Thực phẩm sạch là gì? Chúng có tác dụng gì cho sức khỏe?

Theo thống kê của Cục ATVSTP, riêng trong tháng 6- 2018, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 284 người mắc, 190 người phải nằm viện và 1 trường hợp tử vong. Nguyên nhân chính đến từ thực phẩm bẩn. Chính vì vậy, nhu cầu dùng thực phẩm sạch ngày càng tăng. Không ít bà nội trợ sẵn sàng chi nhiều hơn cho thực phẩm được cho là an toàn hơn, nhất là các sản phẩm nông sản hữu cơ. Nhưng liệu người tiêu dùng có mua đúng thứ họ mong muốn chưa? Và thực phẩm này có tác dụng như thế nào với sức khỏe? Baohay mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thực phẩm sạch là gì?

Mức độ an toàn của thực phẩm sạch

Người tiêu dùng thường đánh đồng thực phẩm sạch là thực phẩm hữu cơ, nhưng thật ra, hai loại này hoàn toàn khác nhau. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm sạch là các loại thực phẩm thu được từ nguồn nuôi trồng, vẫn được cho phép sử dụng các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, các chất hóa học tổng hợp… Tuy nhiên, liều lượng sử dụng được đảm bảo đúng quy trình để đảm bảo sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng chỉ còn dư lượng độc hại dưới mức cho phép, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy mà nó được gọi là sản phẩm “an toàn”.

Ở một khía cạnh khác, thực phẩm hữu cơ (organic) là thực phẩm bao gồm các loại nông sản như: rau củ quả, trái cây, ngũ cốc, thịt, các sản phẩm từ sữa, trứng, mật ong…

Và điều quan trọng hơn, thực phẩm hữu cơ Organic là thực phẩm phải được thu từ nguồn sản xuất không sử dụng bất kỳ hóa chất nào. Để được chứng nhận hữu cơ, doanh nghiệp sản xuất phải trải qua một thời gian canh tác trong điều kiện môi trường chuẩn, dưới sự giám sát, kiểm nghiệm gắt gao từ các tổ chức quốc tế.

Thực phẩm sạch

Thực phẩm sạch

Trong Luật An toàn vệ sinh thực phẩm không có phân biệt giữa thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn, mà chỉ có tiêu chuẩn thực phẩm an toàn. 

Cán bộ chức năng đánh giá và chứng nhận dựa trên các yếu tố như:

  • Quy định về điều kiện nuôi trồng, sản xuất các thực phẩm tươi sống
  • Quy định về phương tiện vận chuyển, đóng gói, tem nhãn
  • Quy định về cách bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn.

Các loại thực phẩm sạch

Thực phẩm sạch là cách gọi chung của 3 loại gồm thực phẩm không ô nhiễm, thực phẩm sinh thái và thực phẩm hữu cơ.

Thực phẩm không ô nhiễm là loại có quy trình sản xuất nghiêm ngặt, để sản phẩm cuối cùng làm ra đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định cụ thể của cơ quan chức năng. Được cấp giấy chứng nhận là thực phẩm không ô nhiễm. Loại thực phẩm này không chứa chất gây ô nhiễm, hoặc chất này được khống chế ở giới hạn cho phép để không gây hại cho sức khỏe con người.

Thực phẩm sinh thái còn được gọi là thực phẩm xanh, là những loại được sản xuất trong điều kiện môi trường không có chất ô nhiễm và tuân theo các quy trình của các cơ quan chuyên môn.

Thực phẩm hữu cơ được sản xuất và chế biến theo quy trình nghiêm ngặt của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Thực phẩm hữu cơ nghiêm cấm sử dụng các chất hóa học có trong các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng….

Ngay từ khâu lựa chọn con giống, cây giống để đưa vào nuôi chồng cũng đã hết sức nghiêm ngặt, những giống bị biến đổi gen hoặc không thuần chủng thì sẽ bị loại bỏ. Sản phẩm sau khi được thu hoạch không được sử dụng bất cứ chất bảo quản nào để kéo dài thời gian sử dụng.

Lợi ích sức khỏe của thực phẩm sạch

thực phẩm sách

Mỗi loại thực phẩm có một mức độ an toàn khác nhau, nhưng đảm bảo nhất vẫn là thực phẩm hữu cơ. Khi sử dụng những thực phẩm này bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn của nó so với các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán ngoài chợ.

Không những vậy thực phẩm không bị nhiễm bẩn tạo cảm giác ngon miệng hơn rất nhiều so với thực phẩm thông thường vì giữ được độ tươi ngon và hương vị tự nhiên nhất.

Tuy nhiên về thành phần dinh dưỡng của chúng thì theo các nghiên cứu khoa học, thực phẩm sạch không hề có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với thực phẩm thường hay có bất cứ tác dụng đặc biệt nào với sức khỏe.
Tuy nhiên, sử dụng thực phẩm an toàn bạn có thể hạn chế được tỷ lệ mắc phải các bệnh nguy hiểm như khi dùng loại thực phẩm không rõ nguồn gốc được bán ngoài chợ, đó chính là tác dụng lâu dài cho sức khỏe mà loại thực phẩm này mang lại.
Vì sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy sử dụng thực phẩm không chứa các chất bẩn, chất gây hại.

Cách nhận biết thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn

Người tiêu dùng không thể đợi các cơ quan công bố, chứng nhận rồi mới bắt đầu mua về dùng. Tuy nhiên các bà nội trợ có tìm các nguồn thực phẩm an toàn bằng những cách sau:

  • Ngửi, sờ, thấy: cách nhận biết bằng giác quan thông thường.
  • Mua tại cơ sở sản xuất gần nhà, nơi bạn có thể biết được người sản xuất sử dụng các loại thức ăn hay phân bón nào.
  • Sử dụng sản phẩm của những thương hiệu uy tín. Tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm đó.

Bạn nên tìm đến các cửa hàng thực phẩm sạch uy tín để mua được những sản phẩm tốt nhất, với giá cả hợp lý nhất.

Rate this post

Viết một bình luận