Tiếng Việt như thế nào trong mắt người Tây? | Edu2Review

Khi đến bất kỳ quốc gia nào thì chúng ta đều phải “nhập gia tùy tục” hòa nhập với môi trường, văn hóa, đời sống thường ngày của người dân và ngôn ngữ chính là phương tiện giúp bạn bước vào một thế giới xa lạ.

Hiện nay, người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và sinh sống chiếm tỷ lệ khá lớn. Các cộng đồng người nước ngoài ở khu vực quận 1, quận 2, quận 3, quận 7 hay kể cả các quận lân cận khác càng ngày càng đông. Tỷ lệ người Việt nói được tiếng Anh cũng tăng dần, nhưng nhiều người nước ngoài vẫn chấp nhận “đương đầu” với bão táp để học cho kì được ngôn ngữ Việt.

Khi nói về tiếng Việt đa số người nước ngoài nhận xét rằng tiếng Việt thực sự không khó để giao tiếp cơ bản. Nhưng đối với những người mới bắt đầu, họ gặp hàng tá những khó khăn mà chỉ khi bước vào thực hành thì mới nhận ra được, nhiều khi họ phát kiến ra những câu nói “bất hủ” vừa ngô nghê, vừa ngộ nghĩnh.

Để giúp bạn hình dung rõ hơn những khó khăn mà người nước ngoài phải đối mặt khi học tiếng Việt, Edu2Review đã phỏng vấn Erik (Thụy Điển) và Austin (Canada) – 2 người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam về vấn đề này.

1. Khó khăn về thanh điệu

Theo khảo sát với một số người nước ngoài, đa số họ gặp khó khăn trong thanh điệu. Bản chất của tiếng Việt gồm 6 thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh sắc, thanh hỏi và thanh nặng. Thanh điệu sẽ làm nghĩa của một từ thay đổi. Vì tính phức tạp trong thanh điệu, việc nghe và sử dụng từ chính xác là một điều rắc rối.

Tiếng Việt khó quá đi thôi…

“Học tiếng Việt Nam đòi hỏi sự chính xác. Bạn phải phát âm đúng, rõ từng chữ, từng câu và phải đúng về cả ngữ pháp nữa, nếu không sẽ dễ dàng bị hiểu lầm hay hiểu sai ý”. – Erik chia sẻ.

“Nhiều khi tôi đi đến xe bán bánh mỳ và nói “Tôi muốn mua bánh Mỹ” thì người bán hàng bật cười và nói rằng: Không có bán bánh của nước Mỹ chỉ bán bánh mỳ thôi”… đến lúc đó mới phát hiện rằng mình bỏ dấu sai.” Erik cười và nói thêm.

“Có hôm tôi đi ăn với bạn mà quên mang tiền nên tôi nói “Tôi quên mang Tiến”, mấy người bạn của tôi cười đắc chí và giải thích: Tiến hôm nay không có ở đây đâu…”

Erik thở phượt một tiếng: “Tiếng Việt khó thật đó!”

2. Ngôn ngữ không phổ biến

Do tiếng Việt chỉ được sử dụng với cộng đồng người Việt, không phổ biến trên quốc tế, vì vậy nhiều người nước ngoài trước khi đến Việt Nam họ hoàn toàn chưa được tiếp cận với ngôn ngữ này nên việc học trở nên mơ hồ, khó định hướng.

Theo người nước ngoài, tiếng Việt Nam bản chất thì không khó, ngữ pháp cũng dễ hơn so với các tiếng như Pháp, Tây Ban Nha, Ý… Ngữ pháp của các tiếng này phải chia theo thì, theo giống đực, giống cái nên khó hơn rất nhiều.

3. Tâm lý khi giao tiếp

Tuy nhiên, do trình độ tiếng Anh của một số người Việt Nam còn hạn chế và do tâm lý của người bán hàng, chỉ cần nhìn thấy Tây thì trong suy nghĩ của họ là người đó phải nói tiếng Anh. Nhưng khi Tây nói tiếng Việt thì họ vẫn còn đang hoang mang chưa nhận ra dẫn đến những tình huống éo le.

Austin người Canada đến làm việc ở Việt Nam được một 1 năm nói rằng: “Sometimes I go to coffee shop and said :”bán cho toai 1 ly cà phê “khôn đườn”” then what I received is the cup of coffee with lots of sugar”

4. Rắc rối về từ xưng hô

Bên cạnh đó, người Việt Nam có rất nhiều đại từ xưng hô như: ông, bà, cô, chú, dì, bác, cha, me… trong khi đó tiếng Anh khi giao tiếp chỉ có 2 từ “you”“me” nên khi nói tiếng Việt, người nước ngoài rơi vào các trường hợp dở khóc dở cười không biết dùng từ nào cho đúng.

“Em chào bà” hay “cháu chào chị”… vô số các trường hợp sử dụng nhầm từ gây ra nhiều tình huống hài cười ra nước mắt.

Dù học bất kỳ ngôn ngữ nào đều đòi hỏi ở bản thân người học sự nỗ lực và cố gắng. Để bắt đầu một ngôn ngữ mới, hãy đặt cho mình một mục tiêu phấn đấu, dành thời gian và hãy “sống chết” với điều mình đã vạch ra, rồi một ngày bạn sẽ gặt hái được thành công thôi!

Bạn muốn gặp người Tây nói tiếng Việt? Đừng ngại đến với EBIV, nơi đó CFO là 100% là người gốc Canada và chỉ biết khoảng 40% tiếng Việt!

** CƠ HỘI THỰC TẬP HẤP DẪN**

Bạn đang muốn tìm nơi thực tập tốt nhất?

Bạn đang khát khao trải nghiệm môi trường công sở thực tế?

Bạn quyết tâm có được công việc tốt ngay khi ra trường?

Chương trình QUẢN TRỊ VIÊN TẬP SỰ CHUYÊN NGHIỆP chính là cơ hội duy nhất của bạn!

>> Chi tiết về Quản Trị Viên Tập Sự

Gởi CV tới: [email protected]

*****

* Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

Kim Ngân tổng hợp

Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Rate this post

Viết một bình luận