Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.
Thời tiết ở Nhật Bản vào mùa đông thường lạnh và khắc nghiệt hơn bên Việt Nam mình nhiều. Chính vì thế có nhiều bạn vào mùa đông thường bị lên cước tay chân, đặc biệt là các bạn phải làm việc ngoài trời trong các ngành nghề như xây dựng hay nông nghiệp.
Tuy không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chẳng may mắc phải thì cũng gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Bài viết này mình xin giới thiệu loại thuốc chữa cước tay chân của Nhật mà mình biết được, hy vọng sẽ có ích cho các bạn chẳng may mắc phải.
Cước tay chân trong tiếng Nhật là 霜焼け (しもやけ)
Nguyên nhân và triệu chứng của cước tay chân
Chân tay bị cước là do vùng da bên ngoài bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh trong một khoảng thời gian dài. Cũng có thể do tuần hoàn máu kém làm cho vùng da gây co thắt, rối loạn tuần máu dẫn đến sự thiếu oxy ở mô.
❖ Một số dấu hiệu cơ bản khi bị cước chân tay
– Đầu ngón tay hay đầu ngón chân sưng đỏ, da ngứa như bị kim châm, đau và phồng rộp, có khi tê buốt không cảm giác gì. Khi bóp mạnh cũng không có cảm giác.
– Chỗ tay, chân bị cước bị sưng, nóng rát, da chuyển từ đỏ sang xanh đậm. Trong trường hợp bị nặng có thể mưng mủ, bong tróc,…
Thuốc điều trị bệnh cước tay chân ベルクリーンS軟膏 của Nhật
❖ Tác dụng: Đặc trị cước hay nứt nẻ ở tay chân.
❖ Cách sử dụng:
– Dùng 1 ngày 1 lần.
– Bôi trực tiếp lên chỗ bị cước hay nứt nẻ.
– Trước khi bôi nên làm khô vùng da cần bôi.
❖ Cách mua:
Thuốc trị cước ベルクリーンS軟膏 25g có bán trên các hệ thống Matsumoto Kiyoshi hay Drug Store (Các cửa hàng tổng hợp các loại mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng,… ở Nhật Bản) hoặc bạn có thể mua trên Amazon tại đây.
Nếu bạn chưa biết cách mua hàng trên Amazon Nhật Bản thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
THAM KHẢO: Hướng dẫn mua hàng trên Amazon Nhật Bản
Một số điều nên làm khi bị cước chân, tay
Không nên gãi ở vùng da bị cước để tránh gây lở loét, bong tróc hay nhiễm trùng da. Bạn chỉ nên xoa nhẹ trên bề mặt của da.
Tránh tiếp xúc trực tiếp tay chân với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa.
Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt giữ ấm chân tay bằng cách đi găng tay và giày đủ ấm để không bị lạnh trước thời tiết lạnh giá.
Ngâm tay chân vào nước ấm với gừng và muối từ 5-10 phút mỗi ngày.
Giữ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày (bổ sung khoảng 2 lít nước/ ngày là tốt nhất)
Thường xuyên tập thể dục, rèn luyện cơ thể để tăng khả năng chịu lạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh cước.
THAM KHẢO:
❖ Thuốc đặc trị bệnh viêm da dị ứng và ghẻ lở của Nhật Bản
❖ Thuốc đặc trị chữa nứt tay chân của Nhật Bản
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận phía dưới hoặc cùng thảo luận trên diễn đàn tokyodayroi.com với bọn mình và mọi người nhé.
Chúc các bạn thành công !