Trong ẩm thực châu Á, bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, mềm, tạo sợi qua khuôn và luộc chín trong nước sôi. Là một nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu. Như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang, bún qua cầu Vân Nam (Trung Quốc), bún Laksa (Malaysia), bún bò Nam Bộ, bún bò Huế, bún thịt nướng,… Bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở. Cùng tìm hiểu xem bún làm từ gì và phụ gia sử dụng trong bún tươi.
Bún làm từ gì – Nguyên liệu
Để tạo ra sợi bún thơm ngon cần sử dụng hai nguyên liệu chính: Gạo tẻ và muối
Gạo tẻ
Bún được làm từ gạo tẻ, hay nói chính xác hơn là tinh bột gạo tẻ được chắt lọc qua quá trình lên men. Gạo sau khi thu mua về sẽ được ngâm trong bồn từ vài tiếng, đem nghiền mịn rồi chắt bỏ nước chua để thu được tinh bột gạo.
Thông thường, gạo được chọn làm bún là loại gạo “nở” được xay xát từ thóc cũ đã lưu kho từ 1 tháng đến 6 tháng. Sở dĩ chọn gạo cũ là do gạo cũ có đặc tính nở, xốp, khô, không dính giúp sợi bún dai mịn, không bị dính khuôn.
Tỷ lệ giữa amylose và amylopectin sẽ quyết định tính dẻo của nguyên liệu khi nấu chín và độ nhớt của dung dịch tinh bột trong nước. Hàm lượng này thay đổi theo độ mới cũ của gạo.
Tiêu chuẩn cho gạo làm bún: Gạo dùng để làm bún là loại gạo tẻ cũ từ 3-6 tháng, trắng, có hàm lượng tinh bột cao, khô xốp, độ nát thấp, không bị mốc, không bị mọt, không lẫn tạp chất.
Muối
Tuy không phải thành phần chính nhưng muối lại đóng một vai trò rất quan trọng cho việc hình thành sợi bún.
Muối nhiều sẽ ức chế quá trình hoạt động của vi sinh vật, nguyên nhân làm hư hỏng bún. Tuy nhiên, nồng độ các phân tử trong muối cao có thể ảnh hưởng đến các liên kết khác có trong gạo, khiến hạt gạo dễ bị trương nở quá mức.
Nồng độ muối vừa phải sẽ giúp ức chế vi sinh vật. Đồng thời hỗ trợ làm các liên kết trong hạt gạo chặt chẽ hơn, hạt gạo khó trương nở hơn.
Nồng độ muối quá thấp thì sẽ khó bảo quản bún được lâu (vi sinh vật phát triển). [ Theo Wikipedia]
Phân biệt bún và phở
Bún và phở cùng làm từ bột gạo tẻ nhưng có một số đặc điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, rõ ràng nhất về mặt hình thức, bún sợi nhỏ, tiết diện tròn, màu trắng tinh, phở sợi to, dẹt, tiết diện hình chữ nhật, màu trắng đục.
Thứ hai, bột gạo làm bún sau khi đẩy qua lỗ nhỏ thành sợi được thả ngay vào nồi nước sôi luộc khoảng một phút còn phở thì phải hấp, tráng như bánh cuốn rồi mới cắt sợi.
Thứ ba, bột bún phải được lên men còn bột phở xay ra phải nấu ngay cho khỏi chua.
Phân biệt bún và một số thực phẩm dạng sợi khác
Về cơ bản bún, mì sợi, bánh phở, bánh đa, miến hay hủ tiếu khô đều sử dụng tinh bột của ngũ cốc, chủ yếu là gạo tẻ. Chúng có quy trình làm bột và ra thành phẩm gần tương tự nhau. Tuy vậy, giữa chúng ít nhiều có sự phân biệt nhất định theo thành phần nguyên liệu hoặc phương thức chế biến: Bún được làm thủ công, sử dụng tinh bột gạo tẻ, sợi có tiết diện tròn, mềm. Mì sợi dùng tinh bột gạo tẻ hoặc bột mì, đôi khi kết hợp với một số nguyên liệu khác như trứng (mì trứng). Mì được cắt sợi vuông hoặc sợi tròn nhỏ và thường được phơi khô. Bánh phở dùng tinh bột gạo tẻ, tráng mỏng và cắt thành sợi dài.
Bánh đa có cách làm gần tương tự như bánh phở nhưng có thể kết hợp với cả bột đao, và thành phẩm thường được phơi khô; có loại bánh đa như bánh đa cua dùng bột gạo kết hợp với thịt cua, phơi khô. Miến có sợi tiết diện hình vuông nhỏ, thường làm từ bột đao, bột dong, phơi khô thành phẩm. Một sản phẩm khác, thịnh hành tại miền Nam Việt Nam, gần tương tự như bún là món hủ tiếu, tuy có sợi nhỏ, dai và dài nuột hơn sợi bún.
Bún làm từ gì? Phụ gia cho bún tươi
Phụ gia bảo quản Nasa R102 plus
Sản phẩm giúp kéo dài thời gian sử dụng bún, hạn chế việc hư hỏng do vi sinh vật.
Thông thường quá trình ép nước chua sẽ diễn ra trong một thời gian khá lâu, khiến thời gian sản xuất bị kéo dài ra và thời gian sử dụng của bún bị ngắn lại. Để khắc phục nhược điểm trên, người ta có thể thay cách ép nước chua truyền thống bằng máy ly tâm. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng có điều kiện để thay đổi về công nghệ, máy móc.
Một phương pháp khá đơn giản khác thường được sử dụng đó là sử dụng hợp chất bảo quản. Lúc trước, các cơ sở thường lựa chọn benzoate để tăng thời gian sử dụng bảo quản của sợi bún. Tuy nhiên, sản phẩm này lại phải sử dụng ở một hàm lượng tương đối nhiều (1 g/ 1kg bột ướt). Ngoài ra, những năm gần đây, người dân đã có xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, ít sử dụng phụ gia vô cơ, hóa chất.
Từ những nguyên do trên, dòng sản phẩm bảo quản Nasa R102 Plus ra đời. Nó đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho một loại bảo quản.
- Sản phẩm có thành phần từ các muối hữu cơ.
- Hiệu quả bảo quản cao, tuyệt đối an toàn cho người sử dụng.
- Một ưu điểm lớn của Nasa R102 Plus là hàm lượng sử dụng rất thấp (
100g cho 300kg bột ướt
), giúp đảm bảo về mặt kinh tế cho cơ sở sản xuất.
|Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm Nasa R102 Plus
Phụ gia tạo dai, chống gãy, làm khô bề mặt Gusto Lk07
Như đã đề cập ở trên, chất lượng gạo quyết định rất lớn đến sợi bún thành phẩm. Nếu gạo còn quá mới, sợi bún rất dễ dính lên băng tải. Ngoài ra, nếu gạo xấu thì sợi bún không có độ dai, rất dễ bị gãy.
Sản phẩm Gusto Lk07 với thành phần Phosphat giúp làm khô, ráo bề mặt. Phụ gia hỗ trợ làm dai, chống gãy cho sợi bún trong quá trình làm chín (hấp).
Hàm lượng sử dụng thấp, an toàn cho người sử dụng và được Bộ Y tế cho phép là những ưu điểm nổi bật của Gusto Lk07.
|Xem thêm về chất tạo dai trong bún khô ở bài viết “Phụ gia tạo dai cho bún tươi khô“
Phụ gia làm trắng- Starfresh 9
Sản phẩm giúp tạo trắng cho sợi bún, tránh tình trạng xỉn màu, giúp hỗ trợ quá trình bảo quản cho bún. Hàm lượng sử dụng thấp (0.01-0.1 g/ kg bột ướt); sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm từ bột như bún, phở, bánh tráng…
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi ” Bún làm từ gì ?”, hy vọng giải đáp được thắc mắc của mọi người.
CÔNG TY TNHH LUÂN KHA
95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM
Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.
Vui lòng liên hệ Ms Phượng Tiền: 0909.886.527
Email: sale5@luankha.com
Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!
Từ khóa liên quan
- cách làm bún từ gạo xay
- cách làm bún tươi truyền thống
- cách làm bún tươi bằng máy
- cách làm bún tại nhà không cần máy
- bún vắt
- miến làm từ gì
- cách làm bún sạch tại nhà
- kỹ thuật làm bún