Nhiều chị em quyết định tiêm môi filler để giúp cho đôi môi thêm quyến rũ, cuốn hút hơn. Nhưng khi thực hiện xong thì một số trường hợp lại rơi vào tình trạng bị đơ cứng. Vậy điều này có ảnh hưởng gì hay không? Tiêm filler môi bị cứng xử lý ra sao? Câu trả lời sẽ được nêu chi tiết trong phần trình bày sau.
Tiêm filler môi bị cứng có sao không?
Tiêm filler là một kỹ thuật dùng kim có đầu siêu nhỏ đưa hoạt chất axit hyaluronic vào môi để giúp cho đôi môi ra dáng, đầy đặn và quyến rũ hơn. Đây là loại hóa chất tự nhiên có độ tương thích cao với cơ thể nên đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do tác động nhẹ của đầu kim nên môi sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng tự nhiên như sưng nhẹ, bị cứng.
Biểu hiện sưng, đơ cứng là phản ứng thông thường và sẽ mau chóng dần biến mất. Hầu hết các chị em đều gặp phải và được họ ghi nhận diễn ra như sau:
– Khoảng 1 ngày sau khi tiêm, môi của bạn sẽ bị sưng phù nhẹ bởi lượng filler cần thời gian để thích nghi với cơ thể.
– Khoảng ngày thứ 2, biểu hiện sưng sẽ dần giảm, mọi cảm giác ê đau đều biến mất. Lúc này, môi đang dần hình thành form do filler đã bắt đầu quen dần với cơ thể và phát huy công dụng tạo dáng cho môi.
– Khoảng ngày thứ 4, hầu hết mọi biểu hiện kích ứng đều biến mất, môi bắt đầu mềm mại, ra dáng như ý và trông rất tự nhiên.
Như vậy, sau khi tiêm môi filler thì hẳn sẽ xảy ra một số biểu hiện thông thường như sưng đau, cứng phồng lên. Nhưng khoảng 3-4 ngày thì đôi môi trở về trạng thái tự nhiên đẹp hoàn hảo như mong đợi.
Tuy nhiên, có một số trường hợp tiêm filler môi bị cứng hơn 1 tuần chưa khỏi và kèm theo đó là những đau nhức, sưng phồng. Đặc biệt là xuất hiện triệu chứng bầm tím, nổi mủ, cảm giác khó chịu. Lúc này, chúng ta cần liên hệ ngay đến bác sĩ để thăm khám và điều trị bởi rất có thể bị những biến chứng sau khi thực hiện.
Tiêm filler môi bị cứng là do đâu?
Những trường hợp tiêm filler môi bị cứng quá lâu mà không có dấu hiệu giảm dần thì rất có thể môi bị biến chứng nghiêm trọng. Mà những nguyên nhân này có thể là những lý do sau đây:
– Tiêm filler “dỏm”: Nếu bạn thực hiện việc tiêm filler ở những cơ sở kém chất lượng thì có khả năng dùng loại filler “dỏm”. Trong đó chứa các hóa chất độc hại gây đào thải, kích ứng cơ thể nguy hiểm nhất là có khả năng bị hoại tử.
– Tiêm filler quá liều: Tùy theo cơ địa của mỗi người mà bác sĩ dùng lượng filler phù hợp. Nhưng nếu không xác định được liều dùng, tiêm quá nhiều thì có thể khiến mạch máu tắc lưu thông dẫn đến môi bị thâm tím, đơ cứng, vón cục.
– Tiêm sai kỹ thuật: Nếu tiêm nhầm vào mạch máu có thể khiến máu khó đông dẫn đến tích tụ tại vị trí khiến môi bị vón cục cứng. Vì vậy, bác sĩ cần có tay nghề cao để thao tác chính xác.
– Cơ sở kém chất lượng: Việc tiêm filler tuy chỉ là một thao tác nhanh chóng, đơn giản nhưng cần được thực hiện tại những nơi chất lượng. Trong đó, đảm bảo điều kiện môi trường vô trùng, trang thiết bị được sát khuẩn vệ sinh sạch sẽ. Trái lại, nếu điều kiện này không được đảm bảo có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng.
– Do chế độ chăm sóc: Tiêm filler môi bị cứng một phần nguyên nhân có thể là do chúng ta không nghiêm khắc với bản thân trong việc kiêng cữ như ăn uống, vệ sinh không đúng cách. Từ đó gây tác động khiến môi bị cứng, sưng lâu lành.
Cách xử lý môi bị cứng sau khi tiêm filler
Sau khi tiêm filler môi bị cứng và có những biểu hiện bất thường kèm theo thì các chị em lưu ý áp dụng những cách xử lý như sau nhé!
Đến cơ sở thăm khám
Nếu nhận thấy được những biểu hiện bất thường thì các bạn hãy mau chóng đến cơ sở để các bác sĩ thăm khám. Đối với những biểu hiện khác nhau sẽ có cách chữa trị khác nhau như:
– Nếu môi bị sưng lâu lành thì các bạn sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau.
– Nếu môi bị đau, phồng cứng thì các bác sĩ sẽ tiêm chất hyaluronidase để hòa tan lượng filler giúp môi mau chóng về trạng thái ban đầu.
– Nếu môi bị cục u gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng thì các bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để cắt bỏ khối u.
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Tiêm filler môi bị cứng cũng có liên quan trực tiếp đến việc bạn dùng thức ăn hàng ngày. Do vậy, sau khi thực hiện chúng ta cần kiêng cữ một số thực phẩm khiến môi lâu lành như: hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống, chất kích thích… Thay vào đó là chúng ta cần bổ sung các chất vitamin A, C, E từ trái cây, rau củ. Đồng thời tránh tiếp xúc khói bụi, ánh nắng gây viêm nhiễm.
Massage môi
Vừa tiêm filler thì cần tránh va chạm đến môi, nhưng một số trường hợp môi bị sưng cứng thì sự tác động nhẹ nhàng bằng cách massage có thể giúp xoa dịu. Do vậy, mọi người hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn về cách thực hiện.
Nhìn chung, tiêm môi filler bị cứng không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu chúng ta tìm đến cơ sở uy tín. Chẳng hạn tại Viện thẩm mỹ Vivian, dịch vụ tiêm môi filler rất được các chị em tin tưởng và chưa có trường hợp nào xảy ra các biến chứng đáng lo ngại. Vì thế, khi gặp các vấn đề về môi thì các bạn có thể tìm đến nơi này để các bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị.