TÌM HIỂU CHUNG
[edit]
Tác giả
Hồ Chí Minh (1890-1969)
Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh:
-
Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là người con thứ ba trong gia đình. Trước đó là chị cả Nguyễn Thị Thanh, anh trai Nguyễn Sinh Khiêm. Cha là nhà nho từng đỗ phó bảng tên là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
-
Quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
-
Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách Mạng Việt Nam
-
Là người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
-
Là nhà thơ, nhà văn, nhà báo với nhiều tác phẩm được viết bằng nhiều thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp…
-
Là danh nhân văn hóa thế giới
Tác phẩm
Xuất xứ
-
Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).
-
Tên bài do người soạn sách đặt.
Thể loại
Nghị luận chính trị – xã hội
Vấn đề nghị luận
-
Luận đề: Lòng yêu nước của nhân dân ta.
-
Luận điểm chính: Nhân dân ta có một truyền thống yêu nước nồng nàn.
-
Câu chốt: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Bố cục
Bài văn có bố cục 3 phần:
-
Phần 1 (từ đầu đến
“lũ bán nước và lũ cướp nước”
): Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta
-
Phần 2 (tiếp theo đến
“lòng nồng nàn yêu nước”
): Những biểu hiện về lòng yêu nước của nhân dân ta
-
Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của chúng ta
1. Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta
-
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
– Nồng nàn: Trạng thái tình cảm sôi nổi, mãnh liệt của tâm hồn.
– Nồng nàn yêu nước: Tình yêu nước ở độ mãnh liệt, sôi nổi, chân thành.
-
Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta
– Bởi vì tình cảm đó đã được thử thách qua trường kì lịch sử, qua nhiều thế hệ; được kết tinh thành những giá trị bền vững và trở thành tài sản chung của dân tộc.
-
Lòng yêu nước của dân tộc ta được bộc lộ mạnh mẽ nhất qua đấu tranh chống ngoại xâm
– Vì lịch sử dân tộc ta, có thể nói, là lịch sử yêu nước và chống ngoại xâm.
– Lòng yêu nước được thể hiện ở nhiều phương diện nhưng vài văn được viết khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phát huy cao độ tinh thần yêu nước của toàn dân nên Bác chỉ nhấn mạnh lòng yêu nước ở phạm vi này. Đây là một luận điểm đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, làm tăng sức thuyết phục của bài văn.
-
Nghệ thuật
– So sánh độc đáo, ấn tượng: “lòng yêu nước” như “những làn sóng mạnh mẽ, to lớn lướt qua…, nhấn chìm”; đã biểu đạt thành công sức mạnh đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
– Các động từ chọn lọc như kết thành, lướt qua, nhấn chìm gợi tả sức mạnh, tạo âm hưởng mạnh mẽ cho câu văn.
=> Diễn đạt hàm súc; dẫn chứng cụ thể; so sánh ấn tượng; hình ảnh sinh động, từ ngữ tinh lọc, điêu luyện.
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước của dân ta
-
Lòng yêu nước trong lịch sử các thời đại: được thể hiện nổi bật qua những cuộc kháng chiến vĩ đại với những thời đại lịch sử hào hùng, những chiến công hiển hách và gắn với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…
=> Những dẫn chứng chính xác, tiêu biểu được sắp xếp theo trình tự thời gian lịch sử đã chứng minh thuyết phục tinh thần yêu nước của dân tộc ta trong quá khứ.
-
Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp
– Tinh thần yêu nước được kế thừa và phát huy để xứng đáng với tổ tiên
+ Từ các cụ già đến nhi đồng trẻ thơ; từ kiều bào đến đồng bào ở vùng tạm chiếm; từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi.
+ Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói để bám giặc đến công chức hậu phương nhịn ăn ủng hộ bộ đội.
+ Từ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân và chính mình xung phong vận tải đến các bà mẹ săn sóc bộ đội như con đẻ.
+ Từ mọi người dân thi đua tăng gia sản xuất đến điền chủ quyên ruộng
=> Tất cả đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
– Nghệ thuật
Cách diễn giải rõ ràng, chặt chẽ theo kết cấu liệt kê trùng điệp: “từ… đến…”; dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, toàn diện; các sự việc và con người trong câu liên quan với nhau qua nhiều mối quan hệ: tuổi tác, hoạt động, nghề nghiệp, giai cấp,… Tất cả giúp tác giả khẳng định và chứng minh hùng hồn tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong lịch sử và trong hiện tại.
3. Nhiệm vụ của chúng ta
– Trưng bày: có thể nhìn thấy
– Giấu kín: khó nhìn thấy
– Nghệ thuật so sánh độc đáo: ví lòng yêu nước – một thứ trừu tượng với “các thứ của quý” là cái cụ thể nhằm giúp người đọc có thể hình dùng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: biểu lộ rõ ràng và đầy đủ; ấn giấu tiềm tàng và kín đáo.
– Động viên khích lệ để lòng yêu nước tiềm ẩn ở mọi người được cụ thể hóa thành hành động thực tế: những công việc yêu nước và kháng chiến.
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
[edit]
-
Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.
-
Hệ thống luận điểm, luận cứ đúng đắn, tiêu biểu, toàn diện. Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
-
Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
-
Sử dụng biện pháp liệt kê trong việc nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước.
-
Tác giả khẳng định, ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc ta bằng một giọng văn lúc hùng hồn, đanh thép; khi thiết tha, giàu cảm xúc.