Để giúp cho quá trình hồi phục vết thương được nhanh chóng và tránh bị sẹo xấu, bệnh nhân cần chú ý sơ cứu và chú ý chăm sóc vùng bị tổn thương ngay từ thời điểm xảy ra tai nạn. Ngoài ra có những yếu tố bên ngoài sẽ giúp quá trình chữa lành diễn ra nhanh hơn và cho ra kết quả tốt hơn như kết hợp bôi và uống thuốc. Uống thuốc gì để vết thương mau lành và ăn uống thế nào là tốt nhất, mời bạn đọc qua bài viết sau đây.
1. Các giai đoạn của quá trình lành vết thương trên da
Vết thương vì bất kỳ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì trong giai đoạn hồi phục sẽ gồm 3 thời điểm như sau:
-
Giai đoạn 1: Cầm máu và viêm, có thể diễn ra từ vài giờ đến tối đa 4 ngày. Trong thời gian này sẽ xuất hiện cục máu đông
tạo thành chất ngoại gian bào tạm thời nhằm làm kín vết thương, giảm mất máu đồng thời các tế bào khác sẽ dịch chuyển đến vị trí vết thương.
Thường ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc uống mau lành vết thương hở
nếu bác sĩ thấy cần thiết.
-
Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng sinh, kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Bên dưới da sẽ dần hình thành các mạch máu mới, hình thành mô hạt để làm đầy vết thương. Trong thời gian này bệnh nhân sẽ bắt đầu có cảm giác ngứa vùng sẹo.
-
Giai đoạn 3: Giai đoạn tái tạo biểu bì, là giai đoạn cuối cùng để vết thương lành lặn hoàn toàn. Cơ thể lúc này sẽ liên tục bổ sung tế bào mới đến vùng bị tổn thương và trao đổi collagen. Thời gian này cần chăm sóc kỹ và bôi kem ngừa sẹo.
2. Các yếu tố tác động đến quá trình lành vết thương
- Bản chất của vết thương:
Cần biết rõ nguyên nhân dẫn đến tổn thương để có phác đồ điều trị cũng như ghi đơn
uống thuốc gì để vết thương mau lành sao cho
hợp lý. Các yếu tố cần chú ý gồm khả năng nhiễm trùng ở mức nào, các vị trí hoạt động nhiều hay da căng như đầu gối, ngực, mu bàn chân,… sẽ rất dễ để lại sẹo nên cần lưu ý nhiều hơn.
- Mức độ tổn thương
: Quá trình sơ cứu hay cách xử lý ban đầu đúng và kịp thời là một yếu tố rất quan trọng góp phần giúp vết thương nhanh lành hơn, có liên quan đến diện tích điều trị, độ sâu tổn thương.
- Chế độ ăn/uống không đủ hoặc ăn/uống không đa dạng:
Trong quá trình hồi phục, cơ thể cực kì cần được bổ sung các vi chất và chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm, vitamin, chất khoáng như sắt và kẽm. Cũng có một số loại thực phẩm sẽ kháng tác dụng của
thuốc uống mau lành vết thương.
- Cơ địa của từng cá nhân và các bệnh lý ngoài lề:
Cơ địa bẩm sinh của mỗi bệnh nhân sẽ có đặc điểm dễ lên sẹo lồi hoặc sẹo lõm sau khi có tổn thương da, chủ yếu do khả năng sản xuất collagen.
Ngoài ra, khoa học đã chứng minh người cao tuổi thường có quá trình hồi phục bởi bất kỳ tổn thương nào từ xương, nội thương hay ngoài da chậm hơn so với người trẻ tuổi.
Người mắc bệnh tiểu đường cũng sẽ rất dễ bị nhiễm trùng vết thương do lượng đường trong máu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Những người có khả năng hồi phục kém khác là nhóm bệnh nhân béo phì, dinh dưỡng kém, người hay uống đồ uống có cồn và thói quen hút thuốc. Những người có thói quen có hại cho cơ thể thì khi dùng thuốc uống nhanh lành vết thương sẽ có khả năng chịu tác dụng phụ cao hơn bình thường cũng như nhận lại hiệu quả kém hơn do mức độ hấp thu kém.
Những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu vì lí do trị bệnh: người đang thực hiện hóa trị liệu ung thư và đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch – Corticoid.
Ở những đối tượng này, nếu muốn dùng thuốc uống mau lành vết thương nói chung sẽ rất phức tạp và cần tư vấn từ bác sĩ.
3. Thuốc uống mau lành vết thương và những lưu ý
Uống thuốc gì để mau lành vết thương?
Bệnh nhân thường sẽ được kê thuốc uống mau lành vết thương hở, kháng sinh đường uống hoặc dùng tại chỗ trên các vết thương có diện tích nhỏ khi cần thiết – mục đích chính là để chống nhiễm khuẩn, kích thích tái tạo tế bào.
Đối với các vết thương khổ lớn và phức tạp thì bệnh nhân còn được dùng thuốc giảm đau không kê đơn, một số thuốc giảm đau còn có tác dụng làm giảm viêm. Tuy nhiên trong số các loại thuốc giảm đau thì người dùng nên cân nhắc sử dụng Aspirin.
Aspirin là một loại thuốc giảm đau quen thuộc và thông dụng, còn có các tác dụng khác như chống viêm và hạ sốt. Tuy nhiên Aspirin có rất nhiều tác dụng phụ có thể gây tử vong mặc dù hiếm gặp. Ngoài ra khi sử dụng Aspirin song song với thuốc uống nhanh lành vết thương, bệnh nhân cần phải khai báo đầy đủ bệnh nền và lịch sử dị ứng, thông báo nếu đang mang thai và cho con bú.v..v. Nói chung Aspirin là thuốc giảm đau thuộc nhóm cần được thăm khám và kê đơn.
Tác dụng của việc dùng thuốc uống nhanh lành vết thương
Như đã đề cập, thuốc kháng sinh khi dùng trực tiếp lên vết thương hở hoặc là thuốc uống làm lành vết thương đều có tác dụng chính là tiêu diệt các tế bào vi khuẩn, chống viêm. Cụ thể hơn, thuốc kháng sinh chuyên dùng để điều trị các ca nhiễm khuẩn liên quan tới tế bào hoặc mô, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể tự sửa chữa và hồi phục vết thương.
Cho đến nay sau hàng chục năm thì kháng sinh vẫn là nhóm thuốc diệt khuẩn – là thuốc uống mau lành vết thương hở mạnh mẽ nhất và đóng vai trò lớn trong quá trình tranh giành sự sống cho các bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng từ những vết thương hở lớn.
Ưu và nhược điểm việc dùng
thuốc uống làm lành vết thương
Khi đọc đến đây thì bạn có thể hiểu được là khi bạn bị thương, thuốc uống mau lành vết thương mà bác sĩ kê đơn đường uống cho bạn phần lớn chính là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trong trường hợp vết thương của bạn không lớn và không tổn thương nặng nề, đặc biệt với các vết thương ngoài da bạn chỉ nên vệ sinh sạch sẽ và dùng thuốc bôi ngoài da để hỗ trợ là đủ, không cần uống thuốc gì để vết thương mau lành.
Lý do thứ nhất chính là thực tế có hàng trăm loại kháng sinh được sản xuất và mỗi loại có tác dụng nhất định trong từng trường hợp cụ thể. Tuy kháng sinh được dùng phổ biến để trị bệnh nói chung hay làm thuốc uống nhanh lành vết thương nói riêng, nhưng vẫn có rất nhiều tác dụng phụ gây hại, bạn nên tham vấn y bác sĩ trước khi sử dụng để tìm được loại kháng sinh đúng nhu cầu, tối ưu hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Lý do thứ hai: Thực tế kể từ năm 2016, y tế Việt Nam đã phải lên báo động đỏ về vấn đề kháng thuốc, nhất là kháng thuốc kháng sinh bị lạm dụng làm thuốc uống nhanh lành vết thương. Khi chúng ta sử dụng thuốc sai, lúc đó kháng sinh không tiêu diệt hết được vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ tự thay đổi để thích nghi, kháng lại thuốc và lan truyền trong cộng đồng. Vì thế, đây hiện là mối đe dọa lớn không chỉ cho riêng nền y tế Việt Nam mà còn là tình hình chung trên thế giới.
Không chỉ để làm thuốc uống mau lành vết thương, nhiều người chỉ mới cảm sốt hay ho – dù chưa cần dùng đến kháng sinh nhưng bởi vì thực trạng mua kháng sinh dễ như mua rau, bán kháng sinh dễ như bán tạp hóa ở VN đã tiếp tay cho việc thuốc kháng sinh bị lợi dụng gây lờn thuốc.
Tình trạng lờn thuốc sẽ đẩy y học vào tình thế bắt buộc chế tạo la các loại kháng sinh mới và mạnh hơn liên tục, từ đó giá thuốc sẽ càng đẩy lên cao và sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ hơn trong khi giảm kết quả điều trị từ thuốc uống nhanh lành vết thương.
Lưu ý khi uống thuốc đối với người bị thương
Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
Xin nhấn mạnh rằng kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn nên sẽ có tác dụng với các trường hợp chống viêm, nhiễm trùng nhờ đó tạo điều kiện cho các tế bào nhanh chóng thực hiện công việc phục hồi. Như vậy nếu bạn không bị nhiễm trùng hay viêm thì cơ thể vẫn có đủ khả năng tự tạo lớp màng bảo vệ và tự lành mà không cần uống thuốc gì cho vết thương mau lành. Bạn chỉ cần vệ sinh vết thương sạch sẽ.
Ngoài trực tiếp dùng kháng sinh như thuốc uống mau lành vết thương, bạn có thể ưu tiên sử dụng thuốc bôi ngoài da để sát khuẩn.
Chỉ dùng kháng sinh khi bác sĩ kê đơn
Kháng sinh thật sự không dễ sử dụng như bạn nghĩ và cũng có nhiều tác dụng phụ nên hãy đến khám và để bác sĩ quyết định việc sử dụng kháng sinh của bạn nhé! Bác sĩ sẽ quyết định bạn phải dùng loại kháng sinh nào, thời gian bao lâu và liều dùng thuốc uống mau lành vết thương hở phù hợp.
Trầy xước là tình trạng xuất hiện phổ biến khi bị thương nhẹ ngoài da. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách có thể sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ trên da. Tham khảo ngay cách làm nhanh lành vết thương trầy xước để có những bước xử lý đúng và không gây sẹo trên da.
4. Nên và không nên ăn gì để mau lành vết thương
Ăn gì để vết thương mau lành
Sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc uống mau lành vết thương hở đều không bằng bản thân bạn có sức đề kháng tốt và khả tăng tự sản sinh tế bào xuất sắc. Có 4 chất dinh dưỡng bạn phải tích cực bổ sung khi cơ thể có vết thương:
Vitamin C: Tác dụng tăng sức đề kháng, kích thích sinh collagen và phòng ngừa thâm sẹo.
-
Thực phẩm: Trái cây có vị chua và các loại rau có màu xanh.
Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận khi chế biến các thức ăn này vì nấu quá chín rất dễ làm mất đi một lượng đáng kể các vitamin.
Vitamin A: Tác dụng chống oxy hóa tự nhiên, kích thích sản sinh tế bào mới,
-
Thực phẩm: Rau củ màu vàng, cam như cà rốt, bí đỏ và màu xanh đậm bạn nhé!
Protein/ đạm và chất béo: là chất giúp sinh tế bào tăng trưởng, xây dựng hồi phục mô cơ.
-
Thực phẩm: thịt đỏ và thịt nạc, cá, trứng, sữa, hải sản. Có một số bạn sợ bị lên sẹo lồi và có tâm lý tránh xa các thực phẩm có protein động vật như vừa liệt kê thì các bạn vẫn có thể bổ sung protein thực vật trong đậu phụ, các loại đậu nhất là đậu nành. Các sản phẩm từ sữa cũng là một nguồn protein rất tốt cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên quá nhiều protein cũng không tốt bạn nhé!
Kẽm: Tác dụng củng cố hệ miễn dịch giúp cơ thể có hàng rào giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chất khoáng này còn là cầu nối, giúp cho bạn hấp thụ tốt và chuyển hóa tốt tất cả các chất dinh dưỡng khác!
-
Thực phẩm: Thịt đỏ, các loại đậu và hạt, động vật có vỏ hoặc vỏ cứng, sữa và trứng.
Muốn vết thương mau lành không nên ăn gì
Dù có nhiều báo cáo về việc không cần kiêng bất kì thực phẩm gì, chỉ cần không ăn các món ăn khiến bạn bị dị ứng trong quá trình hình thành vết thương nhưng những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành thẩm mỹ vẫn khuyên bạn nên kiêng các sản phẩm và chế phẩm có bao gồm thịt bò và rau muống (gây sẹo lồi), hải sản, gà và trứng (gây ngứa). Ngoài ra còn hạn chế ăn nước tương vì nghi ngờ khiến cho sẹo bị thâm.
Ngoài ra khi quyết định sử dụng thuốc uống làm lành vết thương, hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và chú ý các thành phần của thuốc có thể sẽ bị kháng bớt tác dụng do thực phẩm mà bạn hấp thu vào cơ thể.
5. Chú ý chăm sóc vệ sinh da bị thương
Cuối cùng, đừng bỏ qua quy trình sát khuẩn ngoài da bởi đây là yếu tố hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị ngoài phương pháp dùng thuốc uống mau lành vết thương. Bạn có thể làm theo các bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh tay thật kỹ bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.
Bước 2: Sát khuẩn ngoài da. Cần làm bước này càng sớm càng tốt ngay khi bị thương và sát khuẩn đều đặn mỗi ngày cho đến khi vết thương tự xuất hiện lớp màng bọc bảo vệ.
Sát khuẩn không nhất thiết phải dùng kháng sinh. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc oxy già để sát khuẩn.
Lưu ý: Cách sát khuẩn này chỉ phù hợp với các vết thương không quá to và tổn thương không quá sâu. Nếu tình trạng vết thương nặng xin đến gặp bác sĩ.
Bước 3: Dưỡng và khóa ẩm vết thương bằng Povidine ( hay còn gọi là thuốc đỏ ) / thuốc bôi như Fucidin hoặc Fobancort.
Lưu ý: các loại kem kháng sinh bôi ngoài da hãy tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng và không dùng trong thời gian dài liên tục, sẽ có tác dụng phụ.
Bước 4: Băng bó vết thương nếu cần thiết.
Các bước xử lý vết thương nhìn chung đều cần phải cẩn thận và thực hiện đúng cách để hạn chế tối đa tình trạng sẹo. Mỗi loại vết thương khác nhau sẽ có những bước xử lý riêng biệt. Trong đó, bỏng nước sôi cũng là một trong số những trường hợp khiến da bị tổn thương và có khả năng để lại sẹo nếu không được xử lý đúng. Tham khảo ngay cách xử lý bỏng nước sôi để trang bị thêm cho mình những kinh nghiệm hữu ích.
Kết luận thuốc uống mau lành vết thương có NÊN DÙNG hay không?
Bài viết trên chính là toàn bộ thông tin bạn cần biết để đảm bảo vết thương không bị nhiễm khuẩn, mau lành và hạn chế để lại sẹo cũng như các loại thuốc uống mau lành vết thương nên dùng hay không nên dùng, dựa theo tùy trường hợp khác nhau. Với các vết thương nhỏ và không sâu, bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà mà không cần dùng thuốc uống. Hãy tuyệt đối cảnh giác khi xem quảng cáo hoặc dùng các loại thuốc uống nhanh lành vết thương cũng như hiểu trường hợp nào cần tham vấn bác sĩ.
Mời bạn tìm hiểu sâu hơn về các vết thương từ những nguyên nhân như bỏng, sinh nở, hay phẫu thuật để biết được hiện nay đang có các biện pháp từ thuốc uống mau lành vết thương hở kết hợp với công nghệ y tế mới nhất, cho ra kết quả hoàn mỹ nhất có thể.
Ngoài ra, nỗi khổ về tổn thương da mà chúng ta ai cũng phải trải qua chính là vết thương hở do mụn. Mụn là kẻ thù của mọi người và đặc biệt, sau quá trình trị mụn thì nỗi ám ảnh lớn nhất đối với cộng đồng làm đẹp chính là những vết thâm hay thậm chí là bị sẹo lồi hoặc sẹo lõm ở lại trên da.
Đừng lo lắng bởi vì nếu bạn đầu tư trị sẹo và trị thâm càng sớm thì kết quả đạt được càng khả quan bạn nhé! Bạn có biết là phương pháp tốt nhất để điều trị mụn chính là kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi chưa? Thuốc bôi trị sẹo Hàn Quốc vừa mang lại hiệu quả cao lại còn tiết kiệm và không đau đớn nữa.Tại đây là bài viết hướng dẫn trị thâm hiệu quả trong 1 tuần cũng như các sản phẩm thuốc bôi ngoài da trị sẹo uy tín, chuyên sâu đến từ Hàn Quốc tại Genie bạn nhé!