Tình cảm là gì? Các Đặc điểm của tình cảm?

“Tình cảm” luôn hiện diện xung quanh chúng ta, trong mỗi con người chứa đựng và cảm nhận được những tình cảm đa dạng và phong phú như: tình cảm gia đình, tình cảm anh em, tình cảm bạn bè,… vậy có bao giờ bạn thắc mắc và tự hỏi tình cảm là gì?

Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và giải đáp cho câu hỏi tình cảm là gì? trong bài viết dưới đây.

Tình cảm là gì?

Xúc cảm là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời và không ổn định. Theo đó, Tình cảm được hiểu là những xúc cảm xuất hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định,…

Ngành tâm lý học định nghĩa: “ Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong điều kiện xã hội.”

Như vậy, có thể hiểu tình cảm là những cảm xúc rung động của con người đã được tích lũy hình thành trong một thời gian nhất định đối với sự việc, sự vật, hiện tượng hay đối với người nào đó, nó mang tính ổn định, lâu dài và thường xuyên.

Sau khi tìm hiểu về tình cảm là gì? dưới đây chúng tôi cung cấp thêm một số nội dung liên quan để quý bạn đọc có cái nhìn khái quát và hiểu rõ hơn về “tình cảm”

Các Đặc điểm của tình cảm

Tình cảm có những đặc điểm như sau:

– Tính nhận thức:

Trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức đối tượng tình cảm được nảy sinh. Nói cách khác, ba yếu tố nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là các yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó, nhận thức làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.

– Tính xã hội:

Tình cảm hình thành ở trong môi trường xã hội, nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần.Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người lao động xã hội và trong sự giao tiếp giữa con người với nhau như là một thành viên của một nhóm người, một tập thể hay một cộng đồng.Ví dụ: Tình đồng bào, Tình đồng nghiệp,…

– Tính ổn định:

Tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh, đối với bản thân. Vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lí, là một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người. Ví dụ: tình bạn, tình yêu quê hương đất nước,…

– Tính chân thực:

Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố che giấu bằng những thái độ, hành vi giả che giấu.Ví dụ: tỏ vẻ hài lòng nhưng trong lòng lại vô cùng chán ghét,…

Tính đối cực (còn gọi là tính hai mặt): Tính đối cực của tình cảm được gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu của con người. Tình cảm của con người được phát triển và nó mang tính đối cực. Ví dụ: Yêu – ghét; hạnh phúc – đau buồn; tích cực – tiêu cực…

Tìm hiểu về các loại tình cảm

Có thể phân chia tình cảm thành hai loại là: Tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao

Thứ nhất: Tình cảm cấp thấp

Đó là những tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu của cơ thể(Như nhu cầu sinh học). Tình cảm cấp thấp có ý nghĩa quan trọng đó là báo hiệu về trạng thái sinh lí của cơ thể.

Thứ hai: Tình cảm cấp cao

Tình cảm cấp cao là những tình cảm liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người. Tình cảm cấp cao gồm:Tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hoạt động và tình cảm mang tính chất thế giới quan. Cụ thể:

+ Tình cảm đạo đức: Đây là loại tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu đạo đức của con người. Nó biểu hiện thái độ của con người đối với các yêu cầu về đạo đức, hành vi đạo đức (như tình mẫu tử, tình anh chị em,…).

+ Tình cảm trí tuệ: Là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người.Tình cảm trí tuệ biểu hiện ở sự ham học hỏi hiểu biết, sự nhạy cảm với cái mới…

+ Tình cảm thẩm mỹ: Là những tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp. Biểu hiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực xung quanh và ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá cái đẹp và thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân.

+ Tình cảm hoạt động: Là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nào đó, nó liên quan đến sự thỏa mãn hay không thoả mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó.

+ Tình cảm mang tính chất thế giới quan: Đây là mức độ cao nhất của tình cảm con người. Ở mức độ này, tình cảm có đặc điểm rất bền vững và ổn định, có tính khái quát, tính tự giác và tính ý thức cao, trở thành nguyên tắc trong thái độ và hành vi của cá nhân (Ví dụ: tinh thần yêu nước, tinh thần tương thân tương ái…).

Vai trò của tình cảm

Tình cảm có vai trò quan trọng và to lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Tình cảm giúp thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn và trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Thái độ của con người đối với công việc góp phần không nhỏ vào sự thành công của công việc.

Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi đối với kết quả của nhận thức. Ngược lại, nhận thức định hướng, điều khiển và điều chỉnh tình cảm đi đúng hướng. Tình cảm và nhận thức là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.

Tình cảm chiếm vị trí quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người. Tình cảm nảy sinh, biểu hiện và thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động.

Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lí của nhân cách con người. Tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng nhân cách: nhu cầu, lí tưởng,hứng thú, thế giới quan, niềm tin; là điều kiện và động lực để hình thành năng lực; tình cảm là mặt nhân lõi của tính cách; là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất con người.

Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Tình cảm là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Rate this post

Viết một bình luận