Tôn giáo ở Ấn Độ là tôn giáo gì?

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, có một vị trí địa lý đặc biêt, lưng dựa vào dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương, nổi tiếng với 2 con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà. Ấn Độ cũng là quốc gia có các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới.

Để tìm hiểu về tôn giáo tại quốc gia này, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Tôn giáo ở Ấn Độ là tôn giáo gì?

Khái quát về văn hóa tôn giáo ở Ấn Độ

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc: Tôn giáo ở Ấn Độ là tôn giáo gì? chúng tôi chia sẻ một số nét khái quát về văn hóa tôn giáo ở Ấn Độ.

Ấn Độ là quốc gia có sự đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng với các tôn giáo chính như Ấn Độ giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Kito giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo, Hỏa giáo, Do Thái giáo.

Theo điều tra dân số năm 2011, 79,8% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu, Hồi giáo (14,2%), Kitô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,7%), Phật giáo (0,7%) và đạo Jain (0,4%) là các tôn giáo lớn khác tại Ấn Độ.

Mặc dù, mỗi người dân thuộc các tôn giáo khác nhau, nhưng họ luôn sống hòa thuận và đều hướng đến mục đích chung là mang mọi người đến gần nhau hơn.

Các tôn giáo điển hình ở Ấn Độ

1. Ấn Độ giáo (Hindu giáo)

Ấn Độ Giáo hay còn gọi là Hindu giáo là một tôn giáo được thực hành rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Đông Nam Á. Ấn Độ giáo được coi là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới.

Theo các học giả, Ấn Độ giáo là sự hợp nhất của các nền văn hóa Ấn Độ khác nhau, với nguồn gốc đa dạng. Quá trình “Tổng hợp Ấn Độ giáo” này bắt đầu phát triển từ 500 TCN đến 300 sau CN, sau khi kết thúc thời kỳ Vệ đà (1500 đến 500 TCN), và phát triển mạnh trong thời Trung cổ, với sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ.

Các kinh sách ấn độ giáo được phân chia thành 2 loại đó là kinh sách ruti (nghe) và Smrti (nhớ). Các kinh sách của Ấn Độ giáo thảo luận về thần học, triết học, thần thoại, Vệ Đà yajna, Yoga, nghi lễ agama, cách xây dựng đền thờ và các chủ đề khác.

2. Hồi giáo

Hồi giáo hay còn được gọi với tên gọi khác là đạo Hồi hay đạo Islam là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa và Muhammad là sứ giả của Thượng đế.

Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai tại Ấn Độ và thế giới và họ thường được gọi là người Hồi giáo.

Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa là lòng thương xót, toàn năng và độc nhất, và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các sứ giả, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên.

Tương tự các tôn giáo khác, giáo lý của Đạo Hồi được lưu giữ và truyền bá thông qua kinh thánh. Kinh thành chính của đạo Hồi là thiên kinh Qur’an, gồm 114 chương, 6236 tiết. Với những tín đồ Hồi giáo, đây là một vật linh thiêng, là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.

3. Kitô giáo

Kitô giáo hay còn được gọi là Cơ Đốc giáo là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraha, đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân ước.

Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của “cây biết điều thiện điều ác” (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.

Kitô giáo có 3 nhánh chính là Công giáo, Chính thống giáo và Kháng Cách.

4. Đạo Sikh

Guru Nanak đã sáng lập ra đạo Sikh vào đầu thế kỷ 16 tại bang Punjab thuộc miền Bắc Ấn Độ cùng chung sống hòa bình với các tôn giáo khác đã có ở Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Jaina giáo (Kỳ Na giáo), Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo. Đạo Sikh được xem như một tôn giáo cải cách, ra đời trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng, giáo luật, lễ nghi của các tôn giáo đã có ở Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo.

Đạo Sikh không có các giáo chức nhưng trong các đền thờ thường có những người có khả năng đọc dược Sách kinh, được gọi là Granthi, đứng ra trông coi việc đạo.

Sách kinh cơ bản của đạo Sikh là Adi Granth, thường được gọi là Guru Granth Sahib. Điều cốt lõi nhất của đạo Sikh là trạng thái tôn giáo tại tâm của các cá nhân. Tín đồ đạo Sikh tránh các hành vi mê tín, không hành hương, không thờ tượng, ít xây điện thờ và thực hành các nghi lễ “mù quáng”. Họ cho tằng cá nhân cần rèn luyện và vượt lên những vất vả khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

5. Phật giáo

Phật giáo là cái nôi đầu tiên của Phật giáo, các trung tâm Phật giáo đã ra đời ngay từ thời Bổn sư Thích Ca Mâu Ni truyền đạo và phát triển mạnh vào thời vua Asoka.

Tuy nhiên, Phật giáo cũng đã đứng trước sự suy tàn tại Ấn Độ. Sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ đã có thể bắt đầu từ thế kỷ 7, đến cuối thể kỷ 12 chính thức biến mất hoàn toàn. Mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 20 thì phong trào chấn hưng Phật giáo, đạo Phật tại Ấn Độ mới chính thức bắt đầu trở lại.

Ở Ấn Độ, có nhiều di tích ghi lại dấu ấn của Phật Giáo như:

– Bồ đề đạo tràng, là nơi mà Thích Ca đã ngồi thiền và thành đạo.

– Sarath, còn gọi là Mrigadava, là nơi mà Phật giáo bắt đầu thuyết giảng giáo lý cho 5 anh em Kiều Trần Như.

– Kusinagara, là nơi mà Phật nhập niết bàn.

– Trung tâm Phật giáo Nalanda, là trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới.

Qua bài viết Tôn giáo ở Ấn Độ là tôn giáo gì, chúng ta thấy được sự đa dạng, phong phú về văn hóa tôn giáo. Ấn Độ cũng là nơi khởi nguồn của nhiều tôn giáo trên thế giới như Ấn Độ giáo, Phật giáo,… Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Rate this post

Viết một bình luận