Xin chào, mình có nhận được rất nhiều câu hỏi rằng ngành Công nghệ thực phẩm lương có cao không? Ra trường liệu có thể dễ dàng kiếm được việc làm không?
Câu trả lời vô cùng đơn giản thôi, đó là lương cao hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của bạn cùng một chút may mắn.
Đương nhiên là các bạn sẽ muốn hiểu rõ về mức lương của các ngành trước khi theo học nhưng với cá nhân mình đã từng ở vị trí các bạn nhiều năm về trước cũng từng quan tâm tâm tới mức lương của ngành học thay vì câu hỏi “mình có yêu ngành này không, mình có thực sự đam mê nó không?”.
Các bạn học sinh thân mến! Mức lương của ngành Công nghệ thực phẩm có thể từ 10 – 20 triệu và thậm chí còn cao hơn, tuy nhiên liệu có ai sẵn sàng trả cho bạn một mức lương cao nếu bạn không làm được việc không? Câu trả lời ở đây chắc hẳn ai cũng rõ phải không nào? Trình độ của bạn tới đâu, mức lương sẽ tới đó, vậy nên hãy tập trung vào việc bổ sung cả về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường nhé.
Đến đây các bạn thực sự quan tâm về ngành Công nghệ thực phẩm có thể đọc tiếp nha :3
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là một trong những ngành học quan trọng hiện nay. Vì sao nó quan trọng? Bởi nó liên quan trực tiếp đến một thứ cũng vô cùng quan trọng, đó chính là thực phẩm, là thứ mà bất kì ai trong chúng ta cũng đều phải sử dụng.
Ngành Công nghệ thực phẩm chủ yếu học về bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng của thực phẩm từ khâu thu hoạch tới khâu chế biến. Bên cạnh đó còn nghiên cứu phát triển sản phẩm, cách thức vận hành dây chuyển sản xuất… nói chung là khá nhiều thứ cực kì rắc rối đều liên quan tới những thứ có thể cho vào miệng.
Khi bạn đã thành một sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm, bạn sẽ được học từ nền tảng đến chuyên sâu về những thứ sau:
- Hóa học
- Sinh học
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Các nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích chúng
- Cách đánh giá chất lượng thực phẩm
- Các phương pháp chế biến thực phẩm
- Công nghệ chế biến
- Công nghệ đông lạnh, bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm, sữa và chất béo…
Và rất nhiều nhiều thứ khác chỉ để nhằm mục đích tối ưu hóa nhu cầu về dinh dưỡng và phục vụ nhu cầu ăn uống của con người.
Ngành Công nghệ thực phẩm có mã ngành là 7540101.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm
Hiện nay rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước tuyển sinh vào đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm.
Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ thực phẩm năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm năm 2021 thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 27.0 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Công nghệ thực phẩm
Tùy thuộc vào mỗi trường sẽ có những tổ hợp xét tuyển khác nhau, và hãy tham khảo bảng chi tiết dưới đây.
Các khối xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sẽ học những môn gì? Cùng chúng mình tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN nhé.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC CHUNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngoại ngữ B1
Tiếng Anh B1
Tiếng Pháp B1
Tiếng Trung B1
Giáo dục thể chất
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
II. KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc:
Tin học cơ sở
Khoa học sự sống
Học phần tự chọn:
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhà nước và pháp luật đại cương
Nhập môn phân tích dữ liệu
Nhập môn Internet kết nối vạn vật
Nhập môn Robotic
III. KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Đại số tuyến tính
Giải tích 1
Xác suất thống kê
Điện-Quang
Hóa học đại cương
Hóa hữu cơ
Hóa sinh học
Hóa học phân tích
Học phần tự chọn:
Khoa học và công nghệ môi trường
Biến đổi khí hậu
Khởi nghiệp
Khí tượng và khí hậu học
Cơ – Nhiệt
IV. KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Hệ thống cây trồng vật nuôi an toàn
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Học phần tự chọn:
An ninh lương thực
Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm
Truyền nhiệt chuyển khối
Nông nghiệp công nghệ cao
Thống kê ứng dụng trong khoa học thực phẩm
V. KIẾN THỨC KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Nhập môn Khoa học và Công nghệ thực phẩm
Tiếng Anh chuyên ngành
Hóa – Sinh thực phẩm
Vi sinh vật học thực phẩm
Khoa học dinh dưỡng và Tư vấn dinh dưỡng cộng đồng
Thực tập vi sinh thực phẩm
Thực tập hóa học
Công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Khoa học và công nghệ bảo quản sau thu hoạch
Khoa học và công nghệ lên men thực phẩm
Phụ gia thực phẩm
Quản lý môi trường trong chế biến thực phẩm
Chính sách quản lý chất lượng sản phẩm
Độc học môi trường và sức khỏe con người
An toàn và vệ sinh thực phẩm
Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm
Các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm
Thực tpaja thực tế
Thực tập công nghiệp
Thực hành khởi nghiệp
Thực tập sản xuất
Học phần tự chọn:
Hình họa và vẽ kỹ thuật
Kiểm soát an ninh sinh học thực phẩm
Sản xuất sạch hơn trong sản xuất và chế biển thực phẩm
Quy hoạch các vùng nguyên liệu thực phẩm
Chính sách quản lý và khai thác thực phẩm
Công nghệ sinh học trong thực phẩm
Công nghệ bảo quản thực phẩm
Cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm
Tự động hóa và tối ưu hóa trong chế biến thực phẩm
Thực phẩm chức năng và thực phẩm biến đổi gen
Đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm
Khóa luận tốt nghiệp/ Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Chọn 1 trong các học phần chưa tích lũy tại mục V2
Đò án khoa học và công nghệ thực phẩm
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành Công nghệ thực phẩm
Sau khi ra trường, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà các bạn có thể xin những công việc phù hợp với bản thân. Dưới đây là danh sách những công việc phổ biến hiện nay của ngành Công nghệ thực phẩm.
Các công việc phổ biến ngành Công nghệ thực phẩm như sau:
- Nhân viên kiểm định chất lượng (QA)
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (QC)
- Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (R&D)
- Kỹ sư công nghệ thực phẩm
- Kỹ sư sản xuất
- Nhân viên bếp
- Chuyên gia dinh dưỡng
- Kỹ thuật viên sản xuất
- Nhân viên phòng thí nghiệm
- Giám sát viên sản xuất
- Trình dược viên…
Trên đây là những thông tin quan trọng về ngành Công nghệ thực phẩm. Nếu như còn điều gì thắc mắc vui lòng để lại trong phần bình luận cho mình nhé.