Thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử –

5/5 – (1 vote)

Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực đang hot nhất hiện nay. Hàng loạt trang TMĐT (thương mại điện tử) nổi tiếng với mật độ quảng cáo liên tục như: Shopee, Tiki, Lazada,… Vậy Thương mại điện tử là gì? Học TMĐT ra trường làm gì? Đây hẳn là những nỗi trăn trở của nhiều người khi quyết định gắn bó lâu dài với ngành này.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử nói một cách dễ hiểu là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… 

Thương mại điện tử là gì?

Bản chất cốt lõi để web và internet phát triển trong tương lai chính là thương mại. Các trung tâm thương mại trên mạng internet xuất hiện giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với người tiêu dùng. Thật vậy, hiện nay ngành Thương mại điện tử đang có tốc độ phát triển rất mạnh. Hầu hết các công ty bán hàng lập nên ngày nay đa số đều là các công ty thương mại điện tử và mua sắm qua mạng đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người Việt Nam.

Thế giới không ngừng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanh chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dịch vụ internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng phát triển. 

👉 Xem thêm: Top 5 kênh bán hàng online hiệu quả nhất năm 2021

Thương mại điện tử có đặc điểm gì nổi bật?

Chắc chắn TMĐT phải sở hữu những đặc điểm đầy ưu thế mới có thể lớn mạnh được như ngày hôm nay. Với hình thức phổ biến nhất là các sàn thương mại điện tử, có thể đánh giá một số đặc điểm của TMĐT như:

Giao dịch mọi lúc mọi nơi

Chỉ cần có thiết bị điện tử và mạng internet, bạn có thể thực hiện giao dịch mua bán bất kỳ lúc nào. Không cần bước ra khỏi nhà hay lo lắng xem cửa hàng còn hàng hay không. Tất cả những gì bạn phải làm là lên mạng và gõ tên sản phẩm mình cần mua. 

Hơn nữa, bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm về khâu giao hàng. Hàng loạt đơn vị vận chuyển được thành lập với mức phí cạnh tranh, thời gian nhanh chóng như: Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, J&T,… Thậm chí, bạn có thể nhận được hàng của mình chỉ trong vòng vài giờ nếu khoảng cách không quá xa. 

Thương mại điện tử có đặc điểm gì nổi bật?

Giá cả

Thực tế bạn có thể để ý giá sản phẩm trên sàn TMĐT thường thấp hơn so với bên ngoài. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì doanh nghiệp có thể giảm thiểu được nhiều loại chi phí nhờ TMĐT. Do đó, khách hàng cũng trở thành đối tượng được hưởng lợi lớn khi mua mức giá rẻ hơn. 

Bạn cũng dễ dàng trong việc tìm hiểu và so sánh giá giữa các bên bàn hàng khác nhau. Tại các sàn TMĐT, giá cả sẽ được công khai một cách rõ ràng. Điều này tránh được việc giá cả thiếu minh bạch gây hiểu lầm và tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. 

Khả năng kết nối và chia sẻ

Nhờ mạng internet, các shop sẽ nắm được khách hàng có nhu cầu về sản phẩm để chủ động tư vấn. Quá trình trao đổi cũng đơn giản, nhanh chóng hơn. Có thể một cú điện thoại hay vài dòng tin nhắn khách hàng đã có thể nhận được câu trả lời về sản phẩm, dịch vụ. 

Bên cạnh đó, sự kết nối giữa các khách hàng với nhau cũng là một ưu thế rất lớn. Mọi người thường tin tưởng vào feedback từ khách hàng trước hơn là lời thuyết phục từ shop. Sàn thương mại điện tử cho phép người mua để lại lời nhận xét phía dưới sản phẩm. Từ đó những khách hàng sau có thể có cái nhìn trực quan, đáng tin nhất để đưa ra quyết định. Theo một khảo sát của Google năm 2020, có khoảng 57% người mua sẽ xem review trước khi mua hàng. 

Phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của TMĐT là hình thức thanh toán. Tiền mặt đang dần được thay thế bằng các ví điện tử hay thanh toán qua Ibanking. Không chỉ dễ dàng trong việc lưu trữ thông tin mà còn giảm được tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. 

Việc thanh toán trước khi nhận hàng sẽ được các sàn TMĐT đảm bảo cho bạn về mức độ an toàn. Do đó, bạn có thể yên tâm chờ tới khi nhận hàng và kiểm tra hàng. 

Một số hình thức của thương mại điện tử

Giao dịch trong ngành thương mại điện tử không chỉ là giữa khách hàng với doanh nghiệp. Thực tế có rất nhiều hình thức khác nhau thể hiện những đối tượng chính trong giao dịch. Với định nghĩa chung về viết tắt: C(khách hàng cá nhân), B(doanh nghiệp), G(chính phủ). Hiện nay, có 3 hình thức chủ yếu có thể kể đến là : B2B, B2C, C2C.

  • B2B(Business to business): tức là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình cho B2B là giữa các Agency và Client. 

  • B2C(Business to customer): đây là hình thức chủ yếu trên các sàn TMĐT. Khách hàng cá nhân là người chi hầu bao để có được sản phẩm từ doanh nghiệp. 

  • C2C(Customer to customer): bản thân các khách hàng sẽ thực hiện giao dịch với nhau. Hình thức này có thể diễn ra trên các sàn đấu giá, trao đổi,…

👉 Xem thêm: Những trường đại học đào tạo Thương mại điện tử tốt nhất khu vực miền Bắc

Một số hình thức của thương mại điện tử

Học thương mại điện tử ra trường làm gì?

Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phát triển mạnh đặc biệt là trong vài năm tới. Đó cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp phải tích cực nâng cao chất lượng nhân lực để có thể chuyển mình theo thời thế. Nhu cầu về nhân sự ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng cao. Do đó cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ ngày một rộng mở. 

Sau khi tốt nghiệp ngành TMĐT, sinh viên có thể làm việc ở một trong những vị trí sau: 

Chuyên viên phân tích kinh doanh Thương mại điện tử

Bất kỳ doanh nghiệp nào đi theo thương mại điện tử đều cần đến những chuyên viên phân tích. Họ sẽ là người tính toán, đánh giá dữ liệu cũng như đưa ra lời khuyên đường hướng phát triển phù hợp. Dữ liệu chủ yếu chuyên viên phân tích kinh doanh TMĐT sử dụng liên quan đến tài chính, tình hình thị trường. 

Công việc này sẽ rất lý tưởng với những bạn yêu thích con số, khám phá quy luật kinh doanh. Chuyên viên phân tích kinh doanh TMĐT hiện đang có mức lương dao động khoảng 8 – 20 triệu đồng mỗi tháng. 

Quản lý dự án Thương mại điện tử

Mọi chiến dịch, dự án đều cần được lên kế hoạch một cách tỉ mỉ ngay từ đầu. Do đó vị trí quản lý dự án TMĐT đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bạn phải là người có tố chất lãnh đạo, tầm nhìn tốt và khả năng tổ chức thuyết phục. Như một người “cầm cân nảy mực”, bạn cần biết xử lý cả những tình huống phát sinh. Trách nhiệm cao đồng nghĩa với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn từ 8 đến 20 triệu đồng. 

Chăm sóc khách hàng

Học thương mại điện tử ra trường làm gì?

Có thể nói, đội ngũ chăm sóc khách hàng chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Bởi lẽ họ sẽ trực tiếp tư vấn, trò chuyện và giải quyết vấn đề trước tiên cho khách hàng. Khách hàng không đến tận nơi để xem sản phẩm nên họ sẽ yêu cầu sự tư vấn, giải thích rất cặn kẽ, chi tiết. 

Nhu cầu về vị trí chăm sóc khách hàng trong ngành thương mại điện tử hiện đang rất lớn. Ứng viên cũng được đòi hỏi có trình độ, khả năng giao tiếp, thuyết phục cao hơn. Thu nhập đối với vị trí này là khoảng 6 – 15 triệu. 

👉 Xem thêm: Sale online là gì? Công việc của nhân viên sale online 

Nhân viên SEO/Content

Làm thế nào để khách hàng chú ý và sinh ra sự khao khát sản phẩm ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên? Một phần lớn là ở sự thành công của nội dung quảng bá trên internet. Đây cũng là phần việc mà nhân viên Content đảm nhận. SEO sẽ giúp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được đẩy lên gần với khách hàng nhất. Giúp tối ưu chi phí, tăng tỷ lệ chuyển đổi,…

Tóm lại hai vị trí này là không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển thương mại điện tử. Nhân viên SEO/Content có thu nhập dao động 6 – 12 triệu. Nếu có kinh nghiệm dày dặn và kết quả làm việc tốt bạn có thể nhận mức lương cao hơn. 

Giảng viên ngành Thương mại điện tử  

Hoặc bạn có thể lựa chọn đi theo một con đường khác là trở thành giảng viên Thương mại điện tử. Bạn sẽ đảm nhiệm đào tạo nhân sự cho ngành TMĐT. Công việc này chủ yếu làm việc tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành TMĐT. 

Một số công việc khác 

Bên cạnh đó, còn nhiều vị trí mà sau khi học TMĐT bạn có thể cân nhắc tìm hiểu:

  • Quản lý sản phẩm

  • Nhân viên kinh doanh các dịch vụ truyền thông quảng cáo  

  • Nhân viên nhập liệu 

  • Nhân viên đặt hàng

  • Nhân viên marketing online tổng hợp  

  • Nhân viên chạy quảng cáo google, facebook…

👉 Xem thêm: Review, đánh giá môi trường làm việc tại Shopee

Thương mại điện tử là một lĩnh vực rộng lớn và đầy hứa hẹn trong tương lai. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về thương mại điện tử là gì cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành. Chúng ta luôn cần nỗ lực để học thêm, nghiên cứu thêm. Do đó nếu đã yêu thích TMĐT thì hãy không ngừng học hỏi bạn nhé.

Rate this post

Viết một bình luận