Cá trắm đen nuôi từ 8 tháng đến 1 năm cho thu hoạch. Đàn cá lớn nhanh, giá bán trung bình khoảng 160.000 đồng cỡ 4 – 5kg/ con. Năng suất từ 10-11 tấn/ha cho lợi nhuận thu được trên 200 triệu đồng/ha. Có thể nói mô hình nuôi cá trắm đen đang là hướng đi nhiều tiềm năng cho bà con. Tuy nhiên để đạt năng suất như mong muốn, bà con cần nằm được thức ăn nuôi cá trắm đen cùng những kỹ thuật nuôi cá trắm đen cơ bản. Tổng hợp thông tin từ A đến Z được chúng tôi chia sẻ ở bài viết này.
Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá trắm đen công nghiệp
1. Nuôi cá trắm đen trong ao nuôi
– Chuẩn bị ao nuôi cá
Chọn ao có diện tích từ 1000 – 3000m2. Đảm bảo nước có độ sâu của nước từ 2 – 2,5m. Ao nuôi thuận tiện cho việc cấp, thoát nước. Không gây ô nhiễm ra môi trường bên ngoài.
Bờ ao thiết kế chắc chắn, kè chắc đất. Đắp hết các lỗ hổng, hang hốc. Độ cao tối đa từ mặt nước tới bờ từ 0,5 – 0,6m.
Xung quanh bờ phát quang, không trồng cây to, bóng cây rậm rạp, tán che xuống dưới mặt nước, cản trở ánh sáng chiếu xuống mặt ao. Mặt khác, tán cây rậm, lá rơi xuống mặt ao thối rữa, gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự phát triển của nguồn thức ăn tự nhiên.
Do cá trắm đen cần lượng oxy cao hơn các giống cá khác nên để đảm bảo cá phát triển tốt nhất, bà con nên bố trí thêm máy phun mưa, trung bình 500m2 ao nuôi 1 máy. Như vậy sẽ tăng lượng oxy khuếch tán từ không khí vào trong nước cho cá.
Đáy ao tạo phẳng, nghiêng khoảng 0,5 – 1 độ về một phía cho dễ thoát nước.
– Cải tạo ao nuôi
Trước khi thả cá từ 7 – 10 ngày, tháo cạn nước ao, dọn cỏ, rong rêu, phát quang bờ.
Nạo vét lớp bùn ở đáy ao. Chỉ để độ dày trung bình từ 15 – 20cm. Không nên để quá dày. Nếu là ao mới đào thì thì cần tạo lớp bùn ở đáy thích hợp, có thể giữ lại lớp bùn bề mặt.
Bón từ 7 – 10kg vôi/100m2 ao để cải tạo đáy, diệt cá tạp, mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh.
Phơi đáy ao khoảng từ 3 – 4 ngày để khử trùng, tiêu độc ở đáy ao. Bà con có thể bón phân để gây màu nước. Đồng thời kích thích tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên, giảm phèn. Sử dụng 20 – 30kg/100m2. Nếu ao đã có lớp bùn tốt thì không cần bón phân.
Khi bơm nước vào ao, nên để lọc qua lưới mắt nhỏ để tránh tạp chất, cá tạp vào theo ăn tranh thức ăn của trắm đen.
Yêu cầu môi trường ao nuôi cá phải đạt các chỉ số sau:
Tiêu chí | Yêu cầu |
Nhiệt độ nước | 20 – 35 độ C |
Oxy hòa tan | > 4mg/l |
NH4+ (ammonium) | 0,2 – 2 mg/l |
NH3 (ammonia) | <0,1mg/l |
NO3- (nitrate) | 0,1 – 10 mg/l |
NO2- (Nitrite) | <0,3 mg/l |
2. Chọn giống và thả cá giống
Bà con nên mua giống ở nơi địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Chọn giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không xây xát, không bị dị tật. Đặc biệt không mang mầm bệnh gây hại.
Kích cỡ con giống từ 30 – 50g/con. Hoặc có thể chọn mua giống có kích cỡ lớn hơn, từ 200 – 300g/ con.
Nuôi cá trắm đen thương phẩm, bà con có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với một số giống cá khác. Nhưng cần tránh lựa chọn những con ăn tranh mồi của trắm đen. Bà con có thể chọn cá chép, cá mè, cá rô đồng…
STT | Kiểu nuôi ghép cá trắm đen | Số ao (n) | Tỷ lệ (%) |
1 | Trắm đen+ mè trắng+ trôi+ trắm cỏ+ chép | 12 | 33,3 |
2 | Trắm đen+ mè trắng+ trôi+mè hoa+ trắm cỏ+ chép | 8 | 22,2 |
3 | Trắm đen+ mè trắng+ trôi+ mè hoa+chép | 4 | 11,1 |
4 | Trắm đen+mè trắng+ trôi+cá quả+ chép | 3 | 8,3 |
5 | Trắm đen+ mè trắng+ trôi+ chép | 2 | 5,6 |
6 | Trắm đen+ Trôi+ chép+ Rô phi | 1 | 2,8 |
7 | Trắm đen + mè trắng+ trắm cỏ+ chép | 1 | 2,8 |
8 | Trắm đen+ mè trắng+ trắm cỏ+ chép | 1 | 2,8 |
9 | Trắm đen+ mè trắng +cá chép | 1 | 2,8 |
10 | Trắm đen+ mè trắng +mè hoa+ rô phi | 1 | 2,8 |
11 | Trắm đen+ mè trắng + cá quả | 1 | 2,8 |
12 | Trắm đen+ mè trắng+ ba ba | 1 | 2,8 |
Tổng | 36 | 100 |
Trước khi thả cả, nên tắm cho chúng trong nước muối pha loãng nồng độ 2% (tức là 2kg muối ăn pha với 100 lít nước). Hoặc ngâm chúng trong kháng sinh 30 ppm khoảng 10 phút. Như vậy sẽ loại bỏ được mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh trên người cá.
Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cho cả túi nilon đựng cá trong khoảng 10 phút để chúng thích nghi dần với môi trường nước. Sau đó mở miệng túi, cho cá bơi dần dần ra ngoài. Như vậy để chúng không bị sốc với nước ao nuôi.
3. Thức ăn nuôi cá trắm đen
– Cá trắm đen ăn gì?
Thức ăn nuôi cá trắm đen chủ yếu là ốc nhồi, ốc bươu, ốc sên, ốc vặn… Tuy nhiên không phải lúc nào lượng thức ăn này cũng phong phú. Do đó khi nuôi cá trắm đen thương phẩm, bà con cần chủ động sản xuất cám viên nổi nuôi cá bằng máy ép cám nổi thủy sản 3A. Phương pháp này giúp tiết kiệm từ 30 – 50% chi phí mua cám công nghiệp. Bà con cũng có thể chủ động lựa chọn, kiểm tra chất lượng, an toàn của thức ăn.
Nguyên liệu dùng để sản xuất cám viên nổi là ngô, thóc, ngũ cốc nghiền mịn, thêm bột sắn, bột khoai, rau bèo xay nhuyễn, cua ốc xay nhuyễn, chế phẩm sinh học, premix khoáng, vitamin…
Hàm lượng thức ăn của cá trắm đen phải đảm bảo: 40% protein, 10% lipit ở giai đoạn nuôi cá giống. Còn giai đoạn nuôi cá thịt thương phẩm, hàm lượng protein là 35%, lipit là 7%.
– Cách chế biến thức ăn nuôi cá
Công thức phối trộn thức ăn
Nguyên liệu (%) | Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 3 |
Lượng đạm | 30 | 25 | 20 |
Bột cá | 20 | 17 | 8 |
Đậu tương | 30 | 25 | 20 |
Cám gạo | 33,5 | 35 | 49,5 |
Bột khoai mì | 15 | 20 | 20 |
Premix khoáng | 1 | 1 | 1 |
Khẩu phần ăn của cá trắm đen:
Khối lượng trung bình (g/con) | Hàm lượng chất đạm/béo (%) | Đường kính viên thức ăn (mm) | Khẩu phần ăn (% trọng lượng cá/ngày) |
50 – 200 | 42/7 | 3 | 6 – 7 |
200 – 600 | 35/7 | 4 | 5 – 6 |
700 – 1000 | 35/7 | 5 | 4 – 5 |
1000 – 2000 | 35/7 | 6 | 3 – 4 |
>2000 | 35/7 | 6 | 2 – 3 |
– Cách cho cá trắm đen ăn
Một ngày cho cá ăn 2 lần dựa theo % trọng lượng cơ thể. Ngoài ra cũng có điều chỉnh phù hợp với thời tiết, môi trường ao nuôi và tình trạng sức khỏe cụ thể của đàn cá. Theo thứ tự đó thì tỉ lệ thức ăn sẽ giảm 7 – 5 – 3% trọng lượng cơ thể/ngày.
Cám nổi tự sản xuất bằng máy ép cám nổi 3A có khả năng nổi trên mặt nước lâu, giúp cá dễ ăn, ăn hết, tránh lãng phí. Giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra cho ăn cám viên nổi cũng giúp bà con dễ dàng quan sát, điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý với sức ăn của cả đàn.
Bà con có thể chủ động sản xuất cám nổi thủy sản hàng ngày. Vì thế không cần dự trữ quá nhiều thức ăn, tránh ẩm mốc, nấm, vi khuẩn, thối rữa. Khi đó vứt đi sẽ vô cùng lãng phí. Còn giữ lại cho cá ăn thì tăng nguy cơ sinh bệnh ở cá.
4. Quản lý chăm sóc trắm đen
Duy trì mực nước trong ao nuôi có độ sâu từ 1,5 – 2m. Khi cá phát triển trên 2kg, mức nước trong ao trên 2m. Thay nước mới hàng tuần nếu nước đổi màu, nhiễm bẩn. Đặc biệt là vào mùa hè, nắng nóng nước cạn nhanh, bà con nên chú ý mực nước.
Kiểm tra các chỉ số trong môi trường nước, đặc biệt là hàm lượng oxy, độ pH, nhiệt độ để có phương án xử lý kịp thời.
Định kỳ kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cả đàn, mỗi tháng 1 lần. Lấy ngẫu nhiên mẫu số 30 con để tính khối lượng trùng bình cả đàn. Khi bắt cá kiểm tra, tiến hành nhẹ nhàng, không làm chúng bị trầy xước.
Giai đoạn chuyển mùa, cá trắm đen hay mắc bệnh nhất. Để tăng sức đề kháng cho chúng, bà con có thể bổ sung thuốc Tiên đắc liều lượng 100/ 50 kg cá/ngày. Đem phối trộn với thức ăn ép thành cám nổi cho ăn liên tục trong 3 ngày.
Nếu cá có dấu hiệu bị bệnh, tăng liều lượng lên gấp 5 lần, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
5. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị
Viêm ruột xuất huyết
Nguyên nhân do nguồn thức ăn kém chất lượng khiến chúng bị viêm và xuất huyết ruột.
Khi cá bị bệnh, cho chúng dùng kháng sinh Enrofloxacine trộn cùng với thức ăn với liều lượng 30-50mg/kg cá/ngày. Cho đàn cá ăn liên tục 5 ngày. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách dùng thêm vitamin C, liều lượng 1g/kg thức ăn. Cho trắm đen ăn 5-7 ngày 1 đợt.
Ngoài ra, cần chú ý đến nguồn thức ăn đầu vào. Đảm bảo sạch sẽ, không bị nấm mốc, ôi thiu, chất lượng thức ăn tốt.
Bệnh đốm đỏ
Nguyên nhân do quá trình đánh bắt, vận chuyển khiến da cá bị sứt xát. Sau đó lại tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm, vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Dẫn đến mắc bệnh đốm đỏ.
Biểu hiện bị tuốt vảy, xuất huyết gốc vây, cơ thể chuyển màu tối, xuất huyết lỗ hậu môn, cá bơi kém, lờ đờ, chậm chạp.
Cách xử lý: dùng thuốc tương tự như với bệnh viêm ruột xuất huyết.
Bệnh ngạt do thiếu khí
Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi. Đàn cá có dấu hiệu bỏ ăn, thiếu khí. Hoặc do trong môi trường nước sản sinh khí độc (vượt quá ngưỡng cho phép) khiến chúng bị ngạt.
Bà con dùng chế phẩm sinh học EM hoặc mật rỉ đường để cải tạo môi trường ao nuôi giảm khí độc. Mật rỉ đường được sử dụng phổ biến trong cải tạo môi trường ao nuôi tôm.
Ngoài ra, cần cung cấp kịp thời oxy cho nước, thay nước mới khi cần thiết.
6. Thu hoạch cá trắm đen
Cá trắm đen phát triển nhanh. Nuôi từ 8 tháng đến 1 năm, đàn cá đạt kích cỡ trung bình từ 2,5 – 3,5kg/con. Cũng có những con vượt cỡ, đạt từ 5 – 6kg/con. Năng suất trung bình khoảng trên 10 tấn/ha/vụ.
Cá trắm đen được ưa thích chế biến các món lẩu, nướng… Do đó đánh bắt vào ngày nghỉ sẽ mang lại giá trị cao. Bà con có thể thu hoạch vào 30/4, 01/05, 02/09, ngày lễ tết cổ truyền…
Trước khi có thu hoạch cá 2 – 3 ngày, giảm lượng thức ăn. Ngày cuối dừng hẳn. Dùng vó/ lưới thu hoạch nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước da.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi cá trắm đen và cách giúp bà con tự chế biến thức ăn nuôi cá trắm đen hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con thành công khi áp dụng vào mô hình chăn nuôi của cơ sở.
Nguồn mayepcamnoi.com !