Tìm hiểu ngành nghề: Thiết kế đồ họa – Graphic Design

Bài viết này cung cấp những thông tin về ngành Thiết kế đồ họa cần thiết phục vụ cho tuyển sinh. Mình không cung cấp những thông tin về những cơ hội việc làm ảo bởi sự thật ra trường đi làm sẽ có sự khác biệt rất lớn. Hãy tự mình trải nghiệm các bạn nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa là ngành học có thiên hướng nghệ thuật và yêu cầu người học ít nhất cần có năng khiếu về thẩm mỹ, hội họa và con mắt thẩm mỹ tốt.

ngành thiết kế đồ họa

ngành thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa (tiếng Anh là Graphic Design) là ngành học kết hợp giữa những ý tưởng sáng tạo, sự cảm nhận của bản thân về thẩm mỹ, từ đó tạo nên những hình ảnh đẹp, ấn tượng thông qua các công cụ đồ họa.

Như mình đã nói ở trên, thiết kế đồ họa yêu cầu rất lớn về tính thẩm mỹ để có thể đi vào lòng người, truyền đạt ý tưởng, thông tin cho người khác một cách hiệu quả nhất.

Người học ngành Thiết kế đồ họa sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Kỹ thuật in, Thiết kế hệ thống nhận dạng thương hiệu, Nghệ thuật đồ họa chữ, Nguyên lý thiết kế đồ họa, Kỹ thuật nhiếp ảnh, Ảnh nghệ thuật, Thiết kế giao diện, Mỹ học đại cương, Thiết kế minh họa, Tranh truyện…

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Thiết kế đồ họa

Nên học ngành Thiết kế đồ họa ở trường nào?

Có khá nhiều trường tuyển sinh và đào tạo ngành Thiết kế đồ họa trong năm 2022, các bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây.

Lưu ý: Có một số trường tuyển sinh theo dạng chuyên ngành thiết kế đồ họa của một ngành học khác (thường là Công nghệ thông tin) và mình đã có chú thích (tên ngành) ngay sau tên trường nhé. Click vào để xem thông tin tuyển sinh chi tiết.

Các trường tuyển sinh ngành Thiết kế đồ họa năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Điểm chuẩn ngành Thiết kế đồ họa năm 2021 của các trường đại học phía trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 24.75 (thang điểm 30).

Các khối thi ngành Thiết kế đồ họa

Ngành Thiết kế đồ họa thi khối nào?

Các khối xét tuyển chính được sử dụng để xét tuyển ngành Thiết kế đồ họa năm 2021 bao gồm:

  • Khối H00 (Văn, Vẽ ĐT, Vẽ TT)
  • Khối H01 (Toán, Văn, Vẽ)

Ngoài ra còn rất nhiều khối xét tuyển khác các bạn có thể tùy theo sự phù hợp với bản thân để lựa chọn nhé:

Các khối thi ngành Thiết kế đồ họa năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Hóa, Lý)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • Khối V00 (Toán, Lí, Vẽ HHMT)
  • Khối V02 (Toán, Anh, Vẽ)
  • Khối H02 (Toán, Vẽ HH, Vẽ TT màu)
  • Khối H03 (Toán, KHTN, Vẽ NK)
  • Khối H04 (Toán, Anh, Vẽ)
  • Khối H05 (Văn, KHXH, Vẽ NK)
  • Khối H06 (Văn, Anh, Vẽ)
  • Khối H07 (Toán, Vẽ HH, Vẽ TT)
  • Khối H08 (Văn, Sử, Vẽ MT)
  • Khối V01 (Toán, Văn, Vẽ HHMT)

Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa

Các bạn theo học chương trình Thiết kế đồ họa sẽ được đào tạo để có khả năng thiết kế, sáng tác các tác phẩm đồ họa 2 chiều và thiết kế quảng cáo như thiết kế logo, thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, thiết kế bao bì, thiết kế sách, báo, tạp chí, poster, catalogue, brochure, lịch, website, thiết kế hệ thống nhận diện sản phẩm hay kỹ năng để giảng dạy thiết kế đồ họa.

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Triết học Mác – Lênin

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giáo dục quốc phòng – an ninh

Giáo dục thể chất 1

Giáo dục thể chất 2

II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
a) Kiến thức cơ sở

Hình họa đen trắng 1

Hình họa đen trắng 2

Hình họa đen trắng 3

Hình họa đen trắng 4

Hình họa màu 1

Hình họa màu 2

Hình họa màu 3

Cơ sở tạo hình mặt phẳng 1

Cơ sở tạo hình mặt phẳng 2

Cơ sở tạo hình trên khối

Nguyên lý màu sắc

Nghiên cứu thiên nhiên

Vẽ kỹ thuật

Luật xa gần

Giải phẫu tạo hình và nhân trắc học

Thực tập cơ sở mỹ thuật

Lịch sử Mỹ thuật

Lịch sử Design

Mỹ học mỹ thuật

Pháp luật về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mỹ thuật

b) Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc:

Cơ sở mỹ thuật trong thiết kế đồ họa

Kỹ thuật và khuynh hướng phát triển thiết kế đồ họa

Đồ họa chữ

Tranh khắc

Thiết kế logo

Thiết kế catalog, tờ gấp

Thiết kế đồ họa báo, tạp chí

Thiết kế pano – áp phích

Đồ án thiết kế sách và minh họa sách

Đồ án thiết kế lịch tờ, lịch bàn, lịch bloc

Thiết kế kiểu dáng và trang trí mỹ thuật sản phẩm

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Thiết kế đồ họa tổ chức sự kiện

Thiết kế đồ họa truyền thông đa phương tiện/Website

Học phần tự chọn:

Đồ án thiết kế đồ họa thương mại đồng bộ

Đồ án thiết kế đồ họa văn hóa đồng bộ

Thiết kế đồ họa đồng bộ theo đề tài

Autocad

Hội họa

Đồ họa trong thiết kế nội thất

III. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
a) Ngoại ngữ

HA1

HA2

HA3

HA4

Trung 1

Trung 2

Trung 3

Tiếng Nga 1

Tiếng Nga 2

Tiếng Nga 3

b) Tin học

Tin 1

Illustrator

Photoshop

IV. THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
V. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa của thể đảm nhận khá nhiều công việc, đương nhiên bắt đầu ở vị trí khá thấp và học hỏi dần thêm kiến thức và kinh nghiệm trong công việc.

Các công việc ngành Thiết kế đồ họa như sau:

  • Chuyên viên thiết kế giao diện, thiết kế banner, mẫu quảng cáo và tư vấn thiết quảng cáo, truyền thông sự kiện, studio, xưởng phim, tòa sạn, nhà xuất bản, cơ quan truyền hình
  • Tự thành lập công ty về dịch vụ thiết kế, dịch vụ tư vấn thiết kế
  • Giảng dạy tại các trường học, trung tâm đào tạo thiết kế, câu lạc bộ thiết kế

Mức lương ngành Thiết kế đồ họa

Tùy thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc mà mức lương ngành Thiết kế đồ họa sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

  • Mức lương với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm: Từ 3 – 5 triệu đồng/tháng ở vị trí thực tập
  • Với kinh nghiệm từ 6 tháng – 1 năm: Mức lương có thể tăng lên thành từ 7 – 9 triệu/tháng
  • Với mức kinh nghiệm bậc cao trong ngành: Mức lương ngành Thiết kế đồ họa có thể từ 10 – 20 triệu đồng/tháng
  • Với nhiều người nhận dự án ngoài như freelancer công việc nhiều, mức thu nhập sẽ tỷ lệ thuận với công việc: Thu nhập có thể từ 30 – 50 triệu/tháng.

Rate this post

Viết một bình luận