngành nông nghiệp nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, và có tác dụng chữa bệnh, nên tiêu thụ nhiều trong nước và có tiềm năng xuất khẩu. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bà con khi cần tìm kiếm thông tin về phương pháp nuôi và cách nuôi dế mèn thương phẩm hiệu quả.