Tìm hiểu ngành nghề: Ngành Nông học (Mã XT: 7620109)

Nông học là ngành học thuộc nhóm ngành đào tạo nông nghiệp. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những thông tin về trường đào tạo, điểm chuẩn các năm, chương trình học và cơ hội việc làm ngành Nông học nhé.

nganh nong hoc

nganh nong hoc

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Nông học là gì?

Nông học (tiếng Anh là Agriculture) là ngành học đào tạo kỹ sư nông học với chuyên môn trồng trọt, chăn nuôi có khả năng thực hành cũng như huấn luyện các kỹ thuật canh tác cây trồng, chăn nuôi, kỹ năng tổ chức, quản lý hệ thống nông nghiệp phục vụ cho sự phát triển bền vững.

Chương trình đào tạo ngành Nông học giúp sinh viên có thể:

  • Xây dựng chuyên môn, kỹ năng về quy trình sản xuất, chọn giống cây trồng
  • Nguyên lý về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc vật nuôi
  • Nắm được các biện pháp quản lý bệnh dịch gây hại cây trồng, bệnh vật nuôi, thủy sản
  • Có kiến thức về hệ thống phát triển, sản xuất ở nông thôn
  • Có kỹ năng quản lý nông trại tổng hợp
  • Có các kỹ năng áp dụng công nghệ mới trong canh tác cây trồng, sản xuất giống vật nuôi

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Nông học

Có những trường nào tuyển sinh và đào tạo ngành Nông học?

Các trường tuyển sinh đào tạo ngành Nông học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Các khối thi ngành Nông học

Với các trường phía trên, bạn có thể xét tuyển ngành Nông học theo 1 hay nhiều khối xét tuyển khác nhau.

Các khối thi ngành Nông học bao gồm:

  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối A00 (Toán, Hóa học, Vật lí)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh)
  • Khối B03 (Toán, Sinh học, Ngữ Văn)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Và một số khối ít được sử dụng khác

Chương trình đào tạo ngành Nông học

Nếu muốn tìm hiểu thêm về những môn học trong 4 năm đại học của ngành Nông học, các bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành Nông học của trường Đại học Hồng Đức.

Sinh viên ngành Nông học của trường Đại học Hồng Đức sẽ được học những môn sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1. Lý luận chính trị

Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin 1

Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

Pháp luật đại cương

2. Ngoại ngữ

Tiếng Anh 1

Tiếng Anh 2

Tiếng Anh 3

3. Toán, Tin học, Khoa học tự nhiên, xã hội, CN và Môi trường

Toán cao cấp

Xác suất – Thống kê

Hóa học

Tin học

Sinh học đại cương

Công nghệ sinh học

Sinh thái môi trường

Kỹ năng mềm

Tâm lý lao động

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4. Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất 1 – Bắt buộc

Giáo dục thể chất 2 – Tự chọn (Bóng chuyền, Thể dục Aerobic, Bóng đá, Bóng rổ, Vivinam – Việt võ đạo)

5. Giáo dục quốc phòng
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở ngành

Thực vật học

Di truyền thực vật

Sinh lý thực vật

Hóa sinh đại cương

Vi sinh vật đại cương

Thổ nhưỡng

Côn trùng đại cương

Bệnh cây đại cương

Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động trong nông nghiệp

Khí tượng nông nghiệp

2. Kiến thức ngành

Chọn 1 trong 2 học phần: Chọn, tạo và sản xuất giống cây/Sinh lý tồn trữ hạt giống

Phân bón

Chọn 1 trong 2 học phần: Canh tác học và quản lý cỏ dại/Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Chọn 1 trong 2 học phần: Cây ăn quả/Cây ăn quả nhiệt đới

Cây rau

Hoa, cây cảnh

Tiếng Anh ngành Nông học

Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

Phương pháp tưới tiêu

Chọn 1 trong 2 học phần: Hệ thống nông nghiệp/Nông lâm kết hợp

Chọn 1 trong 2 học phần: Công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật/Công nghệ tế bào thực vật

Chọn 1 trong 2 học phần: Sản xuất nông sản an toàn/Nông nghiệp hữu cơ và GAP

Chọn 1 trong 2 học phần: Nguyên lý sản xuất cây trồng trong nhà có mái che/Sản xuất giá thể trồng cây

Chọn 1 trong 2 học phần: Bảo quản, chế biến nông sản/Công nghệ sau thu hoạch rau quả

3. Kiến thức bổ trợ

Chọn 1 trong 2 học phần: Công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu/Cây dược liệu

Chọn 1 trong 2 học phần: Khuyến nông/Marketing nông nghiệp

Chọn 1 trong 2 học phần: Lập và quản lý dự án phát triển nông thôn/Phát triển nông thôn

4. Thực tập nghề nghiệp

Rèn nghề

Công trình tổng hợp

Thực tập giáo trình

5. Khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Nông học

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Nông nghiệp có thể tự tin đảm nhận một số công việc như sau:

  • Kỹ sư nông học, kỹ sư sản xuất tại các cơ quan nhà nước như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm, trạm khuyến nông, cơ sở khoa học và công nghệ
  • Kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật và quản lý tại các cơ quan chuyên môn như Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục thú y, thủy sản, Phát triển nông thôn, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản, các trung tâm gây giống cây trồng và vật nuôi…
  • Nhân viên kinh doanh, marketing, nghiên cứu, chuyên viên tại các công ty sản xuất và kinh doanh dịch vụ, sản phẩm về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn thú nuôi, thủy sản, thuốc chữa bệnh thú y, thuốc trừ bệnh
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về lĩnh vực nông nghiệp

Rate this post

Viết một bình luận