Tìm Hiểu Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Phượng Hoàng

Rate this post

Cá Phượng Hoàng có tên khoa học Mikrogeophagus ramirezi, là một loài cá đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco, ở các savan của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ.

Ngày nay cá Phượng Hoàng được nhân giống và nuôi dưỡng làm cá cảnh ở nhiều quốc gia trên khặp các châu lục.

Ở nước ta cá Phượng Hoàng rất được ưa chuộng và thường được nuôi làm cảnh hoặc thả trong các bể thủy sinh.

Đặc điểm cơ bản của cá phượng hoàng

Đặc Điểm Cơ Bản Của Cá Phượng Hoàng

Kích thước: Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sau một tháng cá đạt khoảng 2 – 3 cm. Sau 3 tháng cá đạt khoảng 3 – 3,5 cm. Chiều dài tối đa ngoài tự nhiên khoảng 4 – 10 cm.

Màu sắc: Đa dạng, phủ trên mình lớp vảy lấp lánh huyền ảo

Điều kiện sống: Độ pH nước 6.0 – 7.0. Nhiệt độ thích hợp nhất để nuôi cá Phượng Hoàng là từ 25 đến 28 độ C. Nếu nóng quá hoặc lạnh quá cá không chịu được và dễ sinh bệnh.

Thức ăn: Cá Phượng Hoàng ăn cám và động vật nhỏ khác. Thức ăn là động vật cở nhỏ như trứng nước, trùng chỉ ngoài ra cá ăn được thức ăn chế biến dạng viên.

sinh sản cá phượng hoàng

Sinh Sản Cá Phượng Hoàng

  • Sinh sản: Đẻ như cá dĩa, độ pH cần đẻ là 4.5 – 5.5.
  • Cá thành thục khoảng 6-8 tháng nuôi kích thước 3 – 4 cm, khi tới tuổi thành thục cá đực và cá cái mới có sự
  • khác nhau về hình dạng bên ngoài.
  • Cá đực: có, vi lưng,vi bụng, vi hậu giương cao, có màu sắc sặc sở thường thì lớn hơn cá cái.
  • Cá cái: có kích thước nhỏ, màu sắc các vây nhạt và các vi không giương cao, khi sinh sản cá cái co bụng to nhìn rất rõ.

Cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vào tháng 3 đến tháng 10, trứng cá thuộc dạng trứng dính. Nên tách cá đẻ nuôi riêng từng cặp khi

cho cá sinh sản để đạt kết quả tốt nhất. Bể dùng để nuôi sinh sản có thể tích 10 – 15 lít/1cặp cá, mực nước trong bể khoảng 10 – 12 cm.

Tỉ lệ đực:cái là 1:1, cần bố trí sục khí nhẹ.

Cá có tập tính bắt cặp và dọn tổ trước khi đẻ, trung bình 1 cá cái đẻ khoảng 150 – 400 trứng, trứng sẽ nở sau 2 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.

Cá có tập tính giữ con tốt nhưng đôi khi cá cũng ăn lại trứng và cá bột khi cá bị hoảng sợ.

Do đó tốt nhất sau khi cá đẻ trứng, ta vớt trứng cá chuyển sang bể ấp có xử lý thuốc Metylen Blue trong khoảng 36 giờ, sau đó chuyển trứng sang bể nở.

  • Sau khi nở 3 – 6 ngày cá tiêu hết noãn hoàn và bắt đầu ăn ngoài.
  • Thời gian cá phát dục trở lại khoảng 15 – 20 ngày.

Cá Phượng hoàng gấu

Cá Phượng hoàng gấu

  • Đặc điểm: dài khoảng 9cm, cá đực to hơn và nhiều màu sắc hơn.
  • Điều kiện pH 4.0 – 6.5; dH < 8; 22 – 29oC.

Chăm sóc: nuôi cá trong hồ ít sáng, có trang trí bằng lũa, các loại cây thấp và các hang nhỏ.

Cho cá ăn các loại thức ăn nhỏ,ấu trùng, côn trùng, các loại giáp xác nhỏ làm tăng màu đỏ của cá.

Sinh cảnh: cá được tìm thấy tại các vùng nước nông, có lớp lá mục ở phía trên lớp cát nền.

Phân bố tại các con suối của Amazon – Peru. Hoạt động theo cặp, bảo vệ trứng và chăm sóc cá con.

Phân biệt giới tính: cá trống to có kích thước 7,5cm trong khi đó cá mái 5cm. Vây cá trống phát triển dài và rộng hơn cá mái, màu sắc cá trống cũng đa dạng và nỗi bật hơn

Cá mái có đốm đen trên người. Trong khi đó cá trống không có đốm đen, vây sẽ phát triển dài và rộng, màu sắc đa dạng.

cá phượng hoàng đuôi tím

Cá phượng hoàng đuôi tim

  • Kích thước: Cá trống 7,5cm – Cá mái 5cm
  • Nhiệt độ: 22 – 29oC
  • PH: thấp nhất 3.0 đến 4.0 cá vẫn sinh sản được
  • Độ cứng: 0 – 17 ppm

Thức ăn tươi sống và đông lạnh như Artemia, bo bo và ấu trùng chironomid chúng có thể ăn thức ăn khô dạng viên
Giới tính: Con đực lớn hơn, nhiều màu sắc và vây phát triển mở rộng hơn so với cá mái

Cá Phượng hoàng đuôi tim mái kích thước nhỏ và màu sắc nhợt nhạt hơn, cá mái tích cực bảo vệ trứng hơn cá trống.

Sinh sản: Thường đẻ trứng ở các khe, gốc của các vật trang trí. Cá mái chịu trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trứng và cá con, khi trứng nở có thể vớt cá trống sang hồ khác.

Cá phượng hoàng vẹt lùn

Cá phượng hoàng vẹt lùn

  • Kích thước cá trống lên đến 8cm, trong khi cá mái tối đa chỉ 5cm.
  • Nhiệt độ thích hợp: 22 – 29 Độ C
  • PH: 6.0 – 7.2
  • Phượng hoàng vẹt lùn khá nhạy cảm với môi trường nước thay đổi
  • Thức ăn: các thức ăn tươi và cả thức ăn viên khô, trùng chỉ.

Phân biệt giới tính: Cá trống có kích thước gấp 1,5 đến 2 lần kích thước cá mái, tai sáng trên vây lưng cá trống dài và rộng hơn cá mái.

Các vây kỳ, vây lưng, vây hậu môn của cá trống kéo dài và đẹp hơn cá mái. Đặc biệt là tia vây lưng đầu tiên cá trống dài hơn cá mái. Trong khi đó vây cá mái ngắn, đuôic ũng ngắn tròn.

Sinh sản: cá đẻ khoảng 150 trứng và trống mái thay phiên canh trứng. Trong giai đoạn này chúng trở nên hung dữ hơn để bảo vệ lãnh thổ sinh sản.

Trứng sẽ nỡ sau 4-5 ngày, và tiếp theo 4-7 ngày nữa cá con sẽ biết bơi và kiếm ăn. Sau 4,5 tháng là cá đã trưởng thành.

Cá phượng hoàng vàng

Cá phượng hoàng vàng

  • Tên khác: Yellow dwarf Cichlid – Cichlidae nain jaune
  • Họ: Cá rô phi – Cichlidae
  • Phân bố: Nam Mỹ, ở vùng Rio Paraguay.
  • Chiều dài: 5-8cm.
  • Thức ăn: Giun, động vật thân giáp, côn trùng, thức ăn tổng hợp.
  • Nhiệt độ nước: 23-30 độ C.
  • Bể nuôi chung.

Cá phượng hoàng vàng có thân dẹp ngang không kéo dài. Vây lưng và vây hậu môn cao và nhọn về phía sau.

Ở cá đực, đầu cuối vây kéo dài tới tận mép dưới của vây đuôi, trong khi ở cá cái, các cơ quan này rõ ràng là ngắn hơn.

Vây đuôi có dạng nột cái quạt. Ở cá đực, màu nền là vàng xám, với bụng màu vàng nhạt.

Hông cá có nhiều sắc óng ánh màu xanh lơ, trong khi má cá và nắp mang được trang điểm nhiều chấm màu lục bóng.

Vây lưng màu vàng ở phần cuối sau và màu lục nhạt ở phần trước, cũng có sắc óng ánh màu xanh lơ, ở gốc có những điểm sẫm màu, ngang hay dọc, có thể xuất hiện trên các hông, nhất là khi cá bị kích thích. Cá cái sẫm màu hơn, ngả sang màu vàng vào thời kỳ sinh sản.

Rate this post

Viết một bình luận