Đàn tranh là một loại nhạc cụ truyền thống của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Vậy đàn tranh có bao nhiêu dây và cấu tạo của loại đàn này ra sao? Hãy tìm hiểu về loại nhạc cụ này trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về đàn tranh có bao nhiêu dây?
Đàn tranh còn được gọi là đàn thập lục hay đàn có trụ chắn, đây là một loại nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn thuộc họ dây, chi gảy; ngoài ra họ đàn tranh có cả chi kéo và chi gõ. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên gọi là đàn Thập lục. Nay đã được tân tiến thành 21 – 25, 26 dây (cổ tranh của Trung Quốc).
Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn tranh là những quãng tám rải hoặc chập và ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây và gảy dây, ngoài ra có cả dạng dùng vĩ kéo hay dùng que gõ. Loại nhạc khí thường dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát và được chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như các dàn nhạc dân ca.
Khi du nhập vào Việt Nam thì đàn thập lục được gọi là đàn tranh và được dùng nhiều vào các loại âm nhạc dân gian của dân tộc. Đàn tranh thường được sử dụng trong các dàn nhạc tài tử, cải lương, chèo, nhã nhạc, dân tộc tổng hợp…
Tìm hiểu về đàn tranh có bao nhiêu dây?
2. Âm sắc của dây đàn Tranh
Âm thanh của đàn tranh thường rất trong trẻo, tươi sáng nên sẽ thể hiện tốt những điệu nhạc vui tươi, nhưng đôi lúc cũng thể hiện nét u buồn và hùng tráng. Chính vì dây đàn được cấu tạo từ kim loại mỏng, tơ tằm, nylon hoặc polyeste… thì tiếng của đàn tranh không thích hợp với tính khỏe mạnh, trầm hùng.
Bên cạnh đó, tầm âm của đàn tranh rộng 3 quãng 8 tức từ Sol 1 lên Sol 3 hoặc từ Đô 1 lên Đô 3, và điều này còn phụ thuộc vào cách lên dây đàn. Theo đó, đàn tranh được sử dụng và dùng nhiều để độc tấu, hòa tấu, đệm cho người hát. Đây là loại nhạc cụ chơi trong nhiều loại âm nhạc như dàn nhạc dân ca.
3. Các loại đàn tranh phổ biến nhất
– Các loại đàn tranh Việt Nam:
+ Loại 16 dây: có chiều dài 110 tới 120cm
+ Loại đàn tranh 17 dây
+ Loại đàn tranh 19 dây
+ Loại đàn tranh 21 dây
+ Loại 22 dây
– Các loại đàn tranh Trung Quốc:
+ Loại 21 dây: có chiều dài khoảng 1m63
+ Loại 23 dây
+ Loại 25 dây
4. Cấu tạo của đàn tranh
Thùng đàn
Đàn tranh có hình hộp dài, phần thùng đàn/thân đàn dài khoảng 100cm với một đầu lớn và một đầu nhỏ dần. Phần thân đàn này thường được làm bằng gỗ mun, gỗ trắc. Đầu lớn có chiều ngang từ 17cm đến 20cm và đầu nhỏ có chiều ngang từ 12cm đến 15cm. Chính cấu tạo này cùng với cách tạo hình chi tiết khác tạo nên sự thanh thoát cho đàn tranh.
Mặt đàn
Đây là mặt gỗ cong vòm lên và không liền một khối với thân đàn, dày khoảng 5mm. Mặt đàn tranh thường được làm bằng gỗ cây ngô đồng hoặc gỗ thông. Có quan niệm cho rằng, mặt đàn vòm cong lên là biểu trưng cho bầu trời.
Đáy đàn
Đáy đàn là một mặt phẳng để dễ dàng đặt trên đùi khi ngồi xổm hoặc để trên mặt phẳng khác khi ngồi ghế, đồng thời tạo sự ổn định khi chơi đàn. Đáy đàn tranh thường sẽ được khoét 3 lỗ. Trong đó, một lỗ ở đầu to của đàn để thoát âm và mắc dây đàn. Ở đầu nhỏ có một lỗ nhỏ để treo đàn lên khi không sử dụng và 1 lỗ giữa hình chữ nhật ở đáy đàn để tiện việc di chuyển.
Tìm hiểu về đàn tranh có bao nhiêu dây?
➤ Xem thêm: Những mặt lợi và hại nghe nhạc khi ngủ
Cầu đàn
Ở đầu to của hộp đàn sẽ thấy một miếng gỗ nhô cao lên, cong ôm sát theo độ vòm của mặt đàn. Phần này được gọi là cầu đàn. Cầu đàn được đục 16 lỗ nhỏ thẳng hàng để luồn dây đàn qua và giúp cố định dây đàn không bị xô lệch quá nhiều khi được khẩy.
Ngựa đàn
Khi quan sát sẽ thấy trên mặt đàn có 32 vật thể nhọn hình chữ A. Đó chính là ngựa đàn hay còn gọi là nhạn đàn vì hình dáng như đôi cánh ngạn. 32 ngựa đàn này dùng để gác dây và có thể di chuyển dọc theo mặt đàn để căng chỉnh cao độ của mỗi dây đàn ngay cả trong lúc đàn một cách dễ dàng. Ngựa đàn thường làm bằng gỗ, nhựa hoặc xương, ngà…
Dây đàn
Dây đàn ngày xưa được tra là loại dây làm bằng tơ. Tra là tiếng gọi xưa của hành động luồn dây, mắc dây vào thân đàn. Ngày nay, đa số dây đàn tranh được làm bằng kim loại như đồng, sắt, inox
Trục đàn
Ở phía đầu nhỏ của đàn tranh có 1 trục đàn dùng để căng dây hoặc làm trùng dây/thả dây để tạo các âm sắc khác nhau. Kết hợp cùng sự di chuyển của ngựa đàn/nhạn đàn tạo nên khả năng thiên biến vạn hóa cho đàn tranh.
Móng gảy đàn
Tuy không phải là một bộ phận nằm trong cấu tạo của đàn tranh nhưng nếu thiếu những móng gảy này thì người chơi khó có được sự uyển chuyển trong việc tạo ra âm thanh và cũng sẽ rất dễ tổn thương ngón tay vì dây đàn rất mỏng, mỏng như cước mà lại được căng cứng. Móng gảy đàn được đeo ở các ngón tay 1, 2 và 3 bàn tay.
Khi biểu diễn, nghệ nhân đeo 3 móng gảy vào 3 ngón cái, trỏ, giữa của tay phải để gẩy. Móng gẩy làm bằng chất liệu như kim loại, đồi mồi hoặc sừng.
5. Cách bảo quản dây đàn tranh
Đàn tranh Trung Quốc đã vượt qua thời gian lịch sử và tạo nên một biểu tượng vàng về đạo cụ dân tộc, thể hiện nét văn hoá đặc trưng của người Trung Hoa. Tuy nhiên, bất kì một đạo cụ nào cũng đều kết cấu bằng dây thép, nilon gì thì sau một thời gian sử dụng đều bị mai một, rỉ sét, hư hỏng hoặc dính bụi bẩn…
Do đó, bạn cần bảo quản và làm sạch dây đàn bằng cách lấy một tấm giấy mềm hoặc vải lau kính cận gấp đôi hoặc gấp 4 tùy bề ngang tiếp xúc với dây đàn để vừa khít khoảng cách của các dây đàn. Chà nhẹ nhàng dọc theo dây đàn.
Trên đây là một số thông tin về đàn tranh, qua đó sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc đàn tranh có bao nhiêu dây và hiểu được cấu tạo của loại đàn này.
Tổng hợp