Tìm hiều về điện trở, các loại điện trở và cách đọc giá trị | | LINH KIỆN ĐIỆN TỬ, MẠCH ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG, MODULE CẢM BIẾN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN THÔNG MINH

1. Khái niệm về điện trở.

Điện trở là gì ? Ta hiểu một cách đơn giản – Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

Điện trở của dây dẫn :

Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau:

R = ρ.L / S

Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu

L là chiều dài dây dẫn

S là tiết diện dây dẫn

R là điện trở đơn vị là Ohm

2. Điện trở trong thiết bị điện tử.

a) Hình dáng và ký hiệu: Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau:

Hinh: Các dạng điện trở trong mạch điện

 

Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý:

b) Đơn vị của điện trở
Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
1KΩ = 1000 Ω
1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω

c) Cách ghi trị số của điện trở
 Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy ước chung của thế giới.( xem hình ở trên )
Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ. Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp.

3. Cách đọc trị số điện trở .

Quy ước mầu Quốc tế. 

Mầu sắc Giá trị Mầu sắc Giá trị

Đen – 0

Nâu – 1

Đỏ – 2

Cam – 3

Vàng – 4

Xanh lá – 5

Xanh lơ – 6

Tím – 7

Xám – 8

Trắng – 9

Nhũ vàng -1

Nhũ bạc – 2

Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng mầu.

* Cách đọc trị số điện trở 4 vòng mầu:

* Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( điện trở chính xác )

   Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.
Đối diện vòng cuối là vòng số 1
   Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4)
Có thể tính vòng số 4 là số con số không “0” thêm vào
Hiện này các nhà sản xuất cho ra nhiều loại điện trở theo quy địn như : 100 – 300 – 1k – 2k2 – 3k3 – 3k9…. ko phải là mua loại nào là có đâu. các giá trị này là các giá trị chuẩn.

   Các điện trở khác nhau ở vòng mầu thứ 3. Khi các điện trở khác nhau ở vòng mầu thứ 3, thì ta thấy vòng mầu bội số này thường thay đổi từ mầu nhũ bạc cho đến mầu xanh lá , tương đương với điện trở < 1 Ω đến hàng MΩ.

 

Các điện trở có vòng mầu số 1 và số 2 thay đổi. Ở hình trên là các giá trị điện trở ta thường gặp trong thực tế, khi vòng mầu số 3 thay đổi thì các giá trị điện trở trên tăng giảm 10 lần.

Còn vòng mầu thứ 4 thường là vòng mầu chỉ sai số của điện trở.

Các trị số điện trở thông dụng:
  Ta không thể kiếm được một điện trở có trị số bất kỳ, các nhà sản xuất chỉ đưa ra khoảng 150 loại trị số điện trở thông dụng , bảng dưới đây là mầu sắc và trị số của các điện trở thông dụng. Nên việc nhìn các màu điện trở ta có thể xác định điện trở đó bao nhiêu ôm!
Đây là bảng mã mầu thông dụng

 

 

Rate this post

Viết một bình luận