Vào mùa xuân và mùa thu, hầu hết những người chơi cá cảnh sẽ bắt đầu khử trùng thường xuyên hơn, đặc biệt là những người có cá mới. Sau một mùa đông dài ngừng cho cá ăn, khi nhiệt độ nước tăng dần, mùa hè đến, thời kì đỉnh điểm để cá Koi phát triển đến, hầu hết những người chơi cá lựa chọn gia tăng lượng thức ăn cho cá.
Chẩn đoán và điều trị hội chứng gan mật ở cá Koi. Có thể thấy biểu hiện của 2 trường hợp cá bệnh thường gặp:
- Cảm thấy nguyên nhân cá chết không đơn thuần là do chất lượng nước.
- Cá bị thủng gan không biết do nguyên nhân gì?
Những nguyên nhân phải được mọi người rất chú ý đến một là do cho cá ăn quá nhiều hoặc hàm lượng Protein trong thức ăn biến chất và chất béo bị Oxi hóa, hoặc thức ăn bị ẩm và mốc. Thứ hai là do sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ và dư lượng cao như: Đồng(II) sunfat, Kẽm sunfat, thuốc diệt côn trùng Deltamethrin, Dichlorvos, thuốc diệt giun sán Metrifonate, Lindane… hoặc thêm các loại thuốc liều thấp trong thời gian dài gây hại cho gan cá như thuốc kháng sinh Furazolidone, Chloramphenicol, Sulfonamide, Olaquindox, thuốc kháng sinh Tetracycline… Thứ ba, vì chưa nuôi được nước có chất lượng tốt, vi khuẩn tiêu hóa chưa nuôi cấy tốt hoàn toàn, hoặc hệ thống lọc không thể chịu được một lượng lớn thức ăn… khiến chỉ số Nitơ Amoniac trong nước vượt quá tiêu chuẩn, dẫn đến các hội chứng gan và túi mật ở cá Koi, sau đó cá sẽ phát bệnh và tăng trưởng chậm.
Nguyên nhân gây bệnh
Trong những năm gần đây, cùng với mức độ nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh ngày càng tăng, mật độ nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, các loại bệnh xuất hiện ở cá cũng ngày càng nghiêm trọng. Trong đó có một căn bệnh đặc trưng của cá Koi xuất hiện chủ yếu ở gan và túi mật, “Hội chứng gan mật” ở cá.
Mật độ nuôi quá mức quy định, chất lượng môi trường nước suy giảm, tăng cường cho ăn, sử dụng thuốc bừa bãi, thiếu Vitamin, thức ăn bị ôi thiu, thậm chí mất cân bằng chất dinh dưỡng, thức ăn có chứa các chất độc hại, vi khuẩn và virus dễ bùng phát… đều là những nguyên nhân khiến gan mật của cá bị tổn thương.
Triệu chứng
Hội chứng gan mật có các triệu chứng điển hình như gan sưng to và đổi màu.
Ở giai đoạn đầu, gan cá bị bệnh sẽ hơi sưng, cá thiếu máu và có màu hơi nhạt, túi mật có màu sẫm hơn và hơi xanh. Khi bệnh phát nặng hơn, gan to ra rõ ràng, có thể to hơn gấp đôi so với bình thường. Màu gan chuyển dần sang vàng và trắng, hoặc có những mảng màu vàng, đỏ và trắng, hình thành triệu chứng “gan hoa” rõ ràng. Có những con cá, gan biến thành “gan xanh”.
Một số con cá khác lại có gan rất dễ vỡ khi chạm vào, túi mật sưng to rõ ràng gấp 1 – 2 lần (đôi khi gây tràn dịch mật hoặc vỡ túi mật). Màu dịch ở mật trở thành màu xanh đậm hoặc xanh sẫm, hoặc chuyển vàng và chuyển trắng cho đến khi không còn màu. Trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng, túi mật bị sung huyết và có màu đỏ, và dịch mật cũng có màu đỏ.
Đôi khi, lá lách và thận của cá bị bệnh cũng bị sưng to rõ ràng, và hệ thống các cơ quan nội tạng cũng bị phình to. Do các cơ quan chính của cá bị tổn thương nghiêm trọng, sức đề kháng suy giảm nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Do đó, các trường hợp nghiêm trọng thường đi kèm với các triệu chứng như chảy máu, thối mang, viêm ruột, thối đuôi… Đặc điểm điển hình nhất của loại bệnh này là gan bị sưng và đổi màu.
Trong quá trình chẩn đoán, cần kiểm tra bề mặt cơ thể cá như mang, mắt… và các tổn thương khác của cá. Mổ bụng cá và kiểm tra cẩn thận các tổn thương ở gan và túi mật. Nếu thấy gan bị sưng và đổi màu thì có thể bước đầu xác định đây là hội chứng gan mật.
Tình trạng phổ biến
Hội chứng gan mật ở cá Koi đã xuất hiện phổ biến ở mọi miền đất nước trong những năm gần đây. Đặc biệt là cá con và cá giống có tỷ lệ bị bệnh cao. Do thông thường chẩn đoán sai rằng cá bị các bệnh khác, nên người chơi cá cho cá dùng thuốc không đúng với bệnh nên tỷ lệ tử vong có thể đạt tới 50% đến 60%, thậm chí còn có thể ở mức 60% đến 90%.
Phương pháp phòng ngừa
Cho ăn một cách khoa học
Để phòng ngừa bệnh gan cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của nuôi cá khoa học như: nuôi dưỡng nước có chất lượng tốt, chuẩn bị những thức ăn dinh dưỡng và toàn diện, có chất lượng cao, cho cá ăn một cách khoa học, tránh cho ăn quá nhiều, ngăn ngừa Protein biến chất và Oxi hóa chất béo, ngăn ngừa thức ăn ẩm và mốc.
Nếu chất béo trong thức ăn thô bị biến chất, các Aldehyde có độc tính cao trong đó sẽ trực tiếp gây hại cho gan. Nếu trấu lúa mì, ngô, bột hạt cải dầu, bột đậu phộng… bị ẩm mốc, thì sẽ sản sinh Aflatoxin và Nitroso, gây các tổn hại rất lớn cho gan.
Các thí nghiệm cho thấy, khi cho ăn thức ăn có chứa 0,008 – 0,012mg/kg Aflatoxin, tỷ lệ mắc bệnh gan của cá có thể đạt tới 80% – 100% sau 8 -12 ngày. Khi nồng độ Nitơ Amoniac trong nước quá cao, các chất chuyển hóa Amoniac trong cá khó có thể bài tiết bình thường và sẽ tích tụ trong máu, cũng có khả năng gây ra bệnh gan và túi mật cho cá.
Dùng đúng thuốc
Không thêm các loại thuốc liều thấp, gây tổn thương gan cá trong thời gian dài vào thức ăn của chúng như: Furazolidone, Chloramphenicol, Sulfonamides, Olaquindox, thuốc kháng sinh Tetracycline…
Cần sử dụng thuốc một cách hợp lý, không sử dụng thuốc có tác dụng phụ và dư lượng cao như: Deltamethrin, Dichlorvos, Metrifonate, Đồng Sunfat, Dimethoate, Lindane… Càng không được sử dụng và hoà các loại thuốc thủy sản bị cấm vào nước hoặc thay thế thuốc bằng thuốc trừ sâu.
Trong khi điều trị bệnh gan, cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh, tìm cách điều trị căn nguyên và điều trị tận gốc. Nguyên tắc điều trị là giải độc, nuôi dưỡng gan, bổ gan, làm sạch gan, giảm sưng, thúc đẩy tái tạo tế bào gan và bình thường hóa chức năng mật. Ví dụ: Dùng “Cantai” và các phương pháp điều trị khác: mỗi một tấn thức ăn thêm 4 kg mồi thuốc chế tạo, liên tục cho cá ăn trong một tuần (một liệu trình), liều lượng phòng ngừa giảm một nửa, thường là mỗi nửa tháng dùng một liệu trình.
Chọn các loại thuốc thảo dược Trung Quốc có tác dụng giải độc, bảo vệ gan, làm sạch gan và điều hòa khí, và thúc đẩy tái tạo tế bào gan để ngăn ngừa và điều trị bệnh gan. Có thể tham khảo sử dụng: đương quy, bạch thược, hồng cân, hoa uất kim hương, sài hồ, hoàng kì, đảng sâm, củ từ, sinh địa, trạch tả, rễ bản lam, sơn trà, cam thảo… các thảo dược có tác dụng chống gan nhiễm mỡ, giải độc, chống tổn thương gan, thúc đẩy tái tạo tế bào gan và phục hồi chức năng, và ức chế bệnh xơ gan.
Bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng
Việc bổ sung Vitamin cho cá khi chúng bị hội chứng gan mật có hai tác dụng:
Thứ nhất, khi cá bị bệnh cơ thể cần tiêu thụ nhiều Vitamin. Thêm vào đó gan bị tổn thương nên một số Vitamin bị giảm. Do đó, bổ sung Vitamin có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cá.
Thứ hai, Vitamin vốn có tác dụng chữa bệnh, có thể tăng cường khả năng kháng bệnh của cá, thúc đẩy chữa trị các tổn thương ở gan, tái tạo tế bào gan và phục hồi cơ thể. Thêm một lượng Betaine, Choline Clorua, Carnitine, Methionine và Phốt Pho thích hợp vào thức ăn của cá, để thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo ở gan, giảm hàm lượng chất béo trong gan và có tác dụng ngăn ngừa rõ ràng bệnh gan nhiễm mỡ.
“Bột tứ hoàng” (một loại thuốc thảo dược dạng bột của Trung Quốc bao gồm các thành phần: đại hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá và long não) thường xuyên được thêm vào thức ăn cho cá. Sản phẩm này có chức năng làm dịu gan và điều hòa khí, giải độc và chống xuất huyết. Mỗi tấn thức ăn có thể thêm 2kg, có thể giúp ngăn ngừa các hội chứng gan và túi mật ở cá. Bột gan của lợn, bò và các động vật khác có chứa Vitamin và các yếu tố bảo vệ gan, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào gan bị tổn thương, giải độc và tổng hợp Protein, có thể cải thiện các triệu chứng bệnh của cá và tăng cảm giác ngon miệng. Chỉ như vậy, những chú cá Koi của bạn mới có thể phát triển khỏe mạnh.
Rate this post
Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart
Tại Hà Nội
- 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
- 476 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng
- 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
- 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
- 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
- 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
- 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
- Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
- 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông
Tại TP. Hồ Chí Minh
- 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
- 341 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
- 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
- 312 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
- 892 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
- 222 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận
- 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
- 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
- 359 Lũy Bán Bích, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú
- 167 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
- 266 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức
- 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2
Tại Đà Nẵng
- 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu
Tại Hải Phòng
- 129 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
Rate this post