Sau hơn một năm cho sinh viên ngừng đến trường do dịch, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, hầu hết sinh viên đều phải quay trở lại trường.
Mục lục bài viết
- Thuê phòng trọ cần những giấy tờ gì?
- Thuê phòng trọ có cần ký Hợp đồng?
- Biết gì khi thuê phòng trọ để tránh bị “hớ” và tránh bị phạt?
Câu hỏi: Em đang tìm phòng trọ để xuống thành phố đi học? Em cần chuẩn bị giấy tờ gì? Có cần lưu ý gì khi thuê nhà trọ không ạ?
Thuê phòng trọ cần những giấy tờ gì?
Chào bạn. Hiện nay, nếu đi thuê trọ, bạn chỉ cần đem theo giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân là đã có thể tiến hành ký hợp đồng thuê phòng trọ rồi.
Chào bạn. Hiện nay, nếu đi thuê trọ, bạn chỉ cần đem theo giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân là đã có thể tiến hành ký hợp đồng thuê phòng trọ rồi.
Giấy tờ này để người cho thuê kiểm tra tên tuổi, địa chỉ và các vấn đề liên quan đến lại lịch của bạn.
Tuy nhiên, nếu hai bên muốn ký hợp đồng thuê nhà công chứng thì theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, bạn vẫn chỉ cần mang theo bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước hoặc hộ chiếu. Tuy nhiên, bên cho thuê cần chuẩn bị:
Tuy nhiên, nếu hai bên muốn ký hợp đồng thuê nhà công chứng thì theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, bạn vẫn chỉ cần mang theo bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước hoặc hộ chiếu. Tuy nhiên, bên cho thuê cần chuẩn bị:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước hoặc hộ chiếu.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).
– Hợp đồng ủy quyền (nếu được ủy quyền ký hợp đồng cho thuê).
Thuê phòng trọ cũng có nhiều điều cần ghi nhớ (Ảnh minh họa)
Thuê phòng trọ có cần ký Hợp đồng?
Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về hình thức của hợp đồng thuê phòng trọ, tuy nhiên, Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng về nhà ở (bao gồm cả hợp đồng thuê nhà) phải được lập thành văn bản, trong đó có các nội dung về: Họ tên, địa chỉ của các bên; Mô tả đặc điểm của nhà ở; Thời hạn và phương thức thanh toán tiền thuê; Thời hạn cho thuê…
Theo các văn bản hiện hành và Luật Công chứng, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải có công chứng, tuy nhiên để tránh rủi ro, các bên có thể công chứng hợp đồng thuê nhà tại tại Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng Nhà nước.
Dù Hợp đồng có được công chứng hay không, trước khi đặt bút ký, bạn cần lưu ý đến một vài điều khoản chính sau:
– Kỳ hạn thuê nhà (theo tháng hay theo năm)
– Hợp đồng cần liệt kê đủ thông tin về phí thuê nhà và khác loại phí khác
– Hợp đồng cần liệt kê đủ thông tin về phí thuê nhà và khác loại phí khác
– Ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn thuê nhà
– Điểm cần lưu ý trước ngày kết thúc hợp đồng
– Điểm cần lưu ý trước ngày kết thúc hợp đồng
– Những vấn đề liên quan đến “điều khoản phá vỡ hợp đồng”.
Biết gì khi thuê phòng trọ để tránh bị “hớ” và tránh bị phạt?
Phải đi đăng ký tạm trú
Điều 27 Luật Cư trú 2020 nêu rõ:
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Do đó, trường hợp bạn đi thuê trọ tại địa phương khác để sinh sống, học tập, làm việc trong thời gian từ 30 ngày trở lên thì bắt buộc phải đăng ký tạm trú.
Theo Điều 9 Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng nếu người dân không đăng ký tạm trú theo đúng quy định.
Theo Điều 9 Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng nếu người dân không đăng ký tạm trú theo đúng quy định.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ
Tiền điện thuê trọ tối đa hơn 2000 đồng/số điện
Theo Văn bản hợp nhất 23/VBHN-BCT năm 2018, bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở áp dụng như sau:
– Tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê, bên bán điện chỉ ký một hợp đồng mua bán điện duy nhất. Chủ nhà cho thuê có trách nhiệm xuất trình sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn của người thuê nhà;
– Đối với trường hợp cho hộ gia đình thuê: Chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức;
– Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):
+ Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);
+ Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ (hiện nay giá điện bậc này là 2.014 đồng/số điện);
Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Như vậy, trường hợp cho sinh viên thuê nhà có đăng ký tạm trú và hợp đồng từ 12 tháng trở lên sẽ được tính như tiền điện sinh hoạt với mức sau: (Quyết định 4495/QĐ-BCT năm 2017)
+ Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50: 1.549 đồng/kWh;
+ Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100: 1.600 đồng/kWh;
+ Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200: 1.858 đồng/kWh;
+ Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300: 2.340 đồng/kWh;
+ Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400: 2.615 đồng/kWh;
+ Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên: 2.271 đồng/kWh.
Nếu không, mức điện tối đa là 2.014 đồng/số điện.
Nếu không, mức điện tối đa là 2.014 đồng/số điện.
Theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Đồng thời, người cho thuê thu lợi bất hợp pháp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.
Nếu bị thu tiền điện không đúng quy định, bạn có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của chủ nhà đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi bạn đang thuê nhà hoặc Điện lực địa phương để cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu bị thu tiền điện không đúng quy định, bạn có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của chủ nhà đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi bạn đang thuê nhà hoặc Điện lực địa phương để cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Tiền nước thuê trọ tối đa 18.000 đồng/khối
Theo Thông tư 44/2021/TT-BTC, khung giá nước sạch sinh hoạt từ 05/8/2021 như sau:
Stt
Loại
Giá tối thiểu (đồng/m3)
Giá tối đa (đồng/m3)
1
Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1
3.500
18.000
2
Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5
3.000
15.000
3
Khu vực nông thôn
2.000
11.000
Như vậy, tiền nước thuê trọ tối đa 18.000 đồng/khối.
thuê phòng trọ cần giấy tờ gì? Có cần ký hợp đồng không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ
Trên đây là giải đáp? Có cần ký hợp đồng không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Như vậy, tiền nước thuê trọ tối đa 18.000 đồng/khối.
>> Hợp đồng thuê nhà được chấm dứt trong những trường hợp nào?