Tình thái từ là gì? Ví dụ về tình thái từ trong ngữ văn lớp 8 – Thiết bị vệ sinh công nghiệp Palada

Một trong những loại từ vựng làm cho tiếng Việt trở nên phong phú hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác trên thế giới chính là tình thái từ. Hôm nay các bạn và các em học sinh hãy cùng Palada.vn đi tìm hiểu về tình thái từ là gì, tình thái từ lớp 8 có những cách sử dụng nào nhé.

Tình thái từ là gì?

Với khái niệm tình thái từ trong tiếng Việt, có thể hiểu từ tình là tình cảm, còn thái là thái độ. Tình thái từ là những từ được thêm vào trong câu để tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán và để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói, người viết. Tình thái từ thường sẽ đứng ở cuối câu.

Tình thái từ có thể được phân thành hai loại:

– Tình thái từ để tạo nên câu nghi vấn (ví dụ: à, chứ, ư, hử, chăng…), câu cầu khiến (nào, với…), câu cảm thán (sao, thay…).

– Tình thái từ cảm thán nhằm biểu thị tình cảm và thái độ của người nói (ạ, cơ, nhé, mà, vậy…).

Lưu ý: Sự phân loại tình thái từ trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Với sự phong phú của ngôn ngữ thì một số tình thái từ thuộc loại 1 (là phương tiện để tạo nên câu theo mục đích nói/viết) vẫn có khả năng biểu thị tình cảm và thái độ của người nói.

Để xem xét vai trò của các tình thái từ, ta thử thêm tình thái từ vào một câu trần thuật có sẵn, sẽ thu được các kết quả khá thú vị.

Câu trần thuật: Anh về.

+ Anh về à? Anh về ư? Anh về hả?: Để tạo câu nghi vấn.

+ Anh về đi! Anh về với!: Để tạo câu cầu khiến.

+ Thêm tình thái từ từ vào cuối câu:

– Anh về nhé!: Thể hiện một sự trìu mến, thân mật.

– Anh về cơ!: Thể hiện sự nũng nịu.

– Anh về vậy!: Thể hiện sự miễn cưỡng.

– Anh về đây!: Thể hiện sự nhấn mạnh.

– Anh không về đâu!: Thể hiện sự dứt khoát.

Cách dùng tình thái từ

Chúng ta phải lưu ý sử dụng tình thái từ phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể thì việc giao tiếp mới đạt được hiệu quả cao. Cụ thể như sau:

– Khi muốn thể hiện một sự kính trọng, lễ phép thì ta nên dùng từ “ạ”. Ví dụ: Con chào ông ạ.

– Khi muốn thể hiện đây là mối quan hệ ngang hàng, thân mật nên dùng các từ “nhé, à”. Ví dụ như: Tối nay em đi xem phim với anh nhé.

– Khi bày tỏ một ý khác so với ý của người vừa nói, ta nên dùng từ “ kia ”. Ví dụ: Bạn Minh thích nghe nhạc Đen Vâu kia.

– Khi bày tỏ một sự miễn cưỡng, có phần gượng ép thta nên sử dụng từ “ vậy”. Ví dụ: Thôi thì chúng mình đành chia tay vậy.

– Khi bày tỏ sự quan tâm, muốn giải thích thì ta nên dùng từ “mà”. Ví dụ: Anh đi chơi với cô ấy nhưng anh vẫn yêu em nhất mà.

Bài luyện tập về tình thái từ lớp 8

Những bài sau được lấy từ Sách bài tập môn Ngữ Văn 8, Tập 1

  1. Bài 1, trang 81 và 82.

  2. Bài 2, trang 82 và 83.

  3. Bài 3, trang 83.

  4. Bài 4, trang 83.

  5. Bài 5, trang 83.

  6. Cho biết nghĩa của các tình thái từ rồi dùng tình thái từ có nghĩa như vậy điền vào chỗ trống trong câu.

  7. Tình thái từ biểu hiện sự lễ phép.

– Cụ gọi con đến có việc gì /…/ ?

  1. Tình thái từ biểu thị sự thân mật đối với người đối thoại.

– Em ở nhà anh đi /…/ !

  1. Tình thái từ biểu thị một thái độ nghiêm nghị hoặc gắt gỏng khi hỏi.

– Nói mãi mà em vẫn thế/…./?

  1. Tình thái từ biểu thị một thái độ miễn cưỡng.

– Con đã nói thế thì bố mẹ phải theo ý của con /…/.

  1. Tình thái từ biểu thị việc nhấn mạnh ý kiến riêng của mình trái với ý kiến của người đối thoại.

– Con không đi đâu, u cho con ở nhà với u /…/.

Gợi ý làm bài

  1. Trong bài tập này chúng ta có các cặp từ đồng âm nhưng khác nghĩa, khác từ loại. Ví dụ : nào ở câu (a) sẽ là đại từ, còn nào ở câu (b) sẽ là tình thái từ.

  2. Có thể dùng cách so sánh câu có tình thái từ và câu không có tình thái từ để biết ý nghĩa của tình thái từ. Ví dụ :

– Bác trai đã khá hơn rồi chứ?

– Bác trai đã khá hơn rồi.

  1. Hãy tìm hiểu kĩ ý nghĩa của các tình thái từ này trước khi đặt câu. Các em có thể tra từ điển để hiểu hơn về nghĩa và cách dùng các từ này.

  2. Khi tạo một câu nghi vấn, phải dựa theo mối quan hệ trong giao tiếp với người nghe để lựa chọn những tình thái từ thích hợp.

– Với thầy giáo thì khi hỏi, học sinh cần dùng tình thái từ biểu hiện thái độ kính trọng.

Ví dụ: Thưa thầy, thầy có khỏe không ạ?

– Với bạn bè, có thể dùng tình thái từ biểu thị sự thân mật.

Ví dụ : Mày đọc xong cuốn tiểu thuyết này rồi đấy à?

– Với bố mẹ, chúng ta cần dùng tình thái từ thể hiện sự kính trọng nhưng vẫn gần gũi.

Ví dụ: Có chuyện gì thế hả bố?

  1. Chú ý những yêu cầu về nghĩa của tình thái từ, liên hệ với nghĩa của cả câu rồi đặt trong hoàn cảnh giao tiếp để tìm được tình thái từ thích hợp.

Bài viết vừa rồi của Palada.vn đã cùng các bạn tìm hiểu về tình thái từ là gì và cách sử dụng loại từ này sao cho dễ hiểu nhất. Chúc các em học tốt môn ngữ văn và nhớ đón đọc những bài viết thú vị của chúng mình nhé.

Rate this post

Viết một bình luận