TIỂU-LUẬN- Kthqt – Grade: 8 – Mỹ ĐỀ TÀI: VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ DA TRƠN VIỆT NAM -MỸ. Giảng viên : – StuDocu

Mỹ

ĐỀ TÀI: VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ DA TRƠN VIỆT NAM -MỸ.

Giảng viên : Nguyễn Thị Tường Vy
Lớp học phần : Ca 3, chiều thứ 4
Nhóm thực hiện : Nhóm 8

STT Họ và tên MSSV Mức độ đóng
góp (%)
1 Nguyễn Thị Hằng K
2 Trương Thị Kim Sa K
3 Trần Thùy Trang K
4 Võ Thị Thùy Linh K
5 Hoàng Thị Oanh K
6 Lê Thị Mỹ Phụng K
7
8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU:

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ:.

Mỹ

  1. Khái quát về bán phá giá: 2
  2. Cách xác định bán phá giá:…………………………………………………………………………. 3
  3. Điều kiện áp dụng luật chống bán phá giá:…………………………………………………….
    II. VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ DA TRƠN GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ
    NĂM 2002 – 2003:
    …………………………………………………………………………………………..
  4. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện:……………………………………………………………………..
  5. Danh sách các bên tham gia vụ kiện:…………………………………………………………….
    III. DIỄN BIẾN VỤ KIỆN CÁ DA TRƠN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI VIỆT NAM:
    6
  6. Diễn biến vụ kiện:………………………………………………………………………………………
  7. Nước lấy làm hệ quy chiếu…………………………………………………………………………
    IV. NHỮNG ẢNH HƯỞNG SAU VỤ KIỆN ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ HOA
    KỲ:
    ………………………………………………………………………………………………………………
  8. Ảnh hưởng đối với Việt Nam:…………………………………………………………………….
  9. Ảnh hưởng đối với Hoa Kỳ:……………………………………………………………………….
    V. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT CHỐNG BÁN
    PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN:
    ………………
  10. Nhóm giải pháp từ nhà nước:……………………………………………………………………..
  11. Nhóm giải pháp từ doanh nghiệp:……………………………………………………………….
    VI. BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ DA TRƠN VIỆT
    NAM – MỸ:
    ………………………………………………………………………………………………….
  12. Đối với chính phủ Việt Nam:……………………………………………………………………..
  13. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam:…………………………………………………………..
    LỜI KẾT: …………………………………………………………………………………………………….
    Danh mục tài liệu tham khảo: ………………………………………………………………………..

MỞ ĐẦU

Mỹ
2. Cách xác định bán phá giá:
Cách 1: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn trị giá thông thường của sản phẩm
tương tự được tiêu thụ tại nước xuất khẩu.
Cách 2: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn giá có thể sơ sánh được của sản phẩm
tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp.
Cách 3: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn giá trị cấu thành.
3. Điều kiện áp dụng luật chống bán phá giá:
Luật chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi chứng minh được hành vi bán phá
giá của nước xuất khẩu đã thỏa mãn ba điều kiện cơ bản sau:
Điều 1: Một sản phẩm được xem là “Phá giá” nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông
thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu
Điều 2: Có sự thiệt hại cho ngành sản xuất nội tại.
Điều 3: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại
của ngành sản xuất nội tại.

I. VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ DA TRƠN GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ
**NĂM 2002 – 2003

  1. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện:**
    Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa sang Hoa Kỳ từ năm 1996. Năm
    1998, lượng cá catfish không xương đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới
    chỉ đạt 260 tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3 tấn và đến
    năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8 tấn. Cá Việt Nam được người tiêu
    dùng ở Hoa Kỳ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ. Điều đó đã trở
    thành mối đe dọa đối với ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá nheo của Hoa Kỳ,
    bằng chứng là tổng giá trị catfish bán ra của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ
    (CFA) giảm mạnh, từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001.
    Dưới sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các sản phẩm cá của Việt Nam, CFA đã
    phải hành động nhằm đánh bật cá của Việt Nam ra khỏi thị trường Hoa Kỳ.
    Tháng 9/2001 vụ kiện bắt đầu nổ ra bằng việc Mỹ mở cuộc chiến về tên gọi
    “catfish”. Để xác lập chủ quyền tuyệt đối trên thương hiệu catfish, CFA đã đưa ra

Mỹ
hàng loạt các đạo luật như: Luật Ngân sách nông nghiệp 107-76, đạo luật HR,
đạo luật An ninh nông trại và Đầu tư nông thôn mới nhất (cụ thể điều khoản 10806),
theo đó cấm Việt Nam nhập cá vào nước này và sử dụng quảng cáo, truyền thông, bán
hàng bằng tên gọi “catfish”.

 Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu tên gọi “catfish”. Loại cá
da trơn và có râu gọi chung là “catfish” tức là “cá mèo”, gồm 2.500-3 loài cá khác
nhau như cá trê, cá nheo, cá tra, basa, cá bông lau, cá lăng,… thuộc bộ cá nheo
(Siluriformes). Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo
Hoa Kỳ (Ictaluridae) và họ cá da trơn châu Á (Pangasiidae).
 Về mặt khoa học và tập quán thương mại, không thể lấy tên một nhóm sản
phẩm lớn của thuỷ sản thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số đó.
 Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đều ghi
rõ dòng chữ tiếng Anh "sản phẩm của Việt Nam" hoặc "sản xuất tại Việt Nam", và thực
hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của Cục
Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ.
Năm 2001, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật giới hạn việc sử dụng tên
“catfish” chỉ dành cho cá da trơn thuộc họ Ictaluridae đang được nuôi ở Hoa Kỳ, còn
cá nhập khẩu thì phải gọi dưới những cái tên xa lạ của nước ngoài như cá tra, cá basa.
Mục đích là để giới tiêu thụ Hoa Kỳ phân biệt và sẽ chiếu cố cá nội địa hơn cá ngoại.
Việc thông qua đạo luật này được xem là bước đầu tiên của “cuộc chiến cá da trơn”.

Sau khi giành chiến thắng về tên gọi catfish, CFA tiếp tục mở một cuộc tấn khác:
khởi kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa.

2. Danh sách các bên tham gia vụ kiện:

2. Bên nguyên đơn: Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ ( CFA )

Đại diện cho bên nguyên đơn là Công ty Luật liên doanh Akin Gump
Strauss Hauer và Field (Washington DC), với nhóm luật sư: Valerie A. Slater;
J. David Park và Thea D. Rozman.

Các thành viên của CFA:

Louis Thompson – Chủ tịch CFA;

Mỹ
– Ông Ngô Phước Hậu, Tổng giám đốc Công ty XNK Thuỷ sản An Giang
(Agifish);
– Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Thương mại Việt
Nam;
– Christine Ngo, Giám đốc Công ty Thực phẩm quốc tế H&N;

  • Matthew Fass, Chủ tịch Tập đoàn Maritime Products International;

  • Robin Rackowe, Chủ tịch tập đoàn International Marine Fisheries;

  • TS. Carl Ferraris, Học viện Khoa học California;

  • Roger Kratz, chuyên viên tư vấn về thị trường công ty Captain’s Table;

  • Diệp Hoài Nam, Luật sư của White & Case tại Việt Nam.

2.3 sách chịu trách nhiệm thi hành nhiệm vụ:
Larry Reavis (điều tra viên);
Roger Corey (chuyên gia phân tích về hàng hóa);
John Giamalva (chuyên gia kinh tế);
Jim Stewart (kiểm toán viên);

II. DIỄN BIẾN VỤ KIỆN CÁ DA TRƠN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI VIỆT NAM:

1. Diễn biến vụ kiện:

Ngày Nội dung sự kiện
Cuối năm
2000

CFA lên tiếng về việc cá da trơn gia tăng thị phần đáng kể và có
nguy cơ đe doạ ngành cá catfish Hoa Kỳ, tung những tin đồn thất
thiệt về cá da trơn Việt Nam.
09/07/2001 8 Thượng nghị sỹ và 4 Hạ nghị sỹ đại diện cho các bang nuôi nhiều
cá nheo (Mississippi, Alabama, Arkansas, Louisiana) đã cùng ký
tên gửi thư cho Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho

Mỹ
rằng cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu gây thiệt hại cho nghề nuôi
cá nheo Hoa Kỳ và yêu cầu Chính phủ có biện pháp xử lý.
Tháng
09/

Vụ kiện nổ ra và mở đầu bằng cuộc chiến về tên gọi catfish. Theo
CFA thì sản phẩm cá da trơn Việt Nam được nhập vào Mỹ không
được sử dụng tên catfish vì nó vi phạm đạo luật HR cấm hoàn
toàn việc dùng tên catfish cho các loại cá tra, cá basa của Việt Nam
trong tất cả các khâu bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, thông tin, quảng
cáo… trong vòng 5 năm, điều khoản 10806 của luật An ninh nông
trại và Đầu tư mới nhất và Luật Ngân sách nông nghiệp 107-76.
Tháng
12/

Bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông
qua lệnh cấm tạm thời (có hiệu lực tới ngày 30/9/2002), theo đó,
chỉ có catfish của Mỹ mới được gọi là catfish, còn cá của Việt Nam
phải được gọi bằng tên basa hay tra.
Sau khi giành chiến thắng về tên gọi catfish, Hiệp hội các nhà nuôi
cá nheo Hoa Kỳ (CFA) tiếp tục mở một cuộc tấn công khác: khởi
kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa.

CFA NỘP ĐƠN
28/06/2002 Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Hoa Kỳ (CFA) đệ đơn lên Uỷ ban
Hiệp thương Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) và Bộ Thương mại Hoa Kỳ
(DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng
này vào Hoa Kỳ.
Đề xuất về mức thuế chống phá giá của CFA:
 Nếu VN là nước có nền kinh tế thị trường: 144%
 Nếu VN là nước phi kinh tế thị trường: 190%

ITC BẮT ĐẦU ĐIỀU TRA
03/07/2002 ITC xác định xem ngành sản xuất của Hoa Kỳ có chịu những thiệt
hại vật chất hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất do hàng cá tra, cá
basa nhập khẩu từ Việt Nam hay không: gởi bản câu hỏi điều tra
cho các doanh nghiệp Việt Nam.
DOC BẮT ĐẦU ĐIỀU TRA
18/07/2002 Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) đưa ra kết luận khởi xướng điều tra
và tiến hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên. Bên
Nguyên là CFA và Bên Bị (gồm Bị Đơn Bắt Buộc và Bị Đơn Tự
Nguyện) là các nhà sản xuất và chế biến VN được đại diện bởi
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – VASEP.
Tháng Bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam, DOC đã kết luận Việt Nam

Mỹ
Nam Việt 52,90%
Vĩnh Hoàn 36,84%
Các công ty khác có tham gia vụ
kiện 44,66%
Các công ty không tham gia vụ kiện 63,88%
07/08/2003 Bộ Thương mại Hoa Kỳ chính thức công bố áp đặt thuế chống bán
phá giá đối với 11 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng filê
đông lạnh cá tra, cá basa vào thị trường này. Về phía Việt Nam, sau
khi lấy ý kiến, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam
đều nhất trí tiếp tục theo đuổi vụ kiện. VASEP sẽ nộp đơn kiện lên toà
án quốc tế thương mại Hoa Kỳ.
3/2005 DOC và cơ quan Hải quan Mỹ lại tiếp tục ép các nhà nhập khẩu cá da
trơn VIệt Nam phải đóng một khoản tiền cọc đối với hàng nhập khẩu
bị đánh thuế bán phá giá (Bond) từ đầu tháng 3-2005.
2/9/2005 DOC có quyết định sơ bộ về việc giảm mức thuế chốngtrong xem xét hành chính năm đầu tiên cho hai trong số các doanh bán phá giá
nghiệp Việt Nam bị áp thuế bán phá giá cá basa vào Hoa Kỳ:
Tên công ty Mức thuế
Agifish 47,05%
Cataco 38,80%
Nam Việt 53,68%
Vĩnh Hoàn 7,23%
Các công ty khác có tham gia vụ kiện 45,55%
Các công ty không tham gia vụ kiện 63,88%
16/02/2006 DOC công bố quyết định sơ bộ rằng Lian Heng – hai công ty của
Cambodia đã có mưu đồ trốn thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá
basa từ Việt Nam. DOC yêu cầu đình chỉ việc Lian Heng bán sản
phẩm vào thị trường Hoa Kỳ và nộp tiền đặt cọc theo mức thuế chống
bán phá giá áp dụng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam
(Vietnam-wide rate) là 63,88% đối với tất cả các lô hàng nhập vào thị
trường Mỹ trong khoảng thời gian từ 22/10/2004 đến 15/07/
nhưng chưa được bán của Lian Heng. Còn tất cả các lô từ ngày
16/07/2005, Hải quan Mỹ sẽ xem xét giấy phép chứng minh việc Lian
Heng không sử dụng nguyên liệu cá tra, cá basa trong việc quá trình

Mỹ
sản xuất cá đông lạnh của mình. Bất kỳ lô hàng nào không có giấy
chứng nhận này sẽ phải đóng khoản tiền đặt cọc theo mức thuế chống
bán phá giá toàn quốc (63,88%).
21/03/2006 DOC công bố mức điều chỉnh thuế chống bán phá giá mới áp dụng
cho sản phẩm cá tra và basa fillê đông lạnh của các DN Việt Nam
vào thị trường nước này. Theo đó:
Tên công ty Mức thuế
Agifish 47,05%
Cataco 80,88%
Nam Việt 53,68%
Vĩnh Hoàn 6,81%
Các công ty khác có tham gia vụ kiện 45,55%
Các công ty không tham gia vụ kiện 63,88%

Bảng thống kê thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp dụng với
cá da trơn Việt Nam (đv: %)

STT

Ngày
phán
quyết
cuối cùng

Bị đơn
bắt bắt
buộc

Bị đơn
tự
nguyên

Mức thuế
chống bán
phá giá
chung

Thời gian áp
dụng
POR1 4,3 – 5,24 4,57 25,

16/7/2004 –

31/1/

POR2 2/9/2008 0 4,57 25,

POR3 8/9/2009 0,08-0,21 4,57 25,

1/2/2007 –

31/1/

POR4 29/9/2010 2,95-4,89 3,92 25,

1/2/2008 –

31/1/

POR5 31/8/2011 0,0-1,15 1,04 25,

1/2/2009 –

31/1/

POR6 4/9/2012 1,23-1,27 1,25 25,

1/2/2010 –

31/1/

POR7 10/9/2013 0,0 0,0 25,

1/2/2011 –

31/1/

POR8 24/9/2014 4,98- 9,75 6,37 25,

1/2/2012 –

31/1/

Mỹ
2. Nước được chọn làm hệ quy chiếu:
Ngày 8/11/2002, Phòng Chính sách của Bộ Thương mại Hoa Kỳ kiến
nghị coi nền kinh tế Việt Nam là phi thị trường. Nếu xem nền kinh tế của Việt
nam là nền kinh tế phi thị trường thì phía Hoa Kỳ sẽ không dựa trên cơ sở các
yếu tố về sản xuất mà Việt Nam cung cấp để tính giá mà sẽ dùng giá ở một
quốc gia thay thế có nền kinh tế phát triển tương tự như Việt Nam (ví dụ như
Ấn Độ, Pakistan…) để áp vào các yếu tố sản xuất của Việt Nam và tính ra giá
thành giả định của sản phẩm cá. Trên cơ sở giá thành giả định đó và so sánh
với giá bán tại thị trường Hoa Kỳ để tính biên độ bán phá giá của sản phẩm cá
của Việt Nam.
Ngày 14/11/2002, DOC đã phê chuẩn kiến nghị coi Việt Nam là nước có
nền kinh tế phi thị trường và chọn Ấn Độ là nước thứ ba. Kết luận này được
công bố trên mạng Internet mà không thông báo trực tiếp cho Bộ Thương mại
Việt Nam là đối tác của DOC trong quan hệ song phương. Với tư cách là bị
đơn, VASEP đã ra thông cáo hoàn toàn không đồng ý với kết luận của DOC.
Theo VASEP, trong lập luận của mình, DOC đã không thể chứng minh rằng
nền kinh tế Việt Nam kém tính chất thị trường hơn nhiều nước khác đã được
DOC công nhận là kinh tế thị trường.
Ngày 13/12/2002, trong 5 nước DOC đưa ra để VN chọn – Bangladesh,
Ấn Độ, Guinea, Kenya và Pakistan – thì Bangladesh được chọn vì nước này
gần với VN nhất về một số điểm: mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người
(380 USD/người), cùng nằm ở châu thổ các dòng sông lớn thuận tiện cho việc
nuôi cá ngọt, có loại cá rất giống cá basa nhưng nươc này lại không có quy
trình sản xuất kép kín như Việt Nam và DOC đã chấp nhận nhưng cũng chỉ
được tính giá thành sản phẩm này từ khâu chế biến- một bất lợi lớn cho Việt
Nam

III. NHỮNG ẢNH HƯỞNG SAU VỤ KIỆN ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ HOA KỲ:

**1. Ảnh hưởng đối với Việt Nam:

  1. Ảnh hưởng tích cực:**
    Sau nhiều lần chịu cảnh “thăng trầm”, người nuôi và các DN đã “bắt tay” liên kết
    khá chặt để cân đối “cung – cầu” hợp lý cho thị trường. Mặt khác, mặt hàng cá tra Việt
    Nam đã từng bước khẳng định được sức sống mãnh liệt của nó. Theo thống kê, hiện
    Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đến khoảng 138 thị trường.

Mỹ
Đây cũng là động lực lớn để người dân nuôi cá da trơn cải thiện chất lượng của
cá, tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc về thương hiệu trên thị trường quốc tế.

1. Ảnh hưởng tiêu cực:

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về chống bán
phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, cá ba sa của Việt Nam bị
áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 đến 7,74 USD/kg. Đây là các mức thuế
rất cao, tác động lớn tới xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Ngành
thủy sản Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Mặt khác, vụ việc này còn ảnh
hưởng trực tiếp đến người nông dân do đó họ cũng không mấy mặn mà với việc mở
rộng thị trường cá tra sang Hoa Kì.

Tác động xấu đến thương hiệu, hình ảnh và uy tín của cá tra Việt Nam trên thị
trường quốc tế. Điều này sẽ tạo tiền đề và hiệu ứng khiến các thị trường khác có
những nghi ngại và đặt ra nhiều rào cản thương mại khi nhập khẩu cá tra của Việt
Nam.

Theo Action Aid Vietnam (một tổ chức phi chính phủ quốc tế, hoạt động trong
lĩnh vực hỗ trợ phát triển- xóa đói giảm nghèo) cho biết, nghề nuôi cá tra, cá basa ở
các tỉnh ÐBSCL đã có từ rất lâu đời, trên 50% số hộ được khảo sát đã làm nghề nuôi
cá cha truyền con nối. Nếu phải chuyển đổi, phần lớn những hộ dân này sẽ không có
ngành nghề nào khác để kiếm sống. Hơn nữa, nghề nuôi cá đem lại thu nhập tương
đối cao và ổn định, nên vụ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa… sẽ gây ra ảnh
hưởng lớn đối với những người nông dân nghèo và doanh nghiệp.

2. Ảnh hưởng đối với Hoa Kỳ:

2. Ảnh hưởng tích cực:

Người dân Hoa Kì sẽ có trong mình nhiều sự lựa chọn về các mặt hàng cá da trơn.
Họ thoải mái lựa chọn các sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng lại làm họ hài lòng về sự
lựa chọn đó.

2. Ảnh hưởng tiêu cực:

Mỹ
Vụ kiên về chống bán phá giá sản phẩm philê cá da trơn và tôm Việt Nam tại thị
trường Hoa Kỳ được xem là bài học về sự phối hợp các yếu tố kinh tế, chính trị cũng
như sự liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp liên quan với các tổ chức và đồng minh
trong và ngoài nước. Vận động hành lang đối với ngành lập pháp có hiệu quả hạn chế.
Tuy nhiên vận động là cần thiết vì nó có thể khiến các cơ quan chống bán phá giá áp
dụng các biện pháp công bằng và hợp lý trong quá trình điều tra. Vì vậy, vận động
hành lang cần một chiến lược với các mục tiêu và mục đích rõ ràng.

1. Các giải pháp khác.

Cần nhanh chóng tổ chức các khóa đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho
đông đảo các cán bộ ngành. Nội dung của các khóa đào tạo này sẽ bao gồm những vấn
đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những quy định về thuế chống bán phá giá của
WTO, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước.

Chính Phủ cũng có thể giúp đỡ hiệp hội doanh nghiệp trong việc vận hành hệ
thống cảnh báo sớm bằng cách trao đổi các thông tin kinh tế vĩ mô và thu thập các
thông tin thông qua các mạng lưới quan hệ của mình.

2. Nhóm giải pháp từ doanh nghiệp:

2. Xây dựng thương hiệu mạnh và đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản
phẩm.

Bài học đầu tiên từ vụ cá da trơn là khi ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất nội
địa giảm sút, thị phần của họ bị suy giảm, họ có thể sử dụng mọi biện pháp có thể để
ngăn cản hàng nhập khẩu. Chống bán phá giá chỉ là một trong các biện pháp mà người
sản xuất nội địa có thể sử dụng. Do đó, các nhà sản xuất nội địa của Hoa Kỳ có nhiều
cơ hội trong việc ngăn cản hàng ngoại nhập. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải
có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm phân tán
rủi ro, bảo đảm hoạt động sản xuất “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Không
nên tập trung xuất khẩu một vài mặt hàng với khối lượng lớn vào một nước vì đây có
thể là cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá.

2. Hệ thống chứng từ sổ sách và hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế.

Mỹ
Qua vụ kiện, ta rút ra kinh nghiệm về chứng từ số liệu kế toán của doanh nghiệp
chưa rõ ràng minh bạch, làm cho cơ quan điều tra không chấp nhận những chi phí đó,
đã dẫn đến việc khó khăn và bất lợi trong việc điều tra biên độ phá giá của doanh
nghiệp.

2. Giải pháp về giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm xuất khẩu.

Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược về định giá xuất khẩu, xuất khẩu với giá
cao những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời các doanh nghiệp cần có một định
mức tiêu hao thấp phù hợp với điều kiện thực tế trong doanh nghiệp. Muốn làm được
điều này các doanh nghiệp cần phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo
những lao động có tay nghề cao và có chính sách đãi ngộ cho những người lao động
có kinh nghiệm và có thời gian công tác lâu năm.

2. Nâng cao kiến thức về luật chống bán phá giá của WTO cũng như luật chống
bán phá giá của Hoa kỳ.

Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phải biết tìm hiểu nâng cao kiến thức về luật
chống bán phá giá của WTO và của Hoa Kỳ, nhanh chóng bồi dưỡng nhiều chuyên
gia thông thạo các quy tắc mậu dịch quốc tế, mời các chuyên gia giỏi, kể cả các
chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp và luật
sư lành nghề.

VI. BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ DA TRƠN VIỆT
NAM – MỸ:

1.Đối với chính phủ Việt Nam:
Các doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các quy định vệ sinh, an toàn thực phẩm,
các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, cùng đủ các tài liệu về các tiêu chuẩn này cho các
đối tác nước ngoài giúp các cơ quan hải quan khi xuất hàng. Thực hiện tốt điều này
gây ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng nước ngoài. Các thị trường Hoa Kỳ, EU
và Nhật đều rất chú ý tới các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm. Điều này phản
ánh trạng thái tâm lý và nhu cầu con người để đạt tới một sự no đủ về vật chất sẽ trở
nên khó tính hơn, nhiêu đó đủ thõa mãn và quảng cáo rằng mình có khả năng đạt được

Mỹ
tin và hợp tác với các cơ quan điều tra, như vậy sẽ có lợi cho các doanh nghiệp và
thuận lợi cho cơ quan điều tra. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tăng cường
năng lực chuyên môn để giúp doanh nghiệp trong các vụ tranh tụng thương mại.

Có thể nói, chống bán phá giá không phải là biện pháp phòng vệ mới đối với các
doanh nghiệp Việt Nam. Song điều cần thiết nhất trong chống bán phá giá cho các
doanh nghiệp là doanh nghiệp phải chủ động hơn trong việc xác định chiến lược.

Tuy nhiên, kinh nghiệm từ vụ kiện của Mỹ đối với cá tra, cá ba sa Việt Nam cho
thấy, nếu biết chủ động ứng phó kịp thời, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể vượt qua
cơn khó khăn. Chúng ta còn nhớ, sau vụ kiện cá tra, cá ba sa, thị trường xuất khẩu các
loại cá này giảm mạnh, các doanh nghiệp chế biến giảm thu mua, giá cá hạ, người
nuôi nản lòng.

Nhiều lãnh đạo các địa phương có nuôi cá tra, cá ba sa xắn tay cùng doanh nghiệp
lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa mở rộng thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp chế
biến đa dạng hóa mặt hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ nội địa, phục vụ hữu hiệu cho
bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Kết quả, trước vụ kiện, chúng ta chỉ có 16 nhà máy
chế biến cá tra, cá ba sa, nhưng đến nay đã có gần 30 nhà máy, tăng gấp đôi công suất.

LỜI KẾT

Mỹ

————-THE END————

Danh mục tài liệu tham khảo:

[1] UniLaw. (2018, 06 02). Khái quát chung về luật chống bán phá giá của Mỹ
(P1). unilaw/vn/real-estate/khai-quat-chung-ve-luat-chong-ban-pha-gia-
cua-my-p1
[2] UniLaw. (2019, 03 07). Nội dung luật chống bán phá giá của Mỹ.
unilaw/vn/investment-consultancy/noi-dung-luat-chong-ban-pha-gia-cua-
my

Rate this post

Viết một bình luận