Để ổn định các mối quan hệ và hợp tác giữa nhiều quốc gia trên thế giới luôn cần có những quy tắc. Chính vì vậy mà Luật quốc tế là ngành đóng vai trò cực kì quan trọng trong thời đại hiện nay.
Chính vì vậy nguồn nhân lực Luật quốc tế chất lượng chắc chắn sẽ có tương lai cực kì rộng mở.
Cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành Luật quốc tế trong bài viết này nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế (tiếng Anh là International Law) là ngành học đào tạo luật sư có nền tảng kiến thức về các nguyên tắc, quy phạm pháp luật được nhiều quốc gia và chủ thể khác nhau thỏa hiệp tạo nên.
Chương trình học ngành Luật quốc tế trang bị cho người học kiến thức chuyên ngành như Lý luận về pháp luật về hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước, công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, Luật học so sánh, Luật kinh tế quốc tế, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luật hình sự Việt Nam, Luật thương mại Việt Nam…
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Luật quốc tế
Có những trường nào đào tạo ngành Luật quốc tế?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Luật quốc tế cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Luật quốc tế năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Điểm chuẩn ngành Luật quốc tế năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 16.0 và cao nhất là 27.3 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Luật quốc tế
Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển sau để đăng ký xét tuyển ngành Luật quốc tế trong năm 2022:
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng
Chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế 4 năm tại Học viện Ngoại giao.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác – Lê nin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tin học
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở khối ngành
Lý luận về pháp luật về hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước
2/ Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Công pháp quốc tế
Tư pháp quốc tế
Luật học so sánh
Luật kinh tế quốc tế
Luật dân sự Việt Nam
Luật tố tụng dân sự Việt Nam
Luật hình sự Việt Nam
Luật thương mại Việt Nam
Học phần tự chọn, bao gồm:
Luật hợp đồng Việt Nam
Luật doanh nghiệp Việt Nam
Luật đầu tư Việt Nam
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Luật lao động Việt Nam
Luật hành chính Việt Nam
Luật thuế, tài chính và ngân hàng Việt Nam
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Luật đất đai và môi trường Việt Nam
Kiến thức bổ trợ:
Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại
Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 tới nay
Công tác ngoại giao
Truyền thông quốc tế
Ngoại giao văn hóa
Quan hê kinh tế quốc tế
Kinh tế đối ngoại Việt Nam
3/ Kiến thức chuyên ngành (chọn 1 trong 2 chuyên ngành)
Chuyên ngành Công pháp quốc tế
Luật điều ước quốc tế
Luật nhân quyền quốc tế
Luật tổ chức quốc tế
Luật biển quốc tế
Luật môi trường quốc tế
Giải quyết tranh chấp quốc tế
Luật ngoại giao và lãnh sự
Chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế
Luật đầu tư quốc tế
Luật thương mại quốc tế
Luật sở hữu trí tuệ quốc tế
Trong tài thương mại quốc tế
Luật kinh doanh quốc tế
Kiến thức ngoại ngữ
Tiếng Anh cơ sở I
Tiếng Anh cơ sở II
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao I
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao II
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao III
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao IV
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao V
Học phần kỹ năng
Kỹ năng tranh tụng và thực hành diễn án luật
Kỹ thuật soạn thảo văn bản
Kỹ năng hành nghề luật sư
Kỹ năng đàm phán và ký kết điều ước quốc tế
Kiến thức hướng nghiệp
Hướng nghiệp
Thực tập cuối khóa
Kiến thức tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Hoặc học và thi một số học phần chuyên môn
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật quốc tế cần phải học tính nhẫn nại và quyết tâm vượt qua những khó khăn ban đầu. Những công việc các bạn nên hướng tới bao gồm:
- Chuyên viên pháp lý quốc tế với công việc xây dựng và rà soát các đề xuất hợp tác, mô hình hợp tác kinh doanh của các đối tác quốc tế về mặt pháp lý
- Chuyên viên dịch vụ pháp lý giải quyết các vấn đề về tranh chấp thương mại, tranh chấp dân sự quốc tế, các vấn đề khác liên quan tới đầu tư và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
- Giảng viên ngành Luật kinh tế tại các trường đại học
Với những công việc trên, bạn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, Sở Tư pháp, cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, các công ty nước ngoài, cơ quan thông tin đại chúng…
Mức lương ngành Luật quốc tế
Mức thu nhập bình quân của ngành Luật quốc tế với sinh viên vừa ra trường là từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Với những người đã có kinh nghiệm làm việc mức lương có thể từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
Với những luật sư làm việc tại các công ty tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có thể có mức lương cao hơn rất nhiều…