Thuốc Bactroban 2%: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc Bactroban chứa thành phần trị bệnh là mupirocin, là nhóm thuốc kháng khuẩn, thuốc bôi ngoài da. Cách dùng Bactroban như thế nào? Hãy cùng dược sĩ Ninh Thị Hoa Hường tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Bactroban là thuốc gì?

Thành phần hoạt chất: 20 mg mupirocin (2% w/w mupirocin axit tự do).

Thuốc chứa thành phần tương tự: Supirocin, Mupicin, Bartucen,…

Mupirocin là một loại kháng sinh. Thuốc có tác dụng đối với các loại nhiễm trùng ngoài da như bệnh viêm nang lông hoặc chốc lở, và bệnh nhọt (bao gồm những nhiễm trùng do vi khuẩn MRSA).

Bactroban được chỉ định trong các trường hợp:

  • Chốc lở do S. aureus và S. pyogenes;
  • Viêm nang lông, đinh nhọt, loét da diện tích nhỏ;
  • Tổn thương da nhiễm khuẩn thứ phát sau chấn thương do S. aureus hoặc S. pyogenes;
  • Điều trị triệt để nhiễm S. aureus kháng methicilin (MRSA) ở mũi cho người lớn và cán bộ y tế;
  • Giảm nguy cơ lây nhiễm S. aureus kháng methicilin ở bệnh viện, hoặc các cơ sở nội trú trên bệnh nhân có nguy cơ cao.

thuốc bôi ngoài da Bactroban (mupirocin)
thuốc bôi ngoài da Bactroban (mupirocin)

2. Thuốc Bactroban giá bao nhiêu?

Thuốc Bactroban được đóng gói dạng tuýp 5g, là thuốc mỡ. Thuốc có hạn sử dụng 24 tháng từ ngày mở nắp. Hiện tại giá Bactroban dao động tầm khoảng 38-43 ngàn đồng/tuýp.

3. Hướng dẫn dùng thuốc Bactroban 

Liều dùng

  • Trẻ em ≥ 2 tháng tuổi và người lớn bị chốc lở do S. pyogenes và S. aureus: Bôi thuốc lên vùng nhiễm khuẩn 3 lần/ngày, thời gian dùng kéo dài trong 5 – 10 ngày. 
  • Trẻ em ≥ 3 tháng tuổi và người lớn bị nhiễm khuẩn da thứ phát: Bôi thuốc lên vùng bị nhiễm khuẩn 3 lần/ngày, thời gian dùng kéo dài trong 10 ngày.
  • Trẻ em ≥ 12 tuổi và người lớn dùng Bactroban để điều trị triệt để S. aureus kháng methicilin: Bôi thuốc vào mỗi lỗ mũi, ấn 2 bên mũi để thuốc trải đều trên niêm mạc mũi, 2 lần/ngày, kéo dài trong 5 – 7 ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Bactroban

Thuốc không có tác dụng đối với các nhiễm khuẩn do Chlamydia, vi khuẩn kị khí và nấm.

Không dùng thuốc mỡ mupirocin bôi da cho người bệnh bị bỏng, đặc biệt là bỏng diện rộng.

Mỗi đợt điều trị không quá 7 ngày để giảm sự đề kháng thuốc. Theo dõi hiệu quả nếu quá 3-5 ngày tình trạng bị tồi tệ hơn hoặc không cải thiện, cần đến ngay bác sĩ. Cân nhắc thay thuốc khác như kem neomycin và clorhexidin.

Thuốc chỉ dùng bôi ngoài da, không uống hoặc tiêm do tác dụng trị liệu không còn khi thay đổi cách dùng.

Mupirocin có thể làm giảm tác dụng của cloramphenicol, vắc xin thương hàn,…

5. Hướng dẫn cách dùng trước khi sử dụng

Không nên dùng thuốc nếu có tiền sử bị dị ứng mupirocin.

Để đảm bảo an toàn, thông báo với bác sĩ nếu mắc bệnh thận.

Không dùng cho trẻ em nếu không có chỉ định nhân viên y tế.

Do chưa có dữ liệu trên đối tượng mai thai, nên thông báo cho bác sĩ về ý định hoặc đang có thai nếu được chỉ định thuốc này.

6. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Thận trọng khi dùng mupirocin cho các bà mẹ đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.

Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết hoặc những lợi ích điều trị mang lại lớn hơn một cách rõ ràng so với các nguy cơ

7. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Bactroban

Tác dụng phụ hiếm gặp: cảm giác nóng rát, buốt, phù nề, ngứa, ban đỏ ở vị trí bôi thuốc; hoặc bị khô da, thay đổi vị giác, viêm mô tế bào, viêm da tiếp xúc.

8. Tương tác thuốc khi dùng chung Bactroban

Do sự khác biệt đường dùng: bactroban thường dùng ngoài da dạng bôi, do đó hện tại chưa ghi nhận bất kỳ tương tác thuốc nghiêm trọng nào xảy ra. Nếu trong quá trình sử dụng, người dùng gặp các vấn đề bất thường (như da nổi đỏ, đau, sưng, ngứa rát,…) liên hệ ngay người có chuyên môn y tế để được chuẩn đoán chính xác về tác dụng phụ do tương tác thuốc gây ra.

Bactroban là thuốc kháng sinh dùng ngoài da và tại chỗ có chứa mupirocin. Bactroban thường dùng điều trị viêm da, chốt lỡ, ngăn ngừa nhiễm khuẩn MRSA ở bệnh viện. Mỗi đợt điều trị không quá 7 ngày, nếu sau 3-5 ngày mà tình trạng không cải thiện thì liên hệ ngay đến bác sĩ. Hi vọng những thông tin cần thiết về Bactroban bạn đọc đã nắm. Khi có thắc mắc thêm trong quá trình dùng thuốc, hỏi ý kiến bác sĩ trước mỗi quyết định nhé!

Rate this post

Viết một bình luận