Tìm hiểu kim loại nặng là gì? Ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Các giải pháp khắc phục

“Kim loại nặng là gì” – băn khoăn không chỉ của riêng ai khi nói về nguồn nước cứng. Nước cứng là nước nhiễm kim loại nặng và còn được biết đến như một khắc tinh của loài người, trực tiếp gây nên nhiều phiền toái khó chịu, cả trong đời sống, sinh hoạt và sức khỏe.

Kim loại nặng là gì? Có nguy hiểm hay không?

Kim loại nặng là gì? Có nguy hiểm hay không?

Kim loại nặng không phải lúc nào cũng độc

Kim loại nặng là gì? Chúng được quy ước là những nguyên tố có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3, thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng, có số lượng nguyên tử khá lớn. Kim loại nặng có thể được chia thành 3 nhóm, dựa theo tính chất ở nhiệt độ thường như sau:

  • Nhóm kim loại độc: Hg, Zn, Cr, Pb, Ni, Cu, As, Cd, Sn, Co,…

  • Nhóm kim loại quý: Ru, Au, Ag, Pd, Pt,…

  • Nhóm kim loại phóng xạ: Am, Th, Ra, U,…

Về vấn đề chất lượng nguồn nước, kim loại nặng vẫn hay được nhắc đến như thành phần gây tác động tiêu cực, làm cứng nước và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, có một thực tế mà chưa chắc bạn đã biết, rằng “kim loại nặng không phải lúc nào cũng độc”.

Ở hàm lượng cho phép, kim loại nặng thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Chúng chỉ thực sự gây phiền toái khi vượt quá mức độ cho phép với cơ thể con người.

Vậy, khi nào kim loại nặng trực tiếp gây hại với sức khỏe? Tuỳ thuộc vào từng nguyên tố mà hàm lượng cho phép của chúng sẽ khác nhau, như với thuỷ ngân là 0.006 mg/l, Cadimi là 0,003mg/l, crom là 0,005 mg/l, kẽm là 3mg/l, đồng là 2mg/l,….

6 loại kim loại nặng thường xuất hiện trong nước

Qua núi đá vôi, vào mạch nước ngầm trước khi đến tay người sử dụng, dòng nước có nhiều nguy cơ nhiễm kim loại nặng trong hành trình di chuyển của mình. Một cách phổ biến nhất, 6 loại kim loại nặng dễ xuất hiện nhất trong nước sinh hoạt bao gồm:

Sắt, mangan

Sắt và mangan có khả năng nhiễm cao nhất trong nguồn nước giếng khoan. Bởi thế, với những gia đình nông thôn sử dụng giếng khoan, người ta thường xử lý bằng cách “tưới” lên không trung trước khi sử dụng để tạo phản ứng oxi hóa khử nhằm loại bỏ sắt.

Ở hàm lượng thấp, sắt đóng vai trò quan trọng giúp tổng hợp sắc tố, hoạt động tế bào. Ở mức độ cao, sắt trực tiếp gây hại đến nhiều bộ phận cơ thể như gan thận, tim mạch,… Sử dụng nước nhiễm sắt lâu dài gây ảnh hưởng hệ thần kinh và suy yếu dần cơ bắp.

Đồng

Tương tự như sắt, đồng cũng là nguyên tố vi lượng thiết yếu trong hoạt động trao đổi chất của con người. Đồng có nhiều trong nước gây những ảnh hưởng nhất định đến nhịp độ sinh học của cơ thể. Nước nhiễm đồng chủ yếu do quá trình luyện kim, khai thác và ứng dụng công nghiệp

6 loại kim loại nặng thường xuất hiện trong nước

6 loại kim loại nặng thường xuất hiện trong nước

 

Kẽm

Kẽm là nguyên tố kim loại nặng tiêu biểu, cần thiết có trong chế độ dinh dưỡng của con người. Tuy nhiên, cũng bởi những lời đồn đoán thiếu căn cứ, kẽm thường bị lạm dụng gây hại tới sức khỏe. Kẽm xuất hiện trong nước là hậu quả của quá trình luyện kim, khai thác, khu công nghiệp và nhà máy sản xuất.

Đốt than hay chất thải công nghiệp xả ra ngoài cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Đốt than, không chỉ gây phóng xạ nhiều chất độc, mà còn làm ô nhiễm kẽm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.

Asen

Asen có tính độc cao, ở trạng thái thường thể hiện ở dạng tinh thể và định hình, Asen có nhiều trong mạch nước ngầm, và chỉ cần 1 lượng nhỏ cũng gây nguy hiểm. Nếu không được xử lý kỹ, asen nhiễm trong nước máy gây rối loạn tiêu hoá, ngộ độc và hệ trọng hơn là suy hô hấp cấp. 

Thuỷ ngân

Thuỷ ngân là kim loại độc nhất được thế giới công nhận tính đến thời điểm hiện tại. Thuỷ ngân xuất hiện nhiều ở những nơi gần với núi lửa, phong toả đá, đất. Tuy độc hại nhưng thuỷ ngân vẫn mang tính ứng dụng cao trong công nghiệp y tế, sản xuất đèn hơi, đèn pin, đèn thắp sáng,…

Crom

Crom hình thành từ nguồn nước thải công nghiệp là chủ yếu. Crom phổ biến trong quá trình sản xuất nhựa, da dày, đốt hóa thạch hay mạ kim loại

Chì

Chì hoà tan trong nước phần lớn do ảnh hưởng từ các ngành công nghiệp điện tử, luyện kim, gốm sứ, hàn hay mạ điện. Ngoài ra, chì còn là thành phần trong pin điện tử. Xét về độ độc hại, chì gây nhiều ảnh hưởng không thua kém kém, nhôm hay sắt. Chúng có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thận và hệ sinh sản.

Tác hại của kim loại nặng

Vậy, một cách tổng quan nhất, tác hại của kim loại nặng là gì? Chúng gây những ảnh hưởng nào đến sức khỏe, cũng như đời sống sinh hoạt của chúng ta? Ở cấp độ nhẹ, kim loại nặng trong nước gây nên nhiều phiền toái như:

Cặn lắng trong các thiết bị vệ sinh, nhà bếp

Cặn lắng trong các thiết bị vệ sinh, nhà bếp

Cặn lắng trong các thiết bị vệ sinh, nhà bếp

Bạn đã từng gặp những hiện tượng như mảng bám trắng trong bình đun nước, các thiết bị chứa nước, cặn bẩn trong các thiết bị vệ sinh rửa mãi không sạch? Tất cả đều là hệ luỵ do nguồn nước nhiễm kim loại gây ra.

Quần áo khô cứng, cặn lắng xà phòng

Nước cứng hay nước nhiễm kim loại không chỉ làm ảnh hưởng đến các thiết bị, mà còn gây xơ cứng quần áo, giặt mãi không sạch. Với đồ trắng, bạn còn có thể thấy rõ rệt màu sắc ố vàng theo thời gian.

Da khô, tóc xơ rối

Bạn có biết, độ ẩm của làn da, mái tóc được quyết định phần nhiều bởi chất lượng nước sử dụng? Sử dụng nước cứng, bạn sẽ thấy mái tóc, hay làn da khô hành rõ rệt.

Hệ lụy về sức khỏe

Ở cấp độ nặng hơn, nước nhiễm kim loại gây nên rất nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe. Cụ thể:

Đầy chướng bụng, hư hại đường ruột

Asen là tác nhân điển hình của các chứng khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, viêm thận, tiểu đường,…Asen xâm, nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường như ăn uống, hô hấp và qua da. Vì vậy, khi sử dụng nước chứa Asen, bạn có nguy cơ rất cao bị nhiễm độc đường hô hấp

Bệnh xương khớp, huyết áp

Chì, crom và Cadimi đều là những kẻ thù của bệnh xương khớp. Chúng gây tăng huyết áp, đau khớp, đau cơ, nặng hơn còn có thể gây tai biến mạch máu dẫn đến tử vong.

Mất vị giác, khứu giác, mất nhận thức

Một khi nhiễm độc thuỷ ngân hay Cadimi thì những hệ quả trên là điều không khó bắt gặp. Ở phụ nữ có thai, nhiễm độc kim loại nặng còn gây ảnh hưởng nặng nề tới thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, hỏng thai,……

Các giải pháp giúp khắc phục kim loại nặng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, không cách nào khắc phục kim loại nặng tốt hơn việc phòng ngừa nó. Để xử lý kim loại nặng trong nước, bạn có thể áp dụng những biện pháp như

Sử dụng máy lọc nước RO

Đây là cách nhanh nhất giúp bạn gạt bỏ các âu lo về nước nhiễm độc, nước cứng do nhiễm kim loại nặng. Được đánh giá cao bởi khả năng lọc sạch nước đến 99.9%, máy lọc nước RO trở thành cứu tinh của các hộ gia đình, trước nguồn nước ô nhiễm.

Công nghệ thẩm thấu ngược của màng lọc RO đã được kiểm nghiệm và nghiên cứu khắt khe, đảm bảo nước đặt chuẩn quy định của bộ y tế, không còn vi khuẩn, vi rút hay vi sinh vật gây hại. Một số các hãng máy lọc nước RO chất lượng, giá tốt mà bạn có thể tham khảo hiện nay là máy lọc nước Karofi, máy lọc nước Kangaroo, hay cao cấp hơn là AO.Smith,…

Dùng lọc tổng đầu nguồn

Lọc tổng đầu nguồn hỗ trợ loại bỏ một số kim loại nặng trong nước

Nếu đã có máy lọc nước RO để đảm bảo chất lượng nước uống uống hàng ngày, bạn có thể cân nhắc trang bị thêm máy lọc tổng đầu nguồn, để sức khoẻ được bảo vệ toàn diện. Là sản phẩm vẫn còn khá mới nhưng các thiết bị lọc tổng đầu nguồn đã nhanh chóng được các hộ gia đình Việt đón nhận nhờ loạt lợi ích thiết thực.

Đây là sản phẩm lắp kết nối giữa nguồn nước máy với bể chứa, làm bước trung gian lọc sạch nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng. Có lọc tổng đầu nguồn bảo vệ, bạn sẽ không còn phải lo các kim loại nặng trong nước gây nguy hại đến bản thân và gia đình.

Dùng hệ thống xử lý sinh học

Hệ thống sinh học thường được các doanh nghiệp sử dụng để xử lý nước thải. Với cách làm này thì nguồn nước thải độc hại sẽ được xử lý tương đối sạch sẽ trước khi đổ ra mạch nước ngầm, từ đó làm giảm lượng hóa chất gây hại ra môi trường xanh.

Dùng chất xúc tác, trao đổi ion

Tác động vật lý là một trong những biện đơn giản được áp dụng để khử kim loại trong nước. Bạn có thể dùng tia cực tím để loại bỏ Crom, dùng xá hạt nhựa chức năng để trao đổi ion.

Ngoài ra, với nước giếng khoan, để khử sơ bộ hàm lượng sắt và đồng lẫn trong thành phần, bạn có thể dùng các “dàn phơi”, tạo các dòng chảy nước lên không trung trước khi đưa vào bồn chứa hay các thiết bị đựng nước. Qua quá trình tiếp xúc với oxy trong không khí, nước được loại bỏ phần nào sắt cùng một số kim loại khác.

Kim loại nặng là gì? Kim loại nặng nguy hiểm như thế nào chắc hẳn bạn đã nắm rõ sau khi đọc bài viết này. Để lại ý kiến dưới phần bình luận nếu bạn còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào cần giải đáp nhé.

 

Rate this post

Viết một bình luận