Thuốc Biafine là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào? | Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn

Thuốc Biafine là dạng kem bôi ngoài da, dùng để trị bệnh ngoài da. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về tác dụng, liều dùng và cách dùng của thuốc để bạn đọc sử dụng an toàn, hiệu quả. Các bạn cùng theo dõi nhé.

Thuốc Biafine

là thuốc gì?

Biafine thuộc nhóm thuốc da liễu có thành phần chính là Trolamine 0.67g trong 100g thuốc. Ngoài ra, Biafine còn chứa một số thành phần khác là sáp parafin, dầu bơ, axit stearic, propylene glycol, methyparaben, squalane, nước tinh khiết…

Hiện nay trên thị trường có bán Biafine dạng kem bôi. Tuy nhiên bạn cần phải dùng đúng cách với liều lượng phù hợp để mang lại hiệu quả và không để lại tác dụng phụ.

Thuốc Biafine

có tác dụng gì?

Thuốc Biafine thường được chỉ định với trường hợp điều trị bỏng ở độ 1 và 2. Ngoài ra, thuốc được điều trị vết thương, vết loét ngoài da không phải do nhiễm trùng hoặc trường hợp bị đỏ da do xạ trị và đốt laser…

Ngoài ra, nó còn được chỉ định dùng ở một số trường hợp khác chưa được kể đến trên đây. Nếu bạn băn khoăn về tác dụng của thuốc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng thuốc Biafine

Trước khi dùng thuốc, nên đọc kỹ hướng dẫn về cách dùng, liều dùng thuốc được in trên bao bì sản phẩm. Thông tin này không thay thế được chỉ định của bác sĩ. Tùy vào từng đối tượng, mức độ bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng Biafine khác nhau để điểu trị bệnh dứt điểm. Dưới đây là thông tin về liều dùng thuốc, bạn đọc có thể tham khảo:

Liều dùng thuốc Biafine:

  • Với người lớn:

Trường hợp bị bỏng cấp độ 1:

Hãy thoa và bôi một lớp thuốc dày để da không hấp thu được nữa. Mỗi ngày 2 – 4 lần lặp lại

Trường hợp bị bỏng cấp độ 2:

Hãy bôi một lớp thuốc dày lên bề mặt da bị tổn thương và một lớp thuốc thừa lên vùng da bị bỏng. Bạn có thể phủ một lớp gạc ẩm lên rồi băng lại trong trường hợp cần thiết. Lưu ý không nên dùng băng hấp thu khô để băng bó vết thương

Trường hợp bị đỏ da do xạ trị

Mỗi ngày nên bôi thuốc 2 – 3 lần. Biafine phát huy tác dụng tốt nhất khi giữ lượng thuốc ở vết thương do đó khoảng cách giữa các lần bôi đều nhau và nên cố định 1 giờ trong ngày.

  • Với trẻ em

Biafine có thể được chỉ định dùng cho trẻ em với liều dùng như người lớn ở trên. Tuy nhiên các bạn cần phải tham khảo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ để phòng tránh những biến chứng không tốt về sức khỏe.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Biafine

Biafine được bào chế ở dạng kem lỏng nên có thể bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị trầy xước nhẹ, bỏng nhẹ hay bị loét da. Như vậy nó sẽ ngăn cản được vi khuẩn có hại ngoài môi trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vết thương mau lành và khô hơn.

Trước khi sử dụng, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn được in trên bao bì thuốc hoặc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt không nên dùng với liều lượng nhiều hơn, ít hơn so với chỉ định. Không đột ngột ngừng sử dụng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Trường hợp quá liều dùng Biafine: Người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. Trong thời gian đó, hãy vệ sinh vùng da bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng.

Hãy vệ sinh tay và vết thương sạch sẽ trước khi bôi thuốc.

Chống chỉ định

Thuốc Biafine được khuyến cáo không nên sử dụng trong trường hợp dưới đây:

Người bệnh đang có vấn đề về sức khỏe

Người bị vết thương chảy máu, phát ban da và dị ứng thực phẩm, thuốc hay bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.

Phụ nữ có thai hay đang cho con bú: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác dụng cùng như nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé. Do vậy đối tượng này trước khi sử dụng cần phải tham khảo kỹ hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Biafine

Thuốc Biafine

có gây tác dụng phụ nào không?

Trong quá trình sử dụng, người bệnh thường có biểu hiện đau như kim châm thoáng qua, bị dị ứng da tiếp xúc…Tùy vào từng trường hợp sẽ có những biểu hiện tác dụng phụ khác nhau chưa được nêu ở trên. Nếu bạn có thắc mắc hay gặp những tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh hãy quay lại để gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để được đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Tương tác của thuốc Biafine

Biafine có thể tương tác với một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến tác dụng cũng như tăng nguy cơ tác dụng phụ. Để tránh tính trạng này, bạn nên báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc bạn đang dùng bao gồm thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc kê đơn, không kê đơn, thuốc bổ…để các bác sĩ xem xét và cân nhắc khi sử dụng. Bên cạnh đó phải thực hiện uống thuốc đúng liều lượng và cách dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Rượu bia thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Bạn nên hạn chế những loại đồ uống độc hại này để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tham khảo về những loại thực phẩm nên và không nên dùng trong khi điều trị bệnh.

Bảo quản thuốc Biafine

như thế nào?

Tốt nhất mọi người hãy bảo quản Biafine ở nhiệt độ phòng là thích hợp nhất. Tránh để nơi ẩm ướt, đặc biệt tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và bảo quản thuốc trong ngăn đá. Tùy vào từng loại thuốc khác nhau sẽ có những phương pháp bảo quản phù hợp. Bởi vậy, mọi người hãy đọc kỹ hướng dẫn về cách bảo quản trên bao bì hay có thể hỏi kỹ bác sĩ/dược sĩ. 

Hãy để thuốc tránh xa tầm tay trẻ và các vật nuôi khác trong gia đình.

Mọi người tuyệt đối không được vứt thuốc vào toilet/đường ống dẫn nước bởi sẽ có thể ảnh hưởng đến nguồn nước. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/dược sĩ hay những người làm việc trong công ty xử lý rác thải để có lời khuyên phù hợp.

Những thông tin về thuốc Biafine vừa được Cao Đẳng Y Dược Tp Hồ Chí Minh chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn giải đáp mọi băn khoăn. Nếu có câu hỏi nào khác, bạn hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe tốt.

Rate this post

Viết một bình luận