Thuốc Pabemin là gì?
Thuốc Pabemin là thuốc OTC dùng để điều trị sốt từ nhẹ đến vừa – cảm lạnh, ho, sổ mũi – nhức đầu, nhức răng – dị ứng đường hô hấp trên.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Pabemin.
Dạng trình bày
Thuốc Pabemin được bào chế dưới dạng thuốc bột uống.
Yêu cầu tư vấn
Gói Bảo hiểm sức khoẻ
Bảo Việt An Gia
Loại bảo hiểm *
Họ và tên *
Điện thoại *
Click vào nút Yêu cầu tư vấn miễn phí đồng nghĩa với việc bạn đã đọc và đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Quy cách đóng gói
Thuốc Pabemin này được đóng gói ở dạng: Hộp 100 gói x 2,5 g.
Phân loại thuốc
Thuốc Pabemin là thuốc OTC – thuốc không kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Pabemin có số đăng ký: VD-16868-12.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Pabemin có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Pabemin được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long
Địa chỉ: 150 đường 14/9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Việt Nam.
Thành phần của thuốc Pabemin
Mỗi gói 2,5 g thuốc bột uống chứa:
Paracetamol……………………..325mg
Thiamin nitrat……………………10mg
Clorpheniramine maleat…..2mg
Tá dược vừa đủ…………………1 gói
(Tá dược gồm: Đường trắng, màu đỏ erythrosine, vanillin, acid citrie).
Công dụng của thuốc Pabemin trong việc điều trị bệnh
Thuốc Pabemin là thuốc OTC dùng để điều trị sốt từ nhẹ đến vừa – cảm lạnh, ho, sổ mũi – nhức đầu, nhức răng – dị ứng đường hô hấp trên.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Pabemin
Cách sử dụng
Thuốc Pabemin được dùng đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân có nhu cầu hoặc có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng thuốc
Hòa tan với nước trước khi uống. Ngày uống 4 – 6 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
Nếu cơn dau kéo dài quá 5 ngày ở trổ em và 10 ngày ở người lớn, sốt cao trên 39,5°C, sốt kéo dài quá 3 ngày hoặc sốt tái phát: Không nên tiếp tục điều trị mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 1 gói/lần.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 – 2 gói/lần.
Hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Pabemin
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Suy tế bào gan, glocom góc hẹp, phì đại tuyến tiến liệt, cơn hen cấp. Người thiếu máu nhiều lần, có bệnh tim, phổi, thận, gan, thiếu G6PD. Người tắc cổ bàng quang, tắc môn vị tá tràng. Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng. Người đang dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày.
Tác dụng phụ của thuốc
Thường gặp: Ban đỏ, may đay, nhưng đôi khi nặng hơn có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Ngủ gà, an thần, khô miệng.
Ít gặp: Buồn nôn, nôn, loạn tạo máu, thiếu máu. Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn. Chóng mặt.
Cách xử trí: Ngừng dùng thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải ghi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau bụng, thương tổn gan, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, huyết áp thấp, và suy tuần hoàn. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra.
Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống. Cần chú ý đặc biệt các chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, các chất điện giải. Rửa dà dày hoặc gây nôn. Sau đó dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy để hấp thu thuốc.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về biểu hiện sau khi quên liều thuốc Pabemin đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Pabemin đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Pabemin
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Pabemin ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
- Paracetamol: Là thuốc giảm dau, hạ sốt, làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, hiếm làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Khi dùng quá liều paracetamol, một chất chuyển hóa là N- acetyl benzoquinonimin gây độc nặng cho gan.
- Thiamin: Thiamin pyrophosphat, dạng thiamin có hoạt tính sinh lý, là coenzym chuyển hóa carbohydrat.
- Clorpheniramin: Là một kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, clorphenirarnin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng này khác nhau nhiều giữa các cá thể. Tác dụng kháng histamin của clorpheniramin thông qua phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động.
Dược động học
- Paracetamol: Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Phân bố đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Sau liều điều trị, có thể tìm thấy 90 đến 100% thuốc trong nước tiểu trong ngày thứ nhất. Paracetamol bị N-hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 để tạo nên N-acetyl-benzoquinonimin.
- Thiamin nitrat: Sự hấp thu thiamin trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hóa. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử thiamin nguyên vẹn.
- Clorpheniramin maleat: Hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30- 60 phút. Clorpheniramin maleat chuyển hóa nhanh và nhiều các chất chuyển hóa gồm có desmethyl-didesmethyl- clorpheniramin và một số chất chưa được xác định, một hoặc nhiều chất trong số đó có hoạt tính. Nồng độ clorpheniramin trong huyết thanh không tương quan đúng với tác dụng kháng histamin vì còn một chất chuyển hóa chưa xác định cũng có tác dụng. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hóa, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu. Chỉ một lượng nhỏ được thấy trong phân. Thời gian bán thải là 12- 15 giờ và ở người bệnh suy thận mạn, kéo dài tới 280 – 330giờ.
Thận trọng khi dùng thuốc
Tránh dùng thuốc chung với nước giải khát có rượu.
Người cao tuổi: Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi.
Người mang thai và cho con bú: Không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và cho con bú vì có thể gây động kinh ở trẻ sơ sinh và ức chế tiết sữa.
Người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động nên tránh dùng cho người đang vận hành máy móc hay lái tàu xe.
Tương tác với thuốc
Uống dài ngày liểu cao thuốc làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan. Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra dùng đồng thời với isoniazid cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính gan.
Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc. Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể làm tăng tác dụng ức chế TKTW. Thuốc gây ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Drugbank