Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,…”
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua ”
Cốm làng Vòng một làng nhỏ ven đô, nay thuộc Cầu Giây Hà Nội nổi tiếng khắp bốn phương bởi màu cốm xanh mát như màu xanh của Ngọc, hạt cốm dẻo có vị ngọt thơm mùi sữa của lúa nếp non và không bị ngăm. Xưa kia, khi làng vòng vòng vào vụ là cả làng rộn rã tiếng chày giã cốm như những bản nhạc đồng ca vang lên đều đều theo nhịp chày, cối thập thình.Tôi nhớ đã có lần Nguyên Tuân cảm nhận về Cốm như này “Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đồng lúa miền băc là nhiều người lại nhắc đến Cốm Vòng- cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa nếp ngoại thành thủ đô” Cốm vốn là thứ quà dân dã của đồng ruộng cũng bởi thế mà gần gũi gắn bó. Nhưng không phải miền quê nào cũng có, bởi thế mà Cốm trở thành thức quà tinh tế, bình dị, tao nhã của riêng Hà Nội. Tôi nhớ có một nhà văn từng viết về Cốm như thế này “Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị của tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam “Tôi không biết cốm Làng Vòng có từ bao giờ nhưng tôi thấu hiểu để làm nên những hạt cốm xanh dẻo ấy là cả một quá trình. Đấy là sự đảm đang, cần cù chịu khó, sáng tạo của những người làm cốm, người làm nông nghiệp. Hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm và chứa đựng bao hương vị tinh túy của đất trời, của lòng người. Cốm làng vòng từ việc chọn những bông lúa nếp non bấm phải ra giọt sữa rồi mang về tuốt lay thóc, sàng chấu, rang hạt để thành thứ hạt dẻo như xôi. Cốm vòng đúng kiểu được gói trong hai lớp lá. Bên trong là lá ráy để cho hạt cốm không bị khô và để được lâu hơn, lớp lá sen được gói bên ngoài để hương sen phang phất kích thích ngon miệng. Sau cùng là hai dây lạt mềm làm từ thân cây lúa buộc vuông góc nhau làm cho gói cốm thêm phần chắc chắc, bắt mắt và ta cảm thấy thân thuộc bình dị, gợi nhớ sự mộc mạc dân dã của Hồn quê. Cốm làng Vòng đã vượt qua khỏi lũy tre làng theo những gói quà, những gánh rong để đên với mọi miền đất nước, đến với người ăn chơi sành điệu, đến với du khách Tây như một đặc sản quý . “Mỗi khi thấy gió vàng heo hắt trở về, lòng người lâng lâng dịu nhẹ sang thu, những chiếc lá vàng bay trong gió nghe xào xạc đánh thức Hương cốm dậy mùi
Cốm Làng Vòng một thức quà của lúa non”mỗi độ thu sang, hình ảnh “các cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”và nụ cười của cô thôn nữ làng Vòng đi vào Hà Nội đã đủ sức tỏa nắng trong trái tim người lữ khách, đã đọng lại trong tôi một vẻ đẹp khó phai mờ! Trong cơn gió heo may nhè nhẹ, man mát mang theo vô vàn những hương vị thân thương, quen thuộc của mua thu, một thứ quà đặc sản, quyến rũ đặc biệt
Những hạt cốm xanh rờn ấy vừa dẻo, vừa thơm cái hương thơm rất riêng của lúa nếp mới qua thời kỳ ngậm sữa lại được những nghệ nhân kỳ công sáng tạo để hiến cho đời một món ăn tao nhã mang đậm hương sắc Việt Nam. Và chỉ có làng Vòng Hà Nội là biết chế biến món Cốm thơm ngon và dẻo hơn hết một đăc sản của dân tộc Việt Nam. Mỗi người thưởng thức Cốm theo một cách riêng biệt nói như ai đó “Anh hãy thưởng thức món ăn này đi, tôi sẽ cho anh biết anh là người thê nào”Vì thế, thưởng thức Cốm cũng phải đúng cách bởi như Thạch Lam xác nhận “Cốm không phải là thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, mạnh mẽ và cương quyết không chấp nhận lối ăn “hộc tốc nuốt chửng” mà phải nhai kĩ nhai lâu, kiên nhẫn ít nhiều. Ăn như thế ta mới cảm nhận hết “Cái mùi thơm phức của lúa mới của hoa cỏ dại ven bờ. Trong mầm xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày hạ ven hồ.
“ … Hà Nội mùa thu; mùa thu Hà NộiMùa hoa sữa về, thơm từng cơn gióMùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,…”Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua “Cốm làng Vòng một làng nhỏ ven đô, nay thuộc Cầu Giây Hà Nội nổi tiếng khắp bốn phương bởi màu cốm xanh mát như màu xanh của Ngọc, hạt cốm dẻo có vị ngọt thơm mùi sữa của lúa nếp non và không bị ngăm. Xưa kia, khi làng vòng vòng vào vụ là cả làng rộn rã tiếng chày giã cốm như những bản nhạc đồng ca vang lên đều đều theo nhịp chày, cối thập thình.Tôi nhớ đã có lần Nguyên Tuân cảm nhận về Cốm như này “Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đồng lúa miền băc là nhiều người lại nhắc đến Cốm Vòng- cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa nếp ngoại thành thủ đô” Cốm vốn là thứ quà dân dã của đồng ruộng cũng bởi thế mà gần gũi gắn bó. Nhưng không phải miền quê nào cũng có, bởi thế mà Cốm trở thành thức quà tinh tế, bình dị, tao nhã của riêng Hà Nội. Tôi nhớ có một nhà văn từng viết về Cốm như thế này “Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị của tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam “Tôi không biết cốm Làng Vòng có từ bao giờ nhưng tôi thấu hiểu để làm nên những hạt cốm xanh dẻo ấy là cả một quá trình. Đấy là sự đảm đang, cần cù chịu khó, sáng tạo của những người làm cốm, người làm nông nghiệp. Hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm và chứa đựng bao hương vị tinh túy của đất trời, của lòng người. Cốm làng vòng từ việc chọn những bông lúa nếp non bấm phải ra giọt sữa rồi mang về tuốt lay thóc, sàng chấu, rang hạt để thành thứ hạt dẻo như xôi. Cốm vòng đúng kiểu được gói trong hai lớp lá. Bên trong là lá ráy để cho hạt cốm không bị khô và để được lâu hơn, lớp lá sen được gói bên ngoài để hương sen phang phất kích thích ngon miệng. Sau cùng là hai dây lạt mềm làm từ thân cây lúa buộc vuông góc nhau làm cho gói cốm thêm phần chắc chắc, bắt mắt và ta cảm thấy thân thuộc bình dị, gợi nhớ sự mộc mạc dân dã của Hồn quê. Cốm làng Vòng đã vượt qua khỏi lũy tre làng theo những gói quà, những gánh rong để đên với mọi miền đất nước, đến với người ăn chơi sành điệu, đến với du khách Tây như một đặc sản quý . “Mỗi khi thấy gió vàng heo hắt trở về, lòng người lâng lâng dịu nhẹ sang thu, những chiếc lá vàng bay trong gió nghe xào xạc đánh thức Hương cốm dậy mùiCốm Làng Vòng một thức quà của lúa non”mỗi độ thu sang, hình ảnh “các cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”và nụ cười của cô thôn nữ làng Vòng đi vào Hà Nội đã đủ sức tỏa nắng trong trái tim người lữ khách, đã đọng lại trong tôi một vẻ đẹp khó phai mờ! Trong cơn gió heo may nhè nhẹ, man mát mang theo vô vàn những hương vị thân thương, quen thuộc của mua thu, một thứ quà đặc sản, quyến rũ đặc biệtNhững hạt cốm xanh rờn ấy vừa dẻo, vừa thơm cái hương thơm rất riêng của lúa nếp mới qua thời kỳ ngậm sữa lại được những nghệ nhân kỳ công sáng tạo để hiến cho đời một món ăn tao nhã mang đậm hương sắc Việt Nam. Và chỉ có làng Vòng Hà Nội là biết chế biến món Cốm thơm ngon và dẻo hơn hết một đăc sản của dân tộc Việt Nam. Mỗi người thưởng thức Cốm theo một cách riêng biệt nói như ai đó “Anh hãy thưởng thức món ăn này đi, tôi sẽ cho anh biết anh là người thê nào”Vì thế, thưởng thức Cốm cũng phải đúng cách bởi như Thạch Lam xác nhận “Cốm không phải là thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, mạnh mẽ và cương quyết không chấp nhận lối ăn “hộc tốc nuốt chửng” mà phải nhai kĩ nhai lâu, kiên nhẫn ít nhiều. Ăn như thế ta mới cảm nhận hết “Cái mùi thơm phức của lúa mới của hoa cỏ dại ven bờ. Trong mầm xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày hạ ven hồ.
Cốm vòng quả là một thức quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội- đặc biệt vì mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến Cốm, mà đặc biệt hơn nữa là khắp các nẻo đường đất nước chỉ có Hà Nội mới có cốm thôi! Cốm làng Vòng vẫn còn giữ nguyên hương vị của mùa thu, của Hà Nội xưa khiến cho bất kỳ người con đất Hà Thành nói riêng và những người con của Đất Việt một lần đến làng Vòng được ăn món đặc sản này luôn có tâm trạng bâng khuâng, quyến luyến nhớ nhung Xa nhớ về Thương và mong được thưởng thức tìm về miền ký ức của những ngày thu đã qua!