Câu khẳng định, phủ định, nghi vấn trong tiếng anh trong tiếng Anh là ba loại mẫu câu cơ bản nhất mà người học cần phải nắm bắt. Bọn chúng được sử dụng thường xuyên trong văn nói giao tiếp hay là văn viết trong đa số các loại ngữ cảnh.
Câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn trong Tiếng Anh
Qua bài viết này, tailieuielts.com sẽ tổng hợp tất tần tật cho các bạn về nội dung và cách dùng của ba mẫu trên một cách chi tiết nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nh
1.Định nghĩa
- Câu khẳng định (affirmative sentences) là câu trần thuật được sử dụng để thể hiện, diễn đạt thông tin, sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó và nó mang tính xác thực thông tin, nội dung trong câu.
- Câu phủ định (negative sentences) cũng là câu câu trần thuật và có chức năng như câu khẳng định nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với câu khẳng định. Đi kèm với từ “not”. Được sử dụng để phủ định một thông tin, sự vật hay sự việc nào đó không đúng với sự thật.
- Câu nghi vấn (interrogative sentences) là một dạng câu hỏi dùng để đưa ra câu hỏi cho một sự vật, sự việc hay hiện tượng trong câu và thường được kết thúc câu bằn dấu chấm hỏi “?”.
Xem thêm các bài viết sau:
2. Cấu trúc và cách dùng câu khẳng định, phủ định và nghi vấn
2.1 Dùng với động từ to be
Cấu trúc và cách dùng câu khẳng định, phủ định và nghi vấn với động từ tobe
- Cấu trúc:
(+) S + BE + O
(-) S + BE +NOT + O
(?) BE + S + O? - Với động từ to be, tùy thuộc vào chủ ngữ và thì sử dụng trong câu để chia động từ to be sao cho đúng. Nếu động từ to be ở thì hiện tại thì sẽ được chia thành is/am/are. Còn nếu câu ở thì quá khứ thì động từ to be sẽ chuyển sang thể quá khứ was/were.
Ví dụ: - I am a student.
- They are not crazy.
- She was too lazy to pass the exam last year.
- Were we not so happy yesterday?
2.2. Dùng với động từ thường
Thì hiện tại
Cấu trúc:
- Hiện tại đơn:
(+) S + V(s/es) + O
(-) S + do/does not +V bare inf + O
(?) Do/Does + S + V bare inf + O?
Ví dụ: - She usually gets up at 6 o’clock in the morning.
- She does not usually get up at 6 o’clock in the morning.
- Does she usually get up at 6 o’clock in the morning?
- Hiện tại tiếp diễn:
(+) S + am/is/are + V-ing + O
(-) S + am/is/are+ not + V-ing + O
(?) Am/is/are+ S+ V-ing + O?
Ví dụ: - I am playing game now.
- I am not playing game now.
- Are you playing game now?
- Hiện tại hoàn thành:
(+) S + have/has + V3/V-ed + O
(-) S + have/has + not + V3/V-ed + O
(?) Have/has + S + V3/V-ed + O?
Ví dụ: - I have lived in Hue since 2010.
- I have not lived in Hue since 2010
- Have you lived in Hue since 2010?
- Hiện tại hoàn thành tiếp diễn:
(+) S + have/has + been + V-ing + O
(-) S + have/has + not+ been + V-ing + O
(?) Have/has + S + been + V-ing + O?
Ví dụ: - He has been doing exercise with his father.
- He has not been doing exercise with his father.
- Has he been doing exercise with his father?
Xem thêm các bài viết sau:
Thì quá khứ
Cấu trúc và cách dùng câu khẳng định, phủ định và nghi vấn với động từ thường
Cấu trúc:
- Quá khứ đơn:
(+) S + V2/V-ed + O
(-) S + did + not + V bare inf + O
(?) Did + S + V bare inf + O?
Ví dụ: - I studied new English words 2 hours ago.
- I did not new English words 2 hours ago.
- Did you study new English words 2 hours ago?
- Quá khứ tiếp diễn:
(+) S + was/were + being + O
(-) S + was/were + not + being + O
(?) Was/were + S + being + O?
Ví dụ: - It was raining all day yesterday.
- It was not raining all day yesterday.
- Was it raining all day yesterday?
- Quá khứ hoàn thành:
(+) S + had + V3/V-ed + O
(-) S + had + not + V3/V-ed + O
(?) Had + S + V3/V-ed + O?
Ví dụ: - I had finished my homework before going to bed.
- I had not finished my homework before going to bed
- Had you finished my homework before going to bed?
- Quá khứ hoàn thành tiếp diễn:
(+) S + had + been + V-ing + O
(-) S + had + not + been + V-ing + O
(?) Had +S + been + V-ing + O?
Ví dụ: - she had been waiting for him an hour.
- she had not been waiting for him an hour.
- Had she been waiting for him an hour?
Thì tương lai
Cấu trúc:
- Tương lai đơn:
(+) S + will/shall + V bare inf + O
(-) S + will/shall + not + V bare inf + O
(?) Will/shall + S + V bare inf ?
Ví dụ: - I will meet you tomorrow.
- I will not meet you tomorrow.
- Will you meet me tomorrow?
- Tương lai tiếp diễn:
(+) S + will/shall + be + V-ing + O
(+) S + will/shall +not + be + V-ing + O
(+) Will/shall + S + be + V-ing + O?
Ví dụ: - I will be swimming at this time next Sunday.
- I will not be swimming at this time next Sunday.
- Will you be swimming at this time next Sunday?
- Tương lai hoàn thành:
(+) S + will/shall + have + V3/V-ed.
(+) S + will/shall + not + have + V3/V-ed.
(+) Will/shall + S + have + V3/V-ed?
Ví dụ: - I will have finished my homework before 2 pm tomorrow.
- I will not have finished my homework before 2 pm tomorrow.
- Will you have finished your homework before 2 pm tomorrow?
- Tương lai hoàn thành tiếp diễn:
(+) S + will/shall + have been + V-ing.
(-) S + will/shall + not + have been + V-ing.
(?) Will/shall + S + have been + V-ing?
Ví dụ: - We will have been living in Ho Chi Minh city for five years by next July.
- We will not have been living in Ho Chi Minh city for five years by next July.
- Will we have been living in Ho Chi Minh city for five years by next July?
Xem thêm các bài viết sau đây:
2.3. Với động từ khiếm khuyết (modal verbs)
Động từ khiếm khuyết can, could, may, might, must, should,… cũng được sử dụng trong câu khẳng định, phủ định và nghi vấn.
Cấu trúc:
- Khẳng định:
S + modal verbs(can/ could/ should/…) + V bare inf +O
Ví dụ: You should learn how to play the piano. - Phủ định:
S + modal verbs (can/ could/ should/…) + not + V bare inf +O
Ví dụ: I can not win this game. - Nghi vấn:
Modal verbs (can/ could/ should/…) + S + V bare inf + O?
Ví dụ: Should I come back home soon?
>>> Xem thêm:
3. Chú ý
3.1. Trong câu phủ định
- Đối với một số trạng từ mang ý nghĩa phủ định sẵn như hardly, barely, seldom, rarely,… thì ta không cần thêm “not” vào câu.
- Trong các câu mà đầu câu bắt dầu là V-ing, V-ed và to-infinitive thì ta thêm “Not” vào đầu câu để tạo nên câu phủ định.
Ví dụ: - Not to do exercise is bad for our health.
- Not feeling well, she goes to see the doctor.
- Not painted the picture, it looks extremely ordinary.
- Đối với loại câu mệnh lệnh mang ý nghĩa phủ đinh thì ta thêm “Not” vào sau “Let’s” hoặc trợ động từ “Do“.
Ví dụ: - Let’s not drink wine!
- Don’t do it!
- Các đia từ bất định như some, someone, somebody, something, somewhere trong câu phủ định nên được thay thế bằng any, anything, anyone, anybody, anywhere.
Ví dụ: - Anyone helps me to do my homework.
3.2. Trong câu nghi vấn
Câu nghi vấn với wh-question
- Ngoài loại câu nghi vấn Yes/No Question thì còn có WH-questions bao gồm các từ: when, where, who, why, how, whose, what,…
Ví dụ: - Where are you?
- Who are you?
- What are you doing?
- How much is it?
Trên đây là tổng hợp những nội dung vể câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn trong Tiếng Anh. tailieuielts.com hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn học tiếng Anh tốt hơn.