1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Zinc Gluconate (Kẽm gluconat)
Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải.
Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12CB02.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: MIBEZIN
Hãng sản xuất : Công ty TNHH LD Hasan Dermapharm.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén
MIBEZIN 10 MG: Kẽm gluconat 70 mg (tương đương với 10 mg kẽm).
MIBEZIN 15 MG: Kẽm gluconat 105 mg (tương đương với 15 mg kẽm).
Thuốc tham khảo:
MIBEZIN 15Mỗi viên nén có chứa:Zinc Gluconate………………………….105 mgTá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Phối hợp với dung dịch bù muối nước (ORS) trong điều trị tiêu chảy, đặc biệt là cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi.
Bổ sung kẽm trong các trường hợp:
Bệnh còi xương, chậm tăng trưởng ở trẻ em.
Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.
Chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng.
Đàn ông trên 40 tuổi giúp tránh nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt.
Điều trị thiếu kẽm trong các trường hợp:
Suy dinh đưỡng, rối loạn tiêu hóa, suy nhược, nhiễm trùng tái diễn.
Các tổn thương ngoài da: viêm da đầu chi do đường ruột, khô da, vết thương chậm lành, da bị sừng hóa, khô ráp, dễ dị ứng, chàm, da đầu có gàu, loạn dưỡng móng.
Kẽm phối hợp làm tăng tác dụng của Vitamin A trong điều trị mụn trứng cá lâu năm, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng : Dùng uống. Uống sau bữa ăn.
Liều dùng:
Điều trị tiêu chảy: nên bổ sung kẽm sớm khi bị tiêu chảy.
Bổ sung nhu cầu hàng ngày: tùy theo lứa tuổi, bổ sung theo bảng dưới đây:
4.3. Chống chỉ định:
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có hội chứng porphyrin.
4.4 Thận trọng:
Cần theo dõi số lượng các loại tế bào máu và cholesterol huyết thanh để phát hiện các dấu hiệu sớm của thiếu đồng.
Uống Mibezin cách xa các thuốc có chứa, sắt, đồng khoảng 2-3 giờ để ngăn ngừa tương tác có thể xảy ra làm giảm hấp thu thuốc.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng vận hành máy móc hay lái tàu xe.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: Miễn
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Thuốc có thể dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, bổ sung nhu cầu hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ và không dùng quá liều chỉ định.
Thời kỳ cho con bú:
Thuốc có thể dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, bổ sung nhu cầu hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ và không dùng quá liều chỉ định.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Tác dụng phụ của kẽm trên đường tiêu hóa bao gồm đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày. Những triệu chứng này có thể giảm nếu dùng thuốc trong bữa ăn.
Dùng kẽm kéo dài có thể gây thiếu đồng, thiếu máu nhược sắc, giảm bạch cầu trung tính.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Sự hấp thu kẽm có thể giảm bởi sự bổ sung sắt, penicillamin, những chế phẩm chứa phospho, tetracyclin. Sự bổ sung kẽm làm giảm hấp thu đồng, fluoroquinolon, sắt, penicillamin, tetracyclin.
Phytat có trong ngũ cốc, ngô, đậu và gạo, casein trong sữa ức chế sự hấp thu kẽm. Acid hữu cơ như citrat trong thức ăn có thể tăng hấp thu kẽm.
4.9 Quá liều và xử trí:
Độc tính cấp của kẽm xảy ra sau khi uống: buồn nôn, nôn mửa, sốt, suy hô hấp.
Dùng liều lớn trong thời gian dài làm suy giảm chức năng miễn dịch và thiếu máu.
Các triệu chứng hạ huyết áp (chóng mặt, ngất xỉu), bệnh vàng da (vàng mắt hay da), phù phổi (đau ngực, hay khó thở), ăn mòn và viêm màng nhầy miệng và dạ dày, loét dạ dày cũng đã được báo cáo.
Cần tránh dùng các chất gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Nên sử dụng chất làm dịu viêm như sữa, các chất carbonat kiềm, than hoạt và các chất tạo phức chelat.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Kẽm là một thành phần không thể thiếu của metalloenzym trong cơ thể. Kẽm cần cho quá trình tổng hợp protein, ADN, ARN và đóng vai trò cấu trúc của ribosom và màng tế bào. Kẽm tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và chống lại các gốc tự do. Kẽm giúp mau lành vết thương, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường, hydrat hóa làn da, tăng cường vị giác và khứu giác. Kẽm tác động như 1 phần không thể thiếu trong những enzym quan trọng trong chuyển hóa protein và carbohydrat.
Kẽm đóng vai trò cơ bản trong chuyển hóa tế bào và tăng cường sức đề kháng của chủ thể với những bệnh nhiễm trùng. Trong bệnh Wilson, ion kẽm ức chế hấp thu đồng trong chế độ ăn bằng cách giảm tổng hợp metallothionein, một protein gắn kim loại trong niêm mạc ruột. Protein này gắn với kim loại, kể cả đồng, tạo thành hợp chất không độc không được hấp thu nhưng được thải trừ qua phân.
Bổ sung kẽm cải thiện khả năng miễn dịch, sự phát triển của hệ sinh dục và sự hoạt động bình thường của tiền liệt tuyến. Thiếu kẽm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa như bờ bàn chải ruột bị suy yếu, nhiễu loạn tính thấm của ruột. Bổ sung kẽm cải thiện việc vận chuyển nước và chất điện giải qua niêm mạc ruột.
Cơ chế tác dụng:
Kẽm là nguyên tố vi lượng có vai trò thiết yếu và rất quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển và duy trì sự sống. Trong đó:
Kẽm là thành phần cấu tạo của nhiều enzyme quan trọng như: carbonic anhydrase, carboxypeptidase A và B, glutamic dehydrogenase, lactic dehydrogenase, và nhiều enzym khác. Đây là lý do giải thích vì sao: khi bị thiếu hụt lượng kẽm cần thiết cho cơ thể có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực như: suy giảm miễn dịch, thị lực, chức năng sinh sản, suy nhược cơ thể, thần kinh, trí lực và chức năng của gan.
Đặc biệt kẽm là yếu tố rất cần thiết cho sự tổng hợp acid nucleic, glucid, protid, các khoáng chất quan trọng để tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó kẽm đối với cơ thể là nguyên tố vi lượng không thể thiếu để giữ cho sự vẹn toàn của các mô, rút ngăn thời gian phục hồi chấn thương và những di chứng do bệnh tật gây ra.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Sự hấp thu kẽm phụ thuộc pH, hấp thu kém qua đường tiêu hóa (20 – 30%), chuyển thành kẽm chlorid hòa tan dước tác dụng của acid dạ dày. Kẽm được dự trữ ở gan và cơ xương, nồng độ trong huyết tương không phản ánh đầy đủ tình trạng kẽm trong cơ thể. 55% kẽm gắn với albumin, 40% gắn với alpha 1-macroglobulin. 90% kẽm được thải trừ qua phân, lượng nhỏ trong nước tiểu và mồ hôi.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Tá dược: Lactose, Microcrystallin cellulose, Natri croscarmellose, Povidon, Tinh bột ngô, Aerosil, Magnesi stearat.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam