Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mẹ bầu bị tăng đường huyết trong quá trình mang thai dù trước đó hoàn toàn bình thường. Bệnh thường xảy ra sau tuần thai thứ 24 – 28. Về cơ bản, điều trị tiểu đường cần kiểm soát chế độ ăn, luyện tập và có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc nếu chế độ sinh hoạt chưa đảm bảo sự tăng trưởng tốt cho thai nhi. Dưới đây là một số cách bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ muốn con tăng cân.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tiểu đường thai kỳ – 9 vấn đề mẹ bầu nhất định phải biết!

Cần đảm bảo dinh dưỡng của bữa ăn

Một chế độ ăn khoa học có ý nghĩa sức khỏe đối với tất cả mọi người, bao gồm cả thai phụ. Đặc biệt, ở những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn cần đảm bảo đủ năng lượng, cân cối các chất dinh dưỡng, kiểm soát được lượng đường tiêu thụ và giúp thai thi phát triển. Chế độ ăn cần bao gồm đủ các nhóm thực phẩm, gạo, ngũ cốc, sữa, thịt, cá, trứng, rau xanh, trái cây, dầu hoặc mỡ. Các chất đường bột cần giảm xuống 50% tổng năng lượng. Ưu tiên sử dụng các loại chất bột đường chuyển hóa chậm, có nhiều chất xơ như cơm gạo lứt, gạo mầm, hạt diêm mạch,…

Các mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cũng nên hạn chế ăn xôi nếp, các loại ngũ cốc đã qua tinh chế như bột bắp, bột năng, các loại trái cây nhiều đường (sầu riêng, mít,…).

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích thai phụ bị tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 6 bữa nhỏ (ba bữa chính lượng thức ăn ít hơn lượng thông thường, và san vào 3 bữa phụ) tránh lượng đường huyết tăng vọt sau một bữa ăn quá no, quá nhiều dinh dưỡng.

Bữa sáng

Các thức ăn chứa tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể. Insulin là hormone cần thiết để làm giảm glucose huyết. Chuyển hóa glucose ở người đái tháo đường thai kỳ bị rối loạn do hoạt động kém hiệu quả của insulin. Vì vậy, tổng lượng tinh bột nạp vô hàng ngày chỉ nên chiếm khoảng 50 – 60% tổng lượng năng lượng. Nếu tổng lượng tinh bột này chia đều cho 6 bữa ăn thì sẽ thấp hơn lượng tinh bột người bình thường thường dùng.

Bữa sáng rất quan trọng. Nếu buổi sáng bạn không hoạt động nhiều thì có thể ăn ít hơn các bữa còn lại. Một bữa sáng lý tưởng là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin. Sẽ tốt hơn nếu lượng tinh bột ăn vào là loại chưa qua chế biến như ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, đậu…

Một số món ăn đơn giản sau có thể phù hợp: một quả trứng chiên với một lát bánh mì và một ít rau trộn salad; một phần phở, bún bò, hủ tiếu nhỏ dùng kèm giá luộc, một chén cháo yến mạch nấu với thịt băm… Đừng quên sữa cũng là nguồn cung cấp chất đạm và vitamin, khoáng chất dồi dào. Một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng rất tốt cho mẹ và em bé.

Bữa trưa và tối

Thực đơn của các bữa ăn chính này có thể phong phú hơn nhưng vẫn phải đảm bảo một lượng tinh bột nhất định. Hầu như bạn có thể ăn mọi loại thức ăn như người bình thường. Tuy nhiên, chìa khóa để kiểm soát tốt đường huyết là cách phối hợp thức ăn sao cho cân bằng giữa năng lượng và chất dinh dưỡng.

Một số gợi ý cho bữa trưa và tối như một cái sandwich gà kèm salad rau quả, một chén cơm trắng với canh rau và thịt luộc/rán, một lát cá hồi nướng dùng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp… Bạn có thể sáng tạo món ăn sao cho phù hợp với sở thích, miễn sao đảm bảo các nguyên tắc về dinh dưỡng mà bác sĩ tư vấn.

Cách đơn giản nhất có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày là lập ra kế hoạch ăn uống và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm kế hoạch ăn uống của mình. Như vậy, bạn sẽ không sợ ăn quá thiếu hay thừa dinh dưỡng.

Có một nguyên tắc chia khẩu phần ăn đơn giản nữa mà bạn có thể áp dụng là nguyên tắc “cái đĩa”. Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm chiếm một góc tư đĩa, một góc tư còn lại là tinh bột và nửa đĩa còn lại chủ yếu là rau xanh và một ít trái cây. Thêm một ly sữa không đường, sữa chua sau mỗi bữa ăn để bổ sung thêm canxi.

Các bữa phụ

Các bữa ăn phụ giúp người mẹ có đủ năng lượng hoạt động trong ngày cũng như giúp điều hòa đường huyết, tránh những lúc đường huyết quá cao hoặc xuống quá thấp. Bữa ăn phụ là một phần bữa ăn chính chia nhỏ ra chứ không phải là phần ăn thêm vào sau ba bữa ăn chính thịnh soạn. Bữa ăn phụ thường đơn giản gồm một ít tinh bột và protein, ví dụ như: một lát bánh mì phết bơ đậu phộng, một hũ yaourt trái cây, một chén salad cá hồi…

Song song với việc ăn uống hợp lý là tăng cường vận động và tự theo dõi đường huyết thường xuyên. Khám thai định kỳ giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Khi cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thêm insulin để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để con tăng cân?

Các loại thực phẩm tiểu đường thai kỳ nên ăn để con tăng cân

Trước tiên, một chế độ ăn cân bằng cho người mắc tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý các quy tắc. Một chế độ dinh dưỡng an toàn phải vừa ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ.

Loại thực phẩm như thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo, không đường,… Đây đều là nhóm thực phẩm tốt cho người mắc tiểu đường thai kỳ, bổ sung dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, nên ưu tiên gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, cà chua, dầu ô liu và trái cây ít ngọt.

Các nhóm thực phẩm này có thể thay thế nhau dùng trong các bữa cho đa dạng dinh dưỡng. Chỉ cần lưu ý phải chia nhỏ ngoài 3 bữa chính thêm 2 – 3 bữa phụ. Tránh ăn quá nhiều một bữa. Vì làm vậy dễ tăng và hạ đường huyết đột ngột trước và sau bữa ăn.

Bên cạnh đó, có thể tìm thêm các loại sữa dành riêng cho mẹ bầu mắc tiểu đường. Như vậy có thể bổ sung dưỡng chất và tăng cân cho bé một các an toàn.

☛ Tham khảo thêm tại: Lựa sữa cho người tiểu đường chuẩn nhất!!!

Các loại thực phẩm tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn

Ngoài các thực phẩm có lợi thì bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ cũng cần tránh một số loại thực phẩm. Trong đó có là nhóm có nhiều đường gây tăng đường huyết. Ví dụ bánh kẹo, trái cây ngọt, kem, chè,… hoặc hạn chế tinh bột. Các thực phẩm chế biến sẵn như thịt khô, mì gói, xúc xích, đồ hộp,… cũng chứa nhiều chất gây hại.

Bên cạnh đó, nên giảm tối đa các thực phẩm nhiều chất béo. Có thể kể đến lòng đo trứng, bơ, đồ chiên xào, rán, mỡ động vật, nội tạng động vật. Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê nên loại bỏ hoàn toàn. Các loại nước ép trái cây nhiều đường, có ga, nước đóng chai có hương liệu nên hạn chế.

Lưu ý cho bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn mặn, không nên ăn quá 6g natri/ngày. Tuyệt đối không bỏ bữa chính mà cần giữ nguyên, thêm các bữa phụ và chia nhỏ bữa ăn. Ngoài ra không nên tùy tiện thay thế thực phẩm vào bữa chính vì có thể gây thiếu chất.

Quan trọng nhất vẫn phải là đầy đủ chất cho bản thân mẹ và an toàn cho mẹ thì bé mới có thể tăng cân. Thai phụ có thể xin lời khuyên từ bác sĩ để lập chế độ dinh dưỡng cân bằng. Qua đó kết hợp cùng luyện tập và nghỉ ngơi điều độ để đảm bảo sức khỏe.

☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? – Mẹ bầu cẩn trọng khi “chạm ngưỡng”!

Bài viết đã trả lời được câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân. Thai phụ có thể cân nhắc và xin lời khuyên thêm từ bác sĩ để cả mẹ và bé trải qua thai kỳ thật mạnh khỏe.

Theo giaocolam.vn

Rate this post

Viết một bình luận