Thuốc Nautamine có tác dụng chống say tàu xe, ngăn ngừa nôn và buồn nôn,. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng?Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Nautamine trong bài viết sau đây.
1
Thành phần
Thành phần: Mỗi viên Nautamine có hoạt chất chính là Diacefylline diphenhydramine với hàm lượng 90 mg, còn lại là tá dược vừa đủ một viên.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới viên nén.
2
Tác dụng – Chỉ định của thuốc Nautamine
2.1 Tác dụng của thuốc Nautamine
Thành phần chính trong thuốc Nautamine là Diphenhydramine. Đây là thuốc kháng Histamine H1 nhóm Ethanolamine. Thuốc có tác dụng theo cơ chế đối kháng cạnh tranh với Histamin vào thụ thể Histamine H1. Do đó, thuốc có tác dụng điều trị say tàu xe, buồn nôn, nôn.
Diphenhydramine lại có tác dụng an thần, đặc biệt tác dụng này tăng lên đáng kể khi dùng chung thuốc này cùng với rượu hoặc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương, do đó người sử dụng có thể xuất hiện tình trạng ngủ gà, chóng mặt khi sử dụng.
Ngoài ra, do thuốc cũng có tác dụng kháng cholinergic, nên không được dùng cho người phì đại tuyến tiền liệt, tắc bàng quang, người tăng nhãn áp…
2.2 Chỉ định thuốc Nautamine
Dùng cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi để ngăn ngừa và điều trị chứng say tàu xe.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Primperan 10mg (viên) – Thuốc có tác dụng chông buồn nôn
3
Liều dùng – Cách dùng thuốc Nautamine
3.1 Liều dùng thuốc Nautamine
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: sử dụng mỗi lần 1-1,5 viên, một ngày không quá 6 viên.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: sử dụng mỗi lần 1 viên, một ngày không quá 4 viên.
Trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi: Bẻ đôi viên thuốc theo rãnh trên viên, nghiền nhỏ ½ viên và hòa với ít nước. Cho trẻ dùng mỗi lần ½ viên, một ngày dùng không quá 2 viên.
3.2 Cách dùng thuốc Nautamine hiệu quả
Tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuân thủ đúng liều dùng và cách sử dụng thuốc được khuyến cáo.
Nên sử dụng sản phẩm khoảng 30 phút trước khi đi tàu xe.
Nếu cần lặp lại, sử dụng sau 6 giờ kể từ khi sử dụng liều trước đó, để tránh tình trạng lượng thuốc có trong cơ thể quá nhiều, gây quá liều.
Nên uống cùng với thức ăn, sữa để tránh kích ứng dạ dày.
4
Chống chỉ định
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, vì không phù hợp sử dụng dạng thuốc này.
Bệnh nhân mắc bệnh Glaucoma (bệnh tăng nhãn áp góc hẹp).
Bệnh nhân bí tiểu do nguyên nhân bệnh tuyến tiền liệt…
Người quá mẫn với các thuốc Histamine nói chung.
Không dùng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ với các đối tượng phụ nữ đang cho con bú, đang sử dụng enoxacin.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Thuốc Vincomid: công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
5
Tác dụng phụ
Có thể gây các phản ứng mẫn cảm: ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke, sốc…
Gây ra tình trạng thiếu tập trung, thiếu tỉnh táo, chóng mặt, vận hành máy móc dễ run tay. Trong một vài trường hợp có thể gây lú lẫn, ảo giác.
Có thể gây giảm lượng bạch cầu và tiểu cầu.
Một số tác dụng phụ khác có thể gặp phải như bí tiểu, tim đập loạn, hạ huyết áp, mắt nhìn kém, miệng giảm tiết,…
6
Tương tác
Không sử dụng thuốc chung với các thuốc kháng histamine khác cũng có chứa diphenhydramine để tránh gây quá liều trong quá trình sử dụng.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên thông báo cho bác sĩ, dược sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng trước khi dùng Nautamine.
Thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO) kéo dài và làm tăng tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamin. Vì vậy, chống chỉ định thuốc kháng histamin ở ngƣời đang dùng thuốc IMAO.
7
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh và loại thuốc bạn đang sử dụng để được tư vấn chính xác nhất về việc sử dụng thuốc.
Bệnh nhân mắc bệnh gan, thận mạn tính: cần hiệu chỉnh liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Người cao tuổi không nên dùng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ vì khi dùng thuốc có thể làm tăng các chứng táo bón, ngủ gà gật,…
Dùng chung thuốc với cồn có thể gây chóng mặt: do đó không được uống rượu, hay sử dụng các đồ ăn thức uống có cồn trong thành phần khu đang dùng thuốc.
Đối với người lái xe, vận hành máy móc: Sử dụng thuốc có thể gây giảm tỉnh táo. Do đó nên rất thận trọng, khi dùng thì không nên lái xe hay vận hành máy móc để đảm bảo an toàn.
Trước khi mua thuốc cần kiểm tra kỹ nhãn mác, hạn sử dụng ghi trên bao bì thuốc.
Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng đính kèm trong hộp hoặc hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc.
Không tự ý thay đổi liều dùng thuốc. Trong trường hợp dùng quá liều, cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
7.2 Nautamine có dùng được cho bà bầu
Uống thuốc Nautamine khi mang thai, nhưng chỉ dùng vài ngày theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ, không nên sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Phụ nữ đang cho con bú: Không sử dụng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, do thuốc qua được sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
7.3 Xử lý khi quá liều
Khi dùng liều cao thuốc say xe Nautamine có thể gây nên một số biểu hiện như: nôn, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, gây co giật, nhìn mờ,….Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị và đưa người dùng tới cơ sở y tế gần nhất.
7.4 Bảo quản
Thuốc Nautamine bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
8
Nhà sản xuất
SĐK: VD-19726-13.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Sanofi – Aventis Việt Nam.
Đóng gói: Mỗi hộp gồm 20 vỉ, mỗi vỉ có 4 viên nén.
9
Thuốc Nautamine giá bao nhiêu?
Thuốc Nautamine giá bao nhiêu, thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10
Thuốc Nautamine mua ở đâu?
Thuốc Nautamine mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Nautamine để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Hình ảnh Nautamine