‘Tôi rất mệt. Tôi buồn lắm, có ai giúp tôi không?’

Tôi rất mệt. Tôi buồn lắm, có ai giúp tôi không? - Ảnh 1.

Dạo đường hoa xuân Bệnh viện Chợ Rẫy để vơi bớt nỗi buồn bệnh tật – Ảnh: DUYÊN PHAN

“Tâm hồn mình như một ổ đĩa máy tính, nếu lưu quá nhiều file rác, nặng thì nó sẽ chạy chậm. Chúng ta phải delete bớt, chọn lọc, sắp xếp thường xuyên.

M. chia sẻ kinh nghiệm về việc thực tập thiền, yoga để bước qua những nỗi phiền muộn

Bạn bè vào bày tỏ lo lắng, một vài người khuyên cố gắng vượt qua, nhưng làm cách nào để vượt qua thì ít người chỉ. 

Khi “yếu lòng”, hãy làm mới chính mình

“Yếu lòng” là từ mang hơi hướng văn chương của việc bị stress vì những áp lực cuộc sống mà bất kỳ ai cũng có “cơ hội” trải qua. Có những người dù mạnh mẽ cũng sẽ có lúc bị những phiền não từ công việc, cuộc sống đeo bám, hạ gục, đặc biệt trong mùa COVID-19 đầy căng thẳng. 

Tìm hiểu về câu chuyện này, M. – một bạn trẻ năng động vẫn thường tìm cách vượt qua khó khăn thành công nhờ năng lượng tích cực mà bạn kiến tạo mỗi ngày – cho biết cũng giống như cơ thể, tinh thần có lúc sẽ chông chênh.

M. kể, đó là lúc bạn đối diện với nhiều khó khăn cùng lúc, rồi ngay thời điểm đó bạn gái chia tay nên bạn đã đổ gục. 

“Tôi cảm thấy mọi thứ không tốt cứ đến với mình liên tục và không gượng dậy nổi. Dù tôi đã cố nhưng cũng không thể nào không thấy mệt mỏi, cứ thế thời gian đó tôi bị vắt cạn năng lượng”.

Từng nghĩ tới việc tự tử, Tr. cho biết stress là “bóng ma” ám mình rất kinh khủng. Mỗi ngày đi làm ở công ty không sao, tối về nỗi lo lắng thất nghiệp, giảm lương, những nhu cầu cuộc sống và khó khăn sắp tới khiến Tr. không thể ngủ được. “Tôi như bị rơi vào thế bế tắc và cảm giác như có rất nhiều tảng đá đè nặng trong lòng. Trải nghiệm này khiến tôi rất sợ hãi”.

Cuối cùng, Tr. đã vượt qua tình trạng đó bằng cách xin nghỉ việc 10 ngày để “sắp xếp lại mọi thứ”. Mình không thể làm tốt mọi việc, sống tốt nếu cơ thể mình mỏi mệt mỗi đêm, tinh thần mình cạn kiệt niềm vui – một người bạn chia sẻ với Tr.. 

Chính cô cũng nhận ra điều ấy nhưng do nghĩ mình sẽ cố gắng để vượt qua nên Tr. trì hoãn việc làm mới lại chính mình.

Theo Tr., việc mình bị giảm thu nhập, cuộc sống có khó khăn hơn nhưng không phải là đường cùng vì “nhiều người khó hơn mình tại sao họ vẫn vui vẻ”. Vấn đề đã được tháo gỡ dần khi cô có thời gian để tĩnh lặng và nhìn sâu hơn. 

Thay vì lao theo công việc, Tr. sắp xếp lại cuộc sống, dành thời gian tìm về thiên nhiên nhiều hơn, lắng nghe chính bản thân để hiểu mình, những lo lắng nào cần thiết và có thể xử lý thì xử lý ngay, còn lại những lo lắng vô lý sẽ được dẹp bỏ.

Hành xử thông thái

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Bảo Ân chia sẻ, trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, hầu như tất cả chúng ta đều bị xáo trộn trong đời sống và công việc. Áp lực công việc hay bị mất việc, sợ hãi, lo âu, việc học hành và sinh hoạt của con cái, sự mất mát có thể chi phối và khiến chúng ta trở nên quá tải.

“Tất cả những gì đang diễn ra buộc chúng ta phải thay đổi để thích nghi với thực tế cũng như có được những quyết định và hành xử thông thái”, thạc sĩ Nguyễn Bảo Ân nói.

Đề xuất cách để vượt qua stress, cải thiện sức khỏe tinh thần, anh Ân cho rằng đó chính là thực tập chánh niệm (thiền).

“Chánh niệm (mindfulness) đã xuất hiện cách đây hơn 25 thế kỷ, được các nhà khoa học hiện đại tiếp cận và nghiên cứu. Kết quả cho thấy việc thực hành chánh niệm đem đến nhiều lợi ích trên nhiều lĩnh vực như trong tâm lý học lâm sàng, tâm lý học sức khỏe, tâm lý học nhận thức, giáo dục tiểu học, trung học, đại học, kinh doanh và nghệ thuật lãnh đạo”, thạc sĩ Ân cho biết.

Riêng về sức khỏe, theo thạc sĩ Nguyễn Bảo Ân, nghiên cứu cho thấy việc thực hành chánh niệm góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh, rối loạn cả về thể lý lẫn tâm lý như hội chứng ruột kích thích, vẩy nến, đau mãn tính, cao huyết áp, lo âu, trầm cảm, stress sau sang chấn và nghiện. 

Bên cạnh đó, thực hành chánh niệm còn thúc đẩy phát triển mạnh sự tập trung, trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề, ra quyết định và điều chỉnh cảm xúc.

Ngoài ra, kết quả trên sự gia tăng độ nhanh nhạy và linh hoạt của chú ý cũng được ghi nhận ở những người thực hành chánh niệm đều đặn. 

Khả năng này cho phép chúng ta dễ dàng nhận diện những điều dễ thương khác đang hiện diện trong cuộc sống mà không chỉ chú tâm quá mức về những khó khăn, cho phép chúng ta vẫn trải nghiệm được sự vui vẻ và hạnh phúc dù vẫn trong thời gian khó khăn như dịch bệnh hiện tại.

“Có thể nói, sở hữu một sức khỏe cả về thể chất và tinh thần là điều vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. 

Và sự minh triết cổ xưa như việc thực hành chánh niệm là một trong những cách đơn giản nhất giúp chúng ta đủ cân bằng và vững chãi để vượt qua giai đoạn khó khăn của cuộc sống”, anh Nguyễn Bảo Ân bày tỏ.

Dạy học sinh vượt qua khủng hoảng từ mạng xã hội Dạy học sinh vượt qua khủng hoảng từ mạng xã hội

TTO – Chuyên gia tâm lý cho rằng, gia đình, nhà trường cần giáo dục học sinh vượt qua biến cố tinh thần và những rắc rối từ mạng xã hội sau sự việc nữ sinh ở Nghệ An tự tử.

Rate this post

Viết một bình luận