Melatonin là gì? Người ta thường dùng melatonin với mục đích nào? Cần lưu ý những gì trong khi sử dụng melatonin trong điều trị? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây nhé!
1. Melatonin là gì?
Melatonin là một loại hormon được sinh ra từ tuyến yên ở hệ thần kinh trung ương. Không những vậy, có thể tìm thấy trong nhiều loại thực vật ăn được nên có thể bổ sung qua đường thức ăn hoặc dược phẩm.
Tác dụng: Melatonin có tính gây buồn ngủ nên thường được sử dụng trong việc điều hòa giấc ngủ và nhịp sinh học nhưng nó không phải là thuốc ngủ.
Hiện nay, một số quốc gia coi melatonin như một thực phẩm chức năng chỉ được sử dụng với sự hướng dẫn của bác sĩ cho một số đối tượng nhất định.
Melatonin thường được chỉ định sử dụng để điều hòa giấc ngủ và chữa mất ngủ. Đồng thời giúp điều hòa nhịp sinh học cho những đối tượng thường xuyên đi công tác và bị thay đổi múi giờ. Cụ thể thông qua một số nghiên cứu đã ghi nhận được tác dụng của melatonin trong giúp làm giảm cảm giác mệt mỏi, tình trạng lo âu, trị nhức đầu, trầm cảm hoặc các tình trạng căng thẳng thần kinh, ù tai,…
Lưu ý, loại hormon này giảm dần theo độ tuổi. Tuổi càng cao thì hormon melatonin càng giảm.
2. Tác dụng của thuốc Melatonin
2.1. Có thể hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn
Đây là một trong những chất hỗ trợ giấc ngủ phổ biến nhất và là phương thuốc tự nhiên phổ biến để điều trị các vấn đề như mất ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng melatonin có thể hỗ trợ giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên 50 người bị chứng mất ngủ cho thấy uống melatonin 2 giờ trước khi đi ngủ giúp mọi người đi vào giấc ngủ nhanh hơn và nâng cao chất lượng giấc ngủ tổng thể. Tuy nhiên, dù melatonin có ít tác dụng phụ hơn nhưng có thể kém hiệu quả hơn so với các loại thuốc khác.
2.2. Làm giảm các triệu chứng của trầm cảm theo mùa
Rối loạn cảm xúc theo mùa hay còn được gọi là trầm cảm theo mùa. Đây là một tình trạng phổ biến được ước tính ảnh hưởng đến 10% dân số trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng này có thể liên quan đến những thay đổi trong nhịp sinh học do thay đổi ánh sáng theo mùa.
Vì melatonin có vai trò điều hòa nhịp sinh học nên liều lượng thấp thường được dùng để giảm các triệu chứng trầm cảm theo mùa.
2.3. Thúc đẩy sức khỏe của mắt
Melatonin có nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt. Thực tế, các nghiên cứu cho thấy melatonin có thể có lợi trong việc điều trị các bệnh như bệnh tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Không những vậy, trong một nghiên cứu ở 100 người bị AMD, bổ sung 3 mg melatonin trong 6–24 tháng giúp bảo vệ võng mạc, trì hoãn các tổn thương do tuổi tác và duy trì sự rõ ràng của thị giác.
2.4. Giúp điều trị GERD
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng gây ra bởi sự chảy ngược của axit dạ dày vào thực quản dẫn đến ợ chua, buồn nôn và ợ hơi. Melatonin đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự tiết axit trong dạ dày. Ngoài ra, melatonin cũng làm giảm sản xuất oxit nitric. Oxit nitric là một hợp chất giúp thư giãn cơ vòng thực quản dưới cho phép axit dạ dày đi vào thực quản.
Do đó, một số nghiên cứu cho thấy melatonin có thể được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng và GERD.
3. Uống Melatonin có hại không?
Một số nghiên cứu cho thấy melatonin an toàn và không gây nghiện cho cả việc sử dụng ngắn hạn và dài hạn ở người lớn.
Tuy nhiên, vì các nghiên cứu dài hạn về tác dụng của melatonin chỉ nghiên cứu giới hạn trên đối tượng người lớn. Do đó, cho đến hiện tại melatonin không được khuyến khích cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
Một số tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất liên quan đến melatonin như:
-
Buồn nôn
-
Đau đầu, chóng mặt
-
Buồn ngủ
Lưu ý, melatonin cũng có thể tương tác với các loại thuốc:
-
Chống trầm cảm
-
Thuốc làm loãng máu
-
Thuốc huyết áp
4. Khi nào sử dụng Melatonin?
-
Sử dụng melatonin khi bị mất ngủ hoặc khó ngủ và ngủ không ngon giấc.
-
Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc khi thời gian ngủ bị thay đổi (có thể do tính chất công việc, phải thức trong giờ ngủ bình thường và ngủ trong giờ thức bình thường).
-
Không những vậy, có thể dùng vì mất ngủ do lệch múi giờ khi di chuyển giữa các quốc gia có múi giờ khác nhau
5. Liều dùng
5.1. Đối với người lớn
-
Rối loạn ảnh hưởng ngủ và thức giấc: 0,5 – 5 mg melatonin/ ngày trước khi đi ngủ với thời gian tối đa 6 năm
-
Hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn: 0,3- 5 mg melatonin/ ngày trong thời gian tối đa 9 tháng.
-
Rối loạn giấc ngủ do thuốc điều trị huyết áp: 2,5 mg melatonin/ hàng ngày tối đa 4 tuần.
-
Lạc nội mạc tử cung: 10 mg melatonin/ ngày trong 8 tuần.
-
Huyết áp cao: 2 – 3 mg melatonin trong 4 tuần.
-
Chứng mất ngủ nguyên phát: 2 – 3 mg melatonin trước khi đi ngủ với thời gian tối đa sử dụng 29 tuần
-
Chứng mất ngủ thứ phát: 2 – 12 mg trong tối đa 4 tuần.
-
Giảm lo lắng trước phẫu thuật: 3 – 10 mg melatonin trước 60-90 phút phẫu thuật.
5.2. Đối tượng là trẻ em
-
Rối loạn ảnh hưởng khi ngủ và thức: 0,5 – 4 mg melatonin/ ngày trong tối đa 6 năm.
-
Hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn: 1 – 6 mg melatonin trước khi đi ngủ tối đa 1 tháng.
-
Chứng mất ngủ nguyên phát: 0,05 – 0,15 mg/kg trọng lượng trong 4 tuần.
-
Chứng mất ngủ thứ phát: 6 – 9 mg melatonin uống trước khi đi ngủ trong 4 tuần.
-
Giảm lo lắng trước phẫu thuật: 0,05 – 0,5 mg/kg trọng lượng.
6. Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ mà Melatonin có thể gây ra:
-
Đau đầu.
-
Chóng mặt.
-
Buồn nôn.
-
Buồn ngủ.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp:
-
Cảm giác trầm cảm kéo dài.
-
Run, lo lắng.
-
Đau quặn bụng, khó chịu.
-
Giảm sự tỉnh táo, lú lẫn hoặc mất phương hướng.
-
Hạ huyết áp.
7. Tương tác thuốc
-
Thuốc chống đông máu và thuốc chống tiểu cầu, thảo dược và chất bổ sung do làm giảm khả năng đông máu dẫn tới tăng nguy cơ chảy máu.
- Thuốc chống co giật
-
Các thuốc điều trị huyết áp.
-
Nhóm thuốc điều trị đái tháo đường
-
Thuốc tránh thai
-
Fluvoxamine
-
Liệu pháp ức chế miễn dịch.
Bên trên là các thông tin về Melatonin với các công dụng cũng như những lưu ý khi dùng. Cần luôn theo dõi tình trạng sức khỏe khi dùng thuốc vì các tác dụng phụ có thể xảy ra bất cứ khi nào. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường xảy ra!