Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên trường ĐHDL Đông Đô

–>

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
************* Phan Thị Thơm

Tìm hiểu hứng thú học tập môn
tâm lý học đại cương của sinh viên trường ĐHDL
Đông Đô

Luận văn thạc sĩ
khoa học tâm lý học

Hà Nội – 2005
Mục lục
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung

1. Lý do chọn đề tài
1
2. Đối tượng nghiên cứu
2
3. Mục đích nghiên cứu
2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3
6. Giả thiết khoa học
3
7. Khách thể nghiên cứu
3
8. Phương pháp nghiên cứu
4
Phần thứ 2: nội dung nghiên cứu
5
Chương 1: Cơ sở lý luận
I. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
5
II. Một số khái niệm cơ bản của luận văn
8
1.1. Khái niệm Hứng thú
8
1.2. Khái niệm Hứng thú nhận thức
17
1.3. Khái niệm hứng thú học tập
23
III. Một số vấn đề lý luận về hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương

24
III.1. Định nghĩa hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương
24
III.2. Biểu hiện của hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương
24
III.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn tâm lý học đại
cương
25
IV. Một số nhận xét bước đầu về việc dạy và học môn tâm lý học đại
cương ở Trường đại học dân lập Đông Đô
27
Chương II: tổ chức nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
32
I. Tổ chức nghiên cứu
32
II. Phương pháp nghiên cứu
32
III. Quá trình tổ chức thực nghiệm tác động sư phạm
37
Phần 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
48
I. Kết quả nghiên cứu thực trạng
48
II. Kết quả thực nghiệm tác động sư phạm
74
Kết luận và kiến nghị
90

1
Phần thứ nhất
Những vấn đề chung

1. Lý do chọn đề tài:
Hứng thú là một vấn đề được nghiên cứu nhiều, nhưng vẫn luôn có sức
hấp dẫn người nghiên cứu. Khi có hứng thú đối với một đối tượng, một hoạt
động nào đó thì nó sẽ tạo cho con người một trạng thái cảm xúc dễ chịu, sự say
sưa trong hoạt động ấy.
Khi có hứng thú nhận thức, người học sẽ hướng toàn bộ sự chú ý của
mình vào đối tượng nhận thức, từ đó làm cho quá trình quan sát của người học
trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý bền vững hơn, ghi nhớ nhanh và chính xác,
tư duy tích cực, tưởng tượng phong phú hơn. Người học sẽ trở nên tích cực, độc
lập và đầy sáng tạo trong hoạt động học tập của mình. Đồng thời trong quá trình
đó nhân cách của người học cũng có điều kiện phát triển và hoàn thiện.
Nhà giáo dục người Tiệp K.Đ.Usinxki khi nói tới vai trò của hứng thú
nhận thức cũng đã viết: “Một sự học tập nào mà chẳng có hứng thú gì cả và chỉ
tiến hành bằng sức mạnh cưỡng bức, thì sáng tạo của người học thêm mai một,
nó sẽ làm cho người ta thờ ơ với hoạt động này”.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ mà việc giáo dục và phát triển
nhân tài là một trong những nét đặc trưng của giáo dục hiện đại. Nền giáo dục
nước ta hướng vào mục đích từng bước biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo, lấy sự phát triển của người học làm trung tâm. Những mục tiêu này đều
nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Để thực hiện
mục tiêu đề ra thì việc hình thành và nâng cao hứng thú của người học đóng một
vai trò rất quan trọng. Vì chỉ có hứng thú học tập người học mới nhận thức rõ
vai trò, tầm quan trọng của tri thức đối với bản thân, có những tình cảm tích cực
trong việc lĩnh hội tri thức, đẫn đến khát khao, hiểu biết và tự giành lấy tri thức.
Có nghĩa là hứng thú đã góp phần phát huy tính tích cực, sáng tao của chính bản

thân mỗi người học.

2
Tuy nhiên trong thực tế, sinh viên trường đại học Dân lạp Đông Đô chưa
thực sự say sưa với môn học của mình, các em chưa thực sự tự giác trong học
tập. Đội ngũ giáo viên cơ hữu một số mới ra trường nên kinh nghiệm còn ít,
trình độ tay nghề chưa cao. Thực tiễn đặt ra cho trường Đại học Dân lập Đông
Đô phải sớm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã
hội.
Xuất phát từ lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Tìm hiểu hứng
thú học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Dân lập
Đông Đô”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học
Dân lập Đông Đô
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm làm rõ thực trạng hứng thú học tập môn Tâm lý học đại
cương của sinh viên Trường Đại học Dân lập Đông Đô; tìm hiểu những nguyên
nhân dẫn đến thực trạng đó, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng
thú của môn tâm lý học đại cương cho sinh viên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này chúng tôi nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
4.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
4.2 Tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với môn Tâm lý học đại cương của sinh
viên trường Đại học Dân lập Đông Đô trên các phương diện:
+ Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn tâm lý học
đại cương đối với quá trình học tập và đời sống của sinh viên.
+ Cảm xúc của sinh viên đối với môn tâm lý học đại cương.
+ Hành động tích cực của sinh viên trong việc học tập môn tâm lý học đại
cương

4.3. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

3
4.4 Thử nghiệm một số biện pháp tác động sư phạm nhằm tích cực hoá
những hành động học của sinh viên, thông qua đó cải thiện một bước hứng thú
học tập của sinh viên đối với môn học.

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
5.1 Vì không có điều kiện nghiên cứu rộng, nên chúng tôi coi nhiệm tìm
hiểu thực trạng và nguyên nhân gây ra hứng thú học tập môn tâm lý học đại
cương của sinh viên trường đại học DL Đông Đô là nhiệm vụ chủ yếu của đề tài.
5.2 Vì điều kiện thực tế không cho phép và thời gian làm luận văn có hạn,
chúng tôi không thực nghiệm nhằm đổi mới phương pháp dạy học tâm lý học
đại cương nói chung mà chỉ tiến hành thay đổi một phần cách soạn giảng từ chỗ
thuyết trình giải thích tri thức là chủ yếu, sang tổ chức hành động học của sinh
viên trên lớp bằng một hệ thống câu hỏi để sinh viên tự phát hiện bản chất của
tri thức là chủ yếu, qua đó kích thích tính tích cực của họ đối với môn tâm lý học
đại cương.
6. Giả thuyết khoa học
6.1 Phần lớn sinh viên Trường Đại học Dân lập Đông Đô có hứng thú học
tập môn tâm lý học đại cương, nhưng còn ở mức độ thấp.
6.2 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, trong đó việc giảng dạy
của giáo viên đóng một vai trò đáng kể trong việc hình thành hứng thú học tập môn
tâm lý học đại cương của sinh viên. Nếu Trong quá trình giảng dạy giảng viên
không chỉ thuyết trình, giải thích tri thức mà còn tổ chức hành động học của sinh
viên bằng một hệ thống câu hỏi để họ tự phát hiện ra bản chất của tri thức, thì sẽ
kích thích được tính tích cực học tập của sinh viên, qua đó có thể cải thiện được
một bước hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương.
7. Khách thể nghiên cứu.
– Khách thể chính: Điều tra lần một trên 230 sinh viên khoá trước

(khoá 9) thuộc các Khoa: Thông tin học, Ngoại ngữ, Văn hóa du lịch, Quan
hệ quốc tế, Quản trị kinh doanh; Điều tra sau thực nghiệm trên 60 sinh viên

4
lớp thực nghiệm (Lớp ngoại ngữ khoá10) và 55 sinh viên ở lớp đối chứng
(Lớp văn hoá Du lịch khóa 10)
– Ngoài ra chúng tôi nghiên cứu khách thể phụ: 05 giáo viên giảng dạy
môn tâm lý học đại cương trường ĐHDL Đông Đô.
8. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng hệ thống các phương
pháp sau:
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản:
Đọc sách và tài liệu có liên quan nhằm xây dung cơ sở lý luậncủa đề tài.
8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tế
8.2.1. Phương pháp điều tra viết: (phương pháp chính)
8.2.2. Phương pháp quan sát
8.2.3. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
8.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
8.2.5. Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm.
8.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Cách thức triển khai cụ thể sẽ được trình bày chi tiết trong chương III
“phương pháp nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu”.

5
Phần thứ 2: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
I. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Hứng thú là một đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học. Trên
thế giới có rất nhiều nhà khoa học chú ý đến lĩnh vực này. đặc biệt là các công
trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên xô cũ. Sau đây xin điểm qua một

trong số công trình nghiên cứ về lĩnh vực này cảu một số nhà tâm lý học trên thế
giới.
– Năm 1944 A.F. Bêliép đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về vấn đề
“Tâm lý học hứng thú”.
– Năm 1955 có công trình nghiên cứu của A.Páckhuđốp về “sự phụ thuộc
giữa tri thức của học sinh và hứng thú học tập”.
– Năm 1956 có công trình nghiên cứu của V.G.Iva nốp với đề tài “sự phát
triển và giáo dục hứng thú của học sinh các lớp trong trường trung học”.
– Năm 1966 N.I.Ganbirô đã nghiên cứu vấn đề “ vận dụng tính hứng thú
để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga”. Cũng trong năm này còn có công
trình nghiên cứu của I.V. Lép kốp về vấn đề “ Sự hình thành hứng thú nhận thức
cho học sinh trong quá trình công tác địa phương”.
– Năm 1967 có công trình nghiên cứu của V.N. Marôzôva nghiên cứu vấn
đề “Sự hình thành hứng thú ở trẻ em trong điều kiện phát triển bình thường và
không bình thường”.
– Năm1971, có công trình nghiên cứu củaG.I.Sukinna về “ Vấn đề hứng
thú nhận thức trong khoa học giáo dục”.
– Năm 1976, N.G. Marôzôva đã nghiên cứu vấn đề “tác dụng của việc
giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của học sinh”.
– Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của một số nhà tâm lý học
Liên xô khác như: A.V.Daparôgiét, S.L. Rubinstêin… Các nhà tâm lý học dân chủ
Đức trước đây như VV.Hennig, A.CossakoVVki…và một số nhà tâm lý học
Phương tây khác như: Jam, CLaparé, Janét, Strong buler, Super

6
ở nước ta, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú về các lĩnh vực
như: nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp, hứng thú học tập bộ môn, những yếu tố ảnh
hưởng đến hứng thú học tập bộ môn…Sau đây là sơ lược một số công trình nghiên
cứu hứng thú đó.
+ Nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp có:

– Năm 1981, Tác giả Phùng Minh Nguyệt với luận án thạc sỹ “Bước đầu
tìm hiểu hứng thú đối với nghề sư phạm của giáo sinh trường cao đẳng sư phạm
Nghĩa Bình”.
– Năm 1982, Tác giả Đinh Thị Chiến với luận án thạc sỹ:
“Bước đầu tìm
hiểu hứng thú đối với nghề sư phạm của giáo sinh trường cao đẳng sư phạm Hà
Nam Ninh”.
– Năm 1987, Nguyễn Khắc Mai với luận án thạc sỹ:
“Bước đầu tìm hiểu
hứng thú đối với hoạt động sư phạm thường xuyên tại trường của sinh viên tâm lý
giáo dục trường đại học sư phạm Hà Nội I”.
Nhìn chung, trong các nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp, các tác giả
quan tâm, tìm hiểu, phân tích mối quan hệ giữa hứng thú học tập bộ môn với xu
hướng nghề nghiệp của sinh viên.
+ Những nghiên cứu về hứng thú học tập bộ môn.
– Trương Anh Tuấn (1960), Phạm Huy Thục (1970), Đặng Trường Thanh
(1980)…Đã nghiên cứu “Hứng thú bộ môn của học sinh cấp III”.
– Năm 1969 Lê Ngọc Lan với công trình nghiên cứu mang tên: “Tìm hiểu
hứng thú học toán của học sinh cấp II”. Tác giả đã thực nghiệm tác động nâng
cao hứng thú học toán của học sinh bằng sinh hoạt ngoại khó của đội thiếu niên.
– Năm 1974 tổ tâm lý học nhân cách thuộc trường đại học Sư phạm Hà
Nội đã nghiên cứu: “Hứng thú học tập của học sinh cấp III đối với các môn học
cụ thể”.
– Năm 1980 tác giả Dương Diệu Hoa với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu hứng
thú học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên khoa tâm lý Trường Đại học
sư phạm Hà Nội I”.

7
Trong năm 1980 còn có đề tài nghiên cứu của tác giả Lê Bá Chương với
đề tài: “Bước đầu tìm hiểu về dạy học môn tâm lý học để xây dựng hứng thú học

tập bộ môn cho giáo sinh Trường sư phạm 10+3 (luận án thạc sỹ); Nguyễn
Thanh Bình với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân gây hứng thú học tập
của sinh viên Trường Đại học sư phạm Hà Nội I”.
– Năm 1981: Nguyễn Thị Tuyết với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu hứng thú
học môn văn của học sinh lớp 10 và lớp 11 Trường phổ thông cấp III thành phố
Hồ Chí Minh”.
– Năm 1984 Trần Thị Thanh Hương đã thực nghiệm nâng cao hứng thú học
toán cuả học sinh qua việc điều khiển hoạt động tự học ở nhà của học sinh.
– Năm 1990 Nghiên cứu Sinh Im koch đã bảo vệ thành công luận án PTS với đề
tài: “Tìm hiểu hứng thú đối với môn toán của học sinh lớp 8 Phnông Pênh”.
– Năm 1997 Phạm Ngọc Quýnh đã nghiên cứu hứng thú học môn văn của học
sinh” (luận án PTS).
– Cùng năm 1997, tác giả Đặng Mai Khanh với luận án thạc sỹ: “Nghiên cứu
hứng thú học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Cần Thơ”.
– Năm 2001 Phạm Thị Ngạn với luận án thạc sỹ: “ tìm hiểu hứng thú học
tập của sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Cần thơ”.
+ Ngoài ra còn có những đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố
khách quan bên ngoài đến hứng thú học tập như:
– Khoá luận tốt nghiệp của Phạm Thị Thắng với đề tài: “Nghiên cứu sự
quan tâm của cha mẹ đến vịec duy trì hứng thú học tập cho các em tuổi thiéu
niên” (Năm 1998).
– Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Mai đã nghiên cứu: “Mối quan hệ
giữa hứng thú của sinh viên với cách giảng dạy của giáo viên Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội (năm 1998).
Nhìn chung, việc nghiên cứu hứng thú nhận thức nói chung, hứng thú học
tập nói riêng ở liên Xô và Việt Nam đã giải quyết nhiều vấn đề phong phú với
nhiều khía cạnh khác nhau của nó. Qua tham khảo những công trình này, chúng
tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích cho mình cả về lý luận cũng như phương pháp

8

nghiên cứu. Cái mà chúng tôi thấy khác với những công trình nghiên cứu trước
chỉ là ở khách thể, thời điểm nghiên cứu. Công trình nghiên cứu của mình có
khách thể là sinh viên Trường đại học Dân lập Đông Đô một loại hình mới được
hình thành ở nước ta, dư luận xã hội còn chưa thực sự ủng hộ, các em sinh viên
rất mặc cảm và còn hạn chế về nhiều mặt. Nghiên cứu đề tài của mình, chúng tôi
muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc dạy – học ở nơi mà mình
đang giảng dạy – Trường Đại học Dân lập Đông Đô. Tôi nghĩ cái đó là cái mới,
cái thiết thực của vấn đề mà chúng tôi muốn tìm hiểu, giải quyết trong đề tài của mình.
II. Một số khái niệm cơ bản của luận văn.
1. Khái niệm Hứng thú.
1.1. Định nghĩa hứng thú
+ Quan điểm của một số nhà tâm lý học phương tây về hứng thú.
– Theo I.PhShec-bác thì hứng thú là một thuộc tính bẩm sinh của con
người, hứng thú có nguồn gốc sinh vật.
– V.Giêmxơ, S.Klaparet lại khẳng định hứng thú là nhu cầu bản năng, khát
vọng đòi được thoả mãn.
– Fransiska, Baumgáten lại coi hứng thú là trường hợp riêng của thiên hướng.
– Ch.Buhler đã coi hứng thú là nguồn gốc tinh thần của tính tích cực biểu
đạt tài liệu, đổi mới tài liệu, hứng thú trình bày tài liệu như là vốn có. Hứng thú
bao gồm các nhu cầu.
Nhận xét: Theo một số nhà tâm lý học Phương tây vừa điểm tới thì hứng thú
là một thuộc tính có sẵn của con người, nó mang tính bẩm sinh, quá trình lớn lên
của bản thân mỗi người cũng đồng thời là quá trình bộc lộ dần thiên hướng và hứng
thú của họ. Quan điểm này đã phủ nhận hoàn toàn vai trò của giáo dục, giáo dưỡng
và hoạt động có ý thức của con người đối với sự phát triển của hứng thú.
+ Một số quan điểm về hứng thú của những nhà tâm lý học duy vật về
hứng thú:
Các nhà TLH Duy vật biện chứng đã coi hứng thú không phải là cái gì
trừu tượng, không phải là những thuộc tính có sẵn của con người. Mà nó là kết

9
quả của quá trình hình thành nhân cách con người, nó phản ánh một cách khách
quan thái độ đang tồn tại ở mỗi con người.
– B.M Chép lốp cho rằng: Hứng thú là khuynh hướng ưu tiên chú ý vào
một khách thể nào đó.
– A.V.Daparogiét lại xem: Hứng thú là khuynh hướng chú ý tới một đối
tượng nhất định, là nguyện vọng tìm hiểu chúng một cách rõ ràng và tỷ mỉ.
– X.L.Rubinxtein coi hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân
đối với hiện thực .
– Theo A.N.Lêonchichép thì hứng thú là một thái độ nhận thức đặc biệt
đối với đối tượng hoặc hiện tượng của hiện thực khách quan.
– A.A.Liublinxkaia cũng cho hứng thú là thái độ nhận thức của con người
đối với xung quanh, đối với một mặt nào đó của chính nó, đối với một lĩnh vực
nhất định mà trong đó con người muốn đi sâu hơn.
– P.A.Ruđích coi hứng thú là biểu hiện khuynh hướng đặc biệt của cá nhân
nhằm nhận thức hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểu
hiện thiên hướng tương đối cố định của con người đối với một hoạt động nhất định.
– Có một số tác giả lại gắn hứng thú với xúc cảm, ý chí, V. A Miaxidrốp,
coi hứng thú là sự kết hợp độc đáo của quá trình tình cảm – ý chí và các quá
trình trí tuệ, khiến cho tính tích cực của nhận thức và hoạt động của con người
được nâng cao.
– Hứng thú còn được giải thích là động lực của những xúc cảm khác nhau
(A. Phee-ét) và tính nhạy cảm đặc biệt của trẻ em (S. Binle).
– Có những tác giả lại gắn hứng thú với quá trình xúc cảm – nhận thức
như: N. G Môrônốp coi hứng thú là thái độ nhận thức – xúc cảm của con người
đối với thế giới; hay hứng thú là thuộc tính tích cực của hoạt động trí tuệ và tình
cảm (E. K Xtrono, S. L Rubinxtein).
– Hay S.Binle lại gắn hứng thú với nhu cầu, hứng thú là một kết cấu bao
gồm nhiều nhu cầu.
– Nhà TLH Cộng hòa dân chủ Đức A. Kossakowski và một số nhà TLH

Liên xô cũ khác như: A. G Côvaliốp, G. I Sukina lại gắn hứng thú với sự định

10
hướng của cá nhân vào đối tượng nhất định, đối tượng có ý nghĩa đối với cá
nhân, đối với đối tượng có sự hấp dẫn.
– A.G.Côvaliốp đã đưa ra định nghĩa về hứng thú như sau ” Hứng thú là
một thái độ đặc thù của cá nhân với một hiện tượng nào đó, do ý nghĩa của nó
trong đời sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”
(1)
.
Như vậy các tác giả đã thu hẹp khaí niệm hứng thú, quy hứng thú vào
trong giới hạn hoặc của hoạt động nhận thức hoặc của quá trình chú ý, quá trình
xúc cảm, của nhu cầu.
Thực chất ra về bản chất, hứng thú có liên quan với tất cả các quá trình
đó.
– Trong cuốn đề cương bài giảng tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm
của khoa tâm lý Trường Đại học sư phạm Hà nội I, các tác giả đã định nghĩa:
“Hứng thú là sự định hướng có lựa chọn của cá nhân vào những sự vật hiện
tượng của thực tế xung quanh. Sự định hướng đó được đặc trưng bởi sự vươn
lên thường trực tới nhận thức, tới những kiến thức mới ngày càng đầy đủ và sâu
sắc hơn ”
(2)
. Về cơ bản định nghĩa này cũng chỉ nghiêng về hứng thú nhận thức.
– Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú không tách rời
toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân. Theo họ hứng thú là: “Thái độ lựa chọn đặc
biệt của cá nhân đối với đối tượng, khi hiểu được ý nghĩa của nó đối với cuộc
sống và gây cho ta khoái cảm đặc biệt ”
(3)
.
– Phân tích cấu trúc của hứng thú, tiến sỹ tâm lý học N. G Marôzôva đã nêu

ra ít nhất 3 dấu hiệu đặc trưng
(4)
:
* Có cảm xúc đúng đắn với đối tượng gây ra hứng thú.
* Cá nhân hiểu rõ, nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú.
* Cá nhân có hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.
Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá nhân. Để có
hứng thú đối với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên. Tuy nhiên tuỳ
theo từng giai đoạn phát triển của hứng thú mà yếu tố nào chiếm ưu thế.

1 ,
3
A.G.Côvaliốp: Tâm lý học cá nhân Tập 1 – NXB Giáo dục Hà Nội, 1971, Tr
228,
2
Đề cương bài giảng Tâm lý học trẻ em và sư phạm. Tư liệu lưu hành nội
bộ, Xuất bản 1975, Tr100.
4
N. G Marôzôva: Nói chuyện với giáo viên về hứng thú nhận thức.

11
– Những năm gần đây, có rất nhiều nhà TLH đã nghiêng về cách giải thích
cấu trúc hứng thú theo sự phân tích của N. G Marôzôva. Tiêu biểu là nhóm các
tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ cho rằng: Khi ta có hứng
thú về một cái gì đó thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu rõ ý nghĩa
của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta còn xuất hiện một tình cảm đặc biệt
đối
với nó. Do đó hứng thú lôi cuốn, hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo
ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
– Tác phẩm tâm lý học đại cương do Phạm Tất Dong chủ biên đã định

nghĩa: Khoa học tâm lý hiểu hứng thú được biểu hiện trong khuynh hướng
thường xuyên của con người đối với đối tượng của hứng thú, trong khát vọng
tiếp cận và chiếm lĩnh nó.
Tóm lại: Từ một số quan điểm nêu trên khi bàn về khái niệm hứng thú ta
thấy các tác giả tập trung đề cập tới các yếu tố sau:
* Hứng thú là biểu hiện khuynh hướng thường xuyên của con người đối
với đối tượng
* Đối tượng gây ra hứng thú được chủ thể lựa chọn, nhận thức rõ ràng về ý
nghĩa, vai trò, tầm qua trọng của nó.
* Chủ thể có một tình cảm đặc biệt đối với đối tượng gây ra hứng thú, biểu
hiện ở sự thích thú , say mê đối tượng.
* Chủ thể có sự khát khao hoạt động vươn tới tiếp cận và chiếm lĩnh đối tượng.
Do vậy, chúng tôi tán thành với PGS.TS Nguyễn Quang Uẩn:
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân
trong quá trình hoạt động.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã coi định nghĩa của PGS.TS Nguyễn
Quang Uẩn là cơ sở cho nghiên cứu của mình.
1.2. Đặc điểm của hứng thú:
Để thấy được những đặc trưng nổi bật của hứng thú trước hết ta phân biệt
hứng thú với nhu cầu:

12
– Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó (Đối tượng của hứng thú)
bao giờ cũng được ta ý thức rõ ràng về ý nghĩa của nó với cuộc sống của chúng
ta. Nhưng đối tượng gây ra nhu cầu thì ngay từ đầu lại chưa được ta ý thức đầy
đủ, chỉ sau một thời gian dần dần đối tượng gây ra nhu cầu mới được ta ý thức
ngày một rõ ràng hơn.
– Hơn nữa đối tượng gây ra hứng thú bao giờ cũng làm xuất hiện ở ta một
tâm trạng dễ chịu, một cảm xúc tích cực, một thiện cảm đặc biệt với nó. Tứ đó

hứng thú lôi quốn, hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo ra tâm lý khát
khao tiếp cận và đi sâu vào nó. Còn đối tượng gây ra nhu cầu thì đôi khi có
những trường hợp mặc dù được ta ý thức đầy đủ, sâu sắc, nhưng đối tượng đó lại
có thể không thể gây cho ta một thiện cảm nào. Chẳng hạn, ta ý thức được rất rõ
thuốc làm cho ta khỏi bệnh nhưng không phải lúc nào thuốc cũng tạo ra cho ta
một khoái cảm đặc biệt đối với nó.
Như vậy muốn cho hứng thú tồn tại cần phải có hai điều kiện:
Điều kiện 1: Cái gây ra hứng thú phải được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa
của nó đối với đới sống riêng của mình.
Điều kiện 2: Cái gây ra hứng thú phải tạo ra ở cá nhân một khoái cảm đặc biệt.
Mỗi hứng thú bao gồm cả hai điều kiện trên, thiếu một trong hai điều kiện
đó thì hứng thú không tồn tại. Chính vì hai điều kiện trên mà hứng thú tạo nên ở
cá nhân khát vọng tiếp cận sâu vào đối tượng. Và những đặc điểm trên đã khẳng
định hứng thú là thái độ đặc biệt.
1.3 . Biểu hiện của hứng thú
+ Theo G.I. Sukina hứng thú biểu hiện ra trước công chúng như:
– Khuynh hướng lựa chọn các quá trình tâm lý con người nhằm vào đối
tượng và hiện tượng của thế giới xung quanh.
– Xu thế, nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn tìm hiểu một lĩnh vực, hiện
tượng cụ thể, một hoạt động xác định mang lại sự thoả mãn cho cá nhân.
– Nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực cho cá nhân do ảnh hưởng của
nguồn kích thích này mà tất cả các quá trình diễn ra khẩn trương, con hoạt động
trở nên say mê và đem lại hiệu quả cao.

13
– Và cuối cùng là thái độ đặc biệt (không thờ ơ, bàng quang mà tràn đầy
những ý định tích cực, một cảm xúc trong sáng, một ý chí tập trung đối với
ngoại giới, đối với các đối tượng, hiện tượng, quá trình)
+ Theo tác giả Phạm Tất Dong hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:
– Biểu hiện trong khuynh hướng thường xuyên của con người đối với hoạt

động có liên quan tới đố tượng của hứng thú đó.
– Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu do
đối tượng này gây ra.
– Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này,
về việc có liên quan tới chúng.
– Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vào đối tượng của hứng thú.
– Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi
với đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú,trong tư duy căng
thắng những vấn đề có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó.
Tóm lại: Căn cứ vào các biểu hiện mà các tác gỉa đã đưa ra, hứng thú
được biểu hiện ở ba mặt:
– Mặt nhận thức: Khi có hứng thú đối với cái gì đó thì có sự tập trung chú
ý cao về đối tượng gây ra hứng thú, tính ổn định và tính bền vững thể hiện rõ
trong chú ý có chủ định và chú ý không chủ định, các hoạt động ghi nhớ, tư duy,
tưởng tượng tích cực hơn nhằm nhận thức chúng một cách đầy đủ và sâu sắc
hơn.
– Mặt xúc cảm – tình cảm: Đối tượng gây ra hứng thú tạo nên sự khoái
cảm, sự say mê, hấp dẫn đối với chủ thể. Chủ thể thường xuyên được trải
nghiệm những tình cảm dễ chịu từ phía đối tượng.
– Biểu hiện ở hành vi: Khi chủ thể có hiểu biết về đối tượng gây ra hứng
thú, đồng thời chủ thể lại có tình cảm đặc biệt với đối tượng gây ra hứng thú thì
họ sẽ xuất hiện khát vọng hành động đi sâu vào đối tượng làm cho chủ thể hoạt
động say mê và ít mệt mỏi.
1.4. Phân loại hứng thú:
Có nhiều cách phân loại hứng thú khác nhau:

14
a. Căn cứ vào nội dung của đối tượng và phạm vi hoạt động gắn với
hứng thú ta có thể chia hứng thú thành:
+ Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng muốn có

chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, thích ăn, mặc đẹp
+ Hứng thú nhận thức: Là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào
việc nhận thức được một hoặc một số lĩnh vực khoa học (trong nhà trường là các
môn học) nhằm vào mặt nội dung của nó cũng như nhằm vào quá trình hoạt
động. Trong đó cá nhân không chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài của sự
vật hiện tượng, mà có xu thế đi sâu vào bản chất bên trong của sự vật hiện
trượng muốn nhận thức. Hứng thú hoạ tập được coi là một biểu hiện đặc biệt của
hứng thú nhận thức, hứng thú khoa học có tính chất chuyên môn như:
– Hứng thú toán học
– Hứng thú vật lý.
– Hứng thú triết học.
– Hứng thú tâm lý học…
+ Hứng thú lao động nghề nghiệp: Là hứng thú đối với một ngành nghề cụ thể
như:
– Hứng thú nghề sư phạm.
– Hứng thú đối với nghề nông.
– Hứng thú đối với công việc hành chính.
+ Hứng thú xã hội – chính trị: Là loại hứng thú đối với hình thức nhất định
của công tác xã hội, hứng thú đối với hoạt động chính trị, hứng thú đối với các
tin thời sự.
+ Hứng thú mỹ thuật: Là loại hứng thú đối với cái hay, cái đẹp trong văn
học, phim ảnh, âm nhạc, hội họa
b. Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú ta chia hứng thú thành hứng
thú trực tiếp, hứng thú gián tiếp.
+ Hứng thú trực tiếp: Là loại hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt
động như hứng thú đối với quá trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt động
sáng tạo.

15
+ Hứng thú gián tiếp: Là loại hứng thú đối với kết quả của quá trình hoạt

động.
Sự tương quan đúng mức giữa hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp là
điều kiện thuận lợi cho hoạt động tích cực của bản thân. Trong học tập người ta
thường dùng hứng thú gián tiếp để kích thích hứng thú trực tiếp trong học tập.
c. Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú ta có thẻ chia hứng thú thành hứng
thú thụ động (Hứng thú tiêu cực) và hứng thú chủ động (Hứng thú tích cực).
+ Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú tĩnh quan, khi con người chỉ dừng
lại ở sự thích ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, nhưng
không thể hiện tính tích cực để nhận thức sâu sắc hơn, làm chủ đối tượng và
hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mình hứng thú.
+ Hứng thú tích cực: Là loại hứng thú mà con người không chỉ chiêm
ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú mà còn lao vào hoạt động với mục đích làm
chủ đối tượng. Hứng thú tích cực là một trong những nguồn kích thích sự phát
triển nhân cách, hình thành kỹ năng, kỹ sảo là nguồn gốc của sự sáng tạo.
d. Căn cứ vào khối lượng của hứng thú (Phạm vi khái quát của đối
tượng, có thể chia hứng thú thành hứng thú rộng và hứng thú hẹp).
+ Hứng thú rộng: Là loại hứng thú bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực
nhưng thường không sâu. Tuy nhiên cũng có trường hợp vừa có hứng thú rộng
nhưng lại nắm sâu sắc vấn đề.
+ Hứng thú hẹp: Là loại hứng thú đối với từng mặt, từng ngành nghề cụ
thể, một lĩnh vực cụ thể.
Trong cuộc sống cá nhân đòi hỏi phải có hai loại hứng thú này, vì nếu chỉ có
hứng thú hẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách của họ sẽ không toàn diện,
song nếu chỉ có hứng thú rộng thì nhân cách sẽ phát triển hời hợt, thiếu sâu sắc.
e. Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú có thể phân chia hứng thú sâu
sắc và hứng thú hời hợt bên ngoài.
+ Hứng thú sâu sắc: Thường thể hiện thái độ thận trọng, có trách nhiệm
đối với công việc. Những người có hứng thú sâu sắc, mong muốn đi sâu vào đối
tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo nghề nghiệp của mình.

16
+ Hứng thú hời hợt bên ngoài: Thường là những người qua loa đại khái
trong quá trình nhận thức và trong thực tiễn họ là những người nhẹ dạ, nông nổi.
g. Căn cứ vào tính bền vững của hứng thú ta có hứng thú bền vững và
hứng thú không bền vững.
+ Hứng thú bền vững: Thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức
sâu sắc nghĩa vụ và khuynh hướng của mình.
+ Hứng thú không bền vững: Thường bắt nguồn từ sự nhận thức hời hợt
đối tượng hứng thú. Xuất hiện cả ở trẻ em và người lớn.
Trong thực tế, ở mỗi cá nhân, các loại hứng thú này có thể kết hợp với
nhau theo một cách riêng, tiêu biểu cho cá nhân đó. Các cách phân loại này chỉ
mang tính chất tương đối.
1.5. Vai trò của hứng thú:
Hứng thú có một ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và hoạt động của
con người, đặc biệt đối với sự phát triển nhân cách.
+ Đối với hoạt động nói chung:
Hứng thú có một vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người. Cùng
với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động
đem lại kết quả cao trong hoạt động của mình. Hứng thú khi đã hình thành và phát
triển sẽ làm cho nhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dễ dàng hơn. Nhu cầu và hứng
thú có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhu cầu là tiền đề, cơ sở của hứng thú. Khi
có hứng thú với một cái gì đó thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực để chiếm lĩnh đối
tượng đó để thoả mãn nhu cầu, trên cơ sở đó lại xuất hiện nhu cầu mới cao hơn.
Công việc nào mà có hứng thú thì con người mới thực hiện nó một cách dễ
dàng và có hiệu quả cao. Lúc đó con người cảm thấy khoái cảm và đương nhiên
họ sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, khi đó công việc sẽ trở lên nhẹ nhàng
hơn, ít tốn công sức hơn và có sự tập trung cao. Ngược lại thì người ta cảm thấy
gượng ép, công việc trở lên nặng nhọc, khó khăn làm cho người ta cảm thấy mệt
mỏi và đương nhiên chất lượng hoạt động sẽ giảm rõ rệt.
+ Đối với hoạt động nhận thức:

Hứng thú là động lực giúp con người tiến hành hoạt động nhận thức đạt
hiệu quả, hứng thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động, hình thành và phát

17
triển lý tưởng, để vươn tới lý tưởng cao đẹp của đời mình thì phải xây dựng cho
mình hứng thú phù hợp với lý tưởng. Hứng thú làm tích cực hoá các quá trình
tâm lý như quá trình tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng…
+ Đối với năng lực:
Hứng thú là nguyên nhân cơ bản để hình thành và phát triển năng lực,
muốn hình thành năng lực phải có hứng thú. Khi được làm việc phù hợp với
hứng thú thì dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn người ta vẵn cảm thấy thoả
mái, làm cho năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy dễ dàng hình thành và phát
triển: “Năng khiếu phụ thuộc vào sự luyện tập, nhưng chỉ có hứng thú mới cho
phép người ta say sưa làm một việcgì đó tương đối lâu dài không mệt mỏi mà
không sớm thoả mãn mà thôi. Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén”
(1)
.
Đối với học sinh, việc hình thành năng lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó có hứng thú của các em đối với mô học là rất quan trọng. Do vậy trong
quá trình giảng dạy người giáo viên phải thu hút học sinh vào bài giảng làm cho
các em có hứng thú đối với môn học.
Có thể nói hứng thú là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển
năng lực cá nhân. Hứng thú và năng lực có mối quan hệ biện chứng, cái này làm
tiền đề cho cái kia và ngược lại.
“Hứng thú và năng lực là một cặp đôi không tách rời nhau như câu hỏi và
câu trả lời. Tài năng sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ
và nói chung hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có những
năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú”
(2)
.

Tóm lại: Hứng thú có mối quan hệ chặt chẽ với các quá trình tâm lý và
các thuộc tính tâm lý khác của con người. Thông qua hứng thú những nét tính
cách của cá nhân được biểu hiện rõ nét nhất, nó được hình thành trên cơ sở củng
cố và phát triển ngay trong hoạt động của con người có hứng thú.
Vai trò của hứng thú đặc biệt quan trọng trong nhà trường, nhất là hứng
thú tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy việc hình
thành và phát triển hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng cho học sinh

1
L.X.Xôlôvâytrích: Từ hứng thú đến tài năng, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1975,
Tr72.

18
là mục đích gần của người giáo viên. Muốn cho các em học tập tốt, thành công
trong học tập, muốn phát triển nang lực, phát triển trí tuệ cho các em (hay nói
cách khác muốn đạt được mục đích giáo dục và giáo dưỡng trong nhà trường)
thì trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú nhận thức cho các em.
2. Hứng thú nhận thức
2.1. Khái niệm hứng thú nhận thức
Nói đến hứng thú nhận thức là nói đến sự lựa chọn riêng của chủ thể vào
việc nhận thức một hoặc một số lĩnh vực khoa học nào đó.
Ví dụ: một em học sinh này có xu thế thích nhận thức sâu văn học…Em
học sinh khác lại thích toán học. Tính lựa chọn này của hứng thú nhận thức ở
nhiều mức độ khác nhau và mang đậm tính cá nhân. Hứng thú thực sự khi lựa
chọn đối tượng nhận thức đạt tới mứcđộ chi phối khuynh hướng nhận thức lâu
dai của cá nhân.
Có tác giả nhận xét: Hứng thú nhận thức là sự kết hợp của xúc cảm, ý chí
với các quá trình nhận thức (Jannét). Nói như vậy không phải là vô căn cứ,
nhưng cũng chưa hoàn toàn chính xác. Rõ ràng trong hứng thú nhận thức có
thành phần của xúc cảm , có sự nỗ lực ý chí và đương nhiên không thể thiếu

được yếu tố nhận thức.
Xúc cảm là yếu tố quyết định, nó là tiền đề, là điều kiện của hứng thú
nhận thức và bao giờ nó cũng mang tính quá trình, tình huống, còn hứng thú
nhận thức là một thuộc tính tương đối bền vững mang tính xu thế của nhân cách.
Xúc cảm là một thành phần không thể thiếu được của hứng thú nhận thức. Hứng
thú nhận thức được biểu hiện ra ở xúc cảm. nhưng khi những xúc cảm củng cố
theo một hướng nhất định và trở thành sâu sắc cùng với việc chủ thể ý thức được
vai trò quan trọng của đối tượng hứng thú nhận thức đối với xã hội và cá nhân
lúc đó mới nảy sinh hứng thú nhận thức đúng đắn.
G.I. Sukina nhấn mạnh thứ nhất: Ta nên chú ý đến phép biện chứng của
mối quan hệ giữa hứng thú nhận thức, với các quá trình và các thuộc tính tâm lý

2
L.X.Xôlôvâytrích: Từ hứng thú đến tài năng, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1975,
Tr140.

19
khác. Thứ hai, nên chú ý rằng hứng thú nhận thức không chỉ liên quan tới nội
dung đối tượng mà còn liên quan đến hoạt động.
Hứng thú nhận thức chủ yếu nhằm vào nhận thức, tiếp thu tri thức chứa
đựng trong các môn học ở nhà trường và hứng thú nhận thức còn giúp học sinh
vận dụng phương pháp đã tiếp thu được để vận dụng vào việc học tập của mình.
Thực chất của hứng thú nhận thức là ở chỗ đối tượng của nó chính là quá
trình nhận thức, quá trình này được đặc trưng bởi khuynh hướng lựa chọn của
các nhân đi sâu vào bản chất hiện tượng.
Từ những điều vừa trình bày trên, chúng ta có thể đi đến hứng định nghĩa về
hứng thú nhận thức như sau:
Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân vào việc
nhânh thức một số lĩnh vực khoa học (Trong nhà trường là các môn học), nhằm
và mặt nội dung của nó, cũng như quá trình hoạt động. Trong đó cá nhân không

chỉ dừng lại ở đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng, mà có xu thế đi sâu
vào bản chất bên trong của sự vật hiện tượng muốn nhận thức.
2.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của hứng thú nhận thức
+ Quan điểm của A.N.Lêonchiép, G.I.Sukina, N.G.Marôzôva, A.A.
Lubinxikaia… cho rằng: Cũng như các thuộc tính tâm lý cá nhân khác, hứng thú
nhận thức là một hiện tượng tâm lý phức tạp, được hình thành và phát triển cùng
với sự phát triển của nhân cách thông qua hoạt động mà trong đó cá nhân là chủ
thể thực sự của đối tượng nhận thức. Mặt khác sự phát triển của hứng thú nhận
thức gắn liền với sự phát triển của lứa tuổi.
+ Theo N. G Marôzôva trong quá trình phát triển cá thể, hứng thú nhận
thức được hình thành qua ba giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Rung động định kỳ: ở giai đoạn này cá nhân chưa có hứng
thú thực sự. Các em do bị cuốn hút bởi nội dung do giáo viên trình bày, học sinh
chú ý chăm chú lắng nghe, trực tiếp thể hiện niềm vui nhận thức cái mới. Song
những rung động đó có thể mất đi khi giờ học kết thúc. Nhưng cũng có thể trên
cơ sở những rung động đó, hứng thú được phát triển. Hứng thú nhận thức chỉ

20
phát triển khi học sinh mong muốn nhận thức nhiều hơn, các em đặt ra những
câu hỏi và vui mừng khi được giải đáp.
– Giai đoạn 2: Thái độ nhận thức xúc cảm tích cực: ở giai đoạn này hứng
thú thật sự xuất hiện, học sinh có sự nảy sinh câu hỏi nhận thức tìm tòi và phát
hiện. Lúc này những rung động định kỳ được lặp đi lặp lại nhiều lần và được
khái quát trở thành thái độ nhận thức tích cực. Thái độ này sẽ thúc đẩy học sinh
quan tâm tới những vấn đề học sinh quan tâm cả trong giờ học lẫn sau khia giờ
học kết thúc
– Giai đoạn 3: Khuynh hướng cá nhân: Nếu thái độ tích cực đó được duy
trì, củng cố, khả năng tìm tòi độc lập ở các em thường xuyên được khơi dậy thì
thái độ hứng thú có thể trở thành xu hướng cá nhân. ở mức độ này hứng thú
nhận thức hướng cho toàn bộ quá trình hoạt động của cá nhân có biến đổi. Học

sinh sẽ dành thời gian rảnh rỗi của mình vào việc tìm tòi thêm những kiến thức
có liên quan đến những vấn đề mình hứng thú: Thời gian ngoại khoá, đọc thêm
sách, tìm người cùng quan tâm những vấn đề của mình. ở giai đoạn này hứng
thú bền vững – giai đoạn cao nhất của sự phát triển hứng thú.
Việc nắm được các giai đoạn hình thành và phát triển hứng thú nhận thức
cho phép người giáo viên phát triển hứng thú nhận thức ở học sinh từ thấp đến cao.
Khi nghiên cứu về mức độ phát triển của hứng thú nhận thức G. I Sukina
và N.G.Marôzôva đều thống nhất rằng hứng thú nhận thức có các mức độ sau:
– Sự tò mò, tính ham hiểu biết, xúc cảm đối với đối tượng, đối với hoạt
động mà chủ thể lựa chọn, là những dấu hiệu ban đầu của hứng thú. Những biểu
hiện này nảy sinh từ tuổi vườn trẻ và phát triển mạnh mẽ ở tuổi mẫu giáo khi trẻ
tiếp xúc rộng rãi với môi trường xung quanh. Nhưng đây chưa phải là hứng thú
nhận thức thực sự, mà là tiền đề quan trọng để hứng thú nhận thức nảy sinh và
phát triển.
– Rung động nhận thức có tính chất tình huống. Đây là mức độ đầu của
hứng thú nhận thức. Nó thường bị dập tắt một cách dễ dàng nếu không được
củng cố, hệ thống hóa nhờ việc tổ chức hoạt động nhận thức một cách phong
phú, sinh động.

21
– Hứng thú nhận thức mang tính xúc cảm – nhận thức. Trình độ này của
hứng thú thường biểu hiện ở học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở. ở
giai đoạn này hứng thú nhận thức biểu hiện rõ nét những xúc cảm bắt nguồn từ
hoạt động thực tiễn nhận thức, niềm vui do sự nhận thức mang lại, hứng thú
nhận thức ở tuổi này gắn liền với kết quả học tập. Đây chưa phải là hứng thú
nhận thức thực sự.
– Hứng thú thực sự được hình thành và bền vững. ở giai đoạn này, chủ
thể hứng thú không chỉ tồn tại những xúc cảm, niềm vui, sự thỏa mãn do hoạt
động nhận thức đem lại mà tồn tại cả sự nỗ lực ý chí một cách bền vững. Đây là
mức độ phát triển cao của hứng thú nhận thức thường đạt ở cuối phổ thông, đầu

lứa tuổi sinh viên.
Việc hình thành và phát triển hứng thú nhận thức cho học sinh không thể
thoát ly khỏi các mức độ phát triển của nó. Vì vậy việc các nhà sư phạm nắm
được các giai đoạn phát triển này là cần thiết để có biện pháp thiết thực hình
thành và phát triển hứng thú nhận thức cho học sinh.
Việc phát triển hứng thú nhận thức cho học sinh cần những điều kiện sau
đây: (Theo N.G.Marôzôva).
– Điều kiên thứ nhất là: Người lớn phải tạo được ở trẻ một sự phát triển
bình thường về nhận thức, đứa trẻ phải có được những tri thức, kỹ năng bước
đầu đối với học tập, mà trên nền của nó là hoạt động nhận thức có thể diễn ra
một cách bình thường.
– Điều kiện thứ hai là: Việc tổ chức hoạt động học tập ở học sinh phải gây
được ở họ thái độ tích cực đối với học tập, ở đây việc tạo ra những xúc cảm
nhận thức đối với môn học, tạo ra những niềm vui do nhận thức mang lại chiếm
một vị trí không nhỏ, nhất là đối với học sinh tiểu học.
– Điều kiện thứ ba là: Hứng nhận thức chỉ thực sự bền vững khi chủ thể ý
thức được sâu sắc ý nghĩa của đối tượng và có hoạt động tích cực.
– Điều kiện thứ bốn là: Vai trò của người giáo viên cũng ảnh hưởng lớn
đến việc hình thành hứng thú nhận thức của học sinh, với những phẩm chất đạo
đức sư phạm, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn của mình các thầy, cô sẽ

22
góp công sức rất lớn trong việc hình thành và phát triển hứng thú nhận thức cho
học sinh. Vì vậy người giáo viên cần phải gia công nhiều về mặt phương pháp
để giáo dục hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức nói riêng cho học sinh.
Ngoài ra những yếu tố khác, như: Nội dung tốt của tài liệu học tập, cùng
với những đồ dùng dạy học phù hợp cũng là những điều kiện cần thiết đối với
việc hình thành và phát triển hứng thú nhận thức ở học sinh tốt hơn nữa. Bên
cạnh đó việc xây dựng tập thể tốt, trong đó có bầu không khí giao tiếp thuận lợi
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm đảm bảo cho hoạt

động dạy – học diễn ra một cách nhịp nhàng và có hiệu quả. Khi đó nó cũng ảnh
hưởng thuận lợi đến việc hình thành hứng thú học tập ở các em.
Trong thực tế, muốn xác định hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức
nói riêng của một người nào đó ngoài việc căn cứ vào đặc điểm của hứng thú,
chúng ta cần căn cứ vào các biểu hiện của chúng. Trên cơ sở đó để khẳng định
người đó có hứng thú hay không.
2.3. Biểu hiện của hứng thú nhận thức
Đứng ở các góc độ khác nhau, các tác giả cũng phân tích sự khác nhau về
biểu hiện của hứng thú nhận thức.
Theo M.G. Marôzôva, để phát hiện hứng thú nhận thức có thể căn cứ vào
ba nhóm dấu hiệu sau đây:
– Những biểu hiện về hành vi hoạt động của học sinh thể hiện trong hành
vi học tập trong lớp.
– Đặc điểm về hành vi hoạt động của học sinh thể hiện ở ngoài giờ học.
– Đặc điểm của toàn bộ lối sống của học sinh xuất hiện do chịu ảnh hưởng
của hứng thú đối với một đối tượng nào đó, một môn học nào đó.
Các biểu hiện (chỉ tiêu) trên có mối quan hệ qua lại lẫn nhau và chỉ có thể
dựa trên toàn bộ chỉ tiêu đó mới đánh giá được mức độ phát triển hứng thú nhận
thức ở học sinh.
Như vậy hứng thú nhận thức được biểu hiện trong quá trình nhận thức,
trạng thái xúc cảm tích cực và trong hoạt động tích cực của cá nhân.

23
Một số tác giả nhận định: Trong nhà trường hoạt động học tập của học
sinh được tổ chức một cách đúng đắn và hoạt động sư phạm của thầy giáo được
tiến hành đúng hướng và có hệ thống, thì hoạt động nhận thức của học sinh có
thể trở thành một nội dung bền vững trong nhân cách và được biểu hiện qua một
số mặt sau đây:
+ biểu hiện về mặt trí tuệ:
– Luôn say mê vươn tới nhận thức

– Có đầu óc tò mò khoa học, ham hiểu biết, sẵn sàng học thầy, hỏi bạn,
thích tìm tòi, thường đặt ra nhiều câu hỏi nhằm hiểu biết sâu vấn đề hơn.
– Có đầu óc giàu tưởng tượng sáng tạo, có trí tuệ mềm dẻo.
– Tích cực và sáng tạo trong học tập và trong hoạt động thực tiễn (Trong
tập thể lớp họ thường là những người phát huy sáng kiến và khơi mào những
hoạt động nhận thức hấp dẫn).
– Có nhu cầu vận dụng tri thức vào thực tiễn.
– Luôn có khuynh hướng tìm đọc thêm sách báo, tài liệu trong và ngoài
nước có liên quan đến những vấn đề đặt ra trong học tập.
– Thích thực hiên những công việc khó, những bài học có yêu cầu cao đối
với nhận thức.
– Có sự chú ý trong học tập, tính ổn định và tính bền vững trong chú ý có
chủ định cũng như chú ý khôngchủ định.
+ Biểu hiên về mặt ý chí:
– Có sự nỗ lực của ý chí trong hoạt động nhận thức
– Khi đã đặt ra vấn đề giải quyết thì kiên nhẫn suy nghĩ tìm hiểu vấ đề cho đến cùng.
– Không ngại khó khăn, ngại khổ, cố gắng vận dụng mọi khả năng có
được để khắc phục khó khăn trong nhận thức.
– Chịu khó sưu tầm, ghi chép ,tích luỹ kiến thức cần thiết và bổ ích ở các
tài liệu tham khảo như sách, báo, tạp chí…để mở rộng tri thức đã tiếp thu được
ở nhà trường.
+ Biểu hiện về mặt tình cảm:

Nhờ tải bản gốc

Rate this post

Viết một bình luận